Wednesday, March 13, 2013

Tầu Ngầm Của Nhật


Tầu Ngầm Của Nhật

NHẬT ĐÓNG TÀU NGẦM RẤT NHANH
Ngày 08/03 “Thời báo Hoàn Cầu” Trung cộng đã đang tải một nguồn tin “khiến nhiều người kinh ngạc” về tốc độ nhanh của Nhật trong lĩnh vực đóng tàu ngầm tối tân kiểu AIP.
Ngày 06/03 vừa qua, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản đã tiếp nhận tàu ngầm mang số hiệu 505 lớp “Soryu” từ nhà máy đóng tàu Kobe, trực thuộc công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries).
Trong buổi lễ, đã lễ trao quân kỳ cho chiếc tàu ngầm thứ 5 lớp “Soryu” này, nó cũng là chiếc tàu ngầm kiểu AIP thứ 5 mà Nhật Bản tự đóng (mang số hiệu từ 501 – 505).
11102001.jpg
Ngày 29/01 vừa qua, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013, trong kế hoạch phát triển vũ khí trang bị Nhật năm 2013 có một hạng mục rất quan trọng là đầu tư 53,1 tỷ yên, để đóng mới 1 tàu ngầm lớp “Soryu” có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên căn bản tàu ngầm lớp “Oyashio”.
Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định: “Hải quân Nhật đã đặt mua 10 chiếc và dự trù đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một mức độ mới”. Nhật giữ rất kín thông tin về số lượng các nhà máy tham gia vào hạng mục tàu ngầm này và cũng không ai biết thực lực của mỗi nhà máy đến đâu nên kế hoạch này bị coi là không tưởng.
Trên thực tế, đối với tàu ngầm thông thường, từ khi đóng mới rồi chạy thử đến khi bàn giao tàu, tối thiểu cũng là 3-5 năm, nên nhiều người cho là Nhật không thể hoàn thành định mức này đúng theo kế hoạch. Nhưng đến khi, ngay đầu năm 2013 Nhật đã bàn giao đến chiếc thứ 5 thì không ai có thể coi thường công nghệ tàu ngầm của Nhật nữa.
Soryu class submarine
Suryu 501
Loại tàu ngầm này có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn), sử dụng công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải thoát trong khi đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí.
images?q=tbn:ANd9GcQrL04EIZmot6jybFdXo0h-TJv7yZecQLnMobNFbt4605sRnxowUCU_JkiY
Soryu 502
Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên không cần ngói cách âm. Hiện nay, ngoài Mỹ ra chỉ có vài nước như: Nhật, Đức, Pháp, Nga và Thụy Điển mới xữ dụng được kỷ thuật này, các nước Australia và Ấn Độ cũng đang học hỏi hoặc tham gia các chương trình chế tạo liên hợp.
image013.jpg
Soryu 503
Tháng 5/2012 vừa qua, Australia đã đề nghị được tham gia dự án đóng tàu ngầm “Soryu” của Nhật. Được biết, các công nghệ có liên quan đến dự án này được bảo mật rất cao, nhưng có lẽ nó sẽ được thông qua vì nếu đồng ý, Nhật sẽ đạt được 3 mục đích rất lớn.
Một là, giảm bớt chi phí đầu tư cơ bản;
Hai là tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Australia và
Ba là tăng cường khả năng tác chiến ngầm để đối phó với Trung cộng.
Hiện nay Ấn Độ cũng đang lựa chọn nhà cung cấp i thầu mua 6 tàu ngầm : nước ngoài đóng 2 và Ấn Độ tự đóng 4. Cả 4 nhà thầu tham gia dự án này đều phải cung cấp các tàu ngầm AIP, cụ thể là “Scorpene” của hãng DCNS – Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin – Nga, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW – Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia – Tây Ban Nha.
Biển Đông Hải có độ sâu trên dưới 40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua 100m, chỉ có tàu ngầm AIP cỡ nhỏ mới hoạt động được ở vùng nước nông ấy mà ít phải nổi lên để tránh bị phát giác , kế hoạch đóng tàu của Nhật nhanh đến mức không tưởng đã làm Trung cộng rất lo lắng, nếu chậm chân toàn bộ Đông Hải sẽ lãnh địa của tàu ngầm Nhật Bản.
Hiện nay, tất cả các đối thủ lớn của Trung cộng đều đã và sắp có tàu ngầm AIP (Hàn Quốc cũng đã mua tàu ngầm 214 của Đức), trong khi Trung cộng hiện đang nghiên cứu, chế tạo chưa được nên họ rất lo lắng. Thời gian qua họ đã đánh tiếng mua tàu ngầm
subwheels1.jpg
SMX-26 của Pháp nhưng chưa đạt được thỏa thuận và đến cuối tháng 12/2012, Bắc Kinh đã quyết định mua 4 tàu ngầm lớp “Amur” kiểu 1650 của Nga.
TỔNG HỢP

No comments:

Post a Comment