Saturday, March 30, 2013

Cùng khai thác tài nguyên có thể hóa giải tranh chấp Biển Đông?


Cùng khai thác tài nguyên có thể hóa giải tranh chấp Biển Đông?

Tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Trường Sa ở Biển Ðông, ngày 5/1/2013. Theo EIA, Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.
Tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Trường Sa ở Biển Ðông, ngày 5/1/2013. Theo EIA, Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.
CỠ CHỮ 
Ngoại trưởng Australia Bob Carr mới đây đã lên tiếng hối thúc các quốc gia Châu Á hiện có tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và biển Hoa Đông cùng tìm kiếm cách thức nhằm đạt được các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên.

Cũng giống như Hoa Kỳ, Australia hiện duy trì quan điểm trung lập trong các tranh chấp giữa Bắc Kinh và các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.

Nhưng ông Carr nói tại một trung tâm nghiên cứu ở thủ đô Washington rằng 60 tới 70% hàng hóa và thương mại của Australia được vận chuyển qua vùng biển Nam Trung Hoa nên chính quyền Canberra có quyền lợi trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp về lãnh hải.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, ông Carr nói rằng căng thẳng từ các vụ tranh chấp lãnh hải đang gây tổn hại tới khu vực, đồng thời gợi ý rằng các tuyên bố chủ quyền phức tạp nên được gác sang một bên để các bên có thể bàn bạc nhằm mưu tìm các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên.

Trước đây từng có ít nhất 3 thỏa thuận như vậy mà một trong số đó là giữa Thái Lan và Malaysia, đạt được năm 1990, và có thể được coi là một mô hình cho các thỏa thuận về lãnh hải trong tương lai giữa các nước láng giềng Châu Á.

Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.
Ngoại trưởng Australia cũng bày tỏ hy vọng rằng phát triển kinh tế và cải thiện xã hội là các chủ đề xuất hiện nhiều hơn trên báo chí quốc tế.

Ông Carr nói: “Tôi muốn đó là tin tức hay từ khu vực này, chứ không phải các tin tức về căng thẳng, tranh chấp hay chiến đấu giành chủ quyền. Người ta không đầu tư vào khu vực nếu họ nghĩ rằng một ngày nào chiến tranh có thể bùng ra tại khu vực này."

Giới quan sát nhận định, trữ lượng dầu khí tiềm tàng ở Biển Đông là một trong các lý do dẫn tới các tranh chấp ở vùng biển này.

Hồi tháng Hai, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) thông báo trữ lượng dầu khí tiềm năng ở Biển Đông, cho thấy trữ lượng đó vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả Châu Âu.

Theo EIA, Biển Đông có thể chứa trữ lượng lên tới 11 tỷ thùng dầu và ước tính quần đảo Trường Sa có trữ lượng khoảng 800 tới 5,4 tỷ thùng dầu.

Việt Nam và Trung Quốc đều từng lên tiếng yêu cầu cả hai bên không được thăm dò dầu khí một cách đơn phương tại các vùng lãnh hải hiện trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Gần đây Bắc Kinh ngày càng cực lực khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo và các khu vực lãnh hải ở Biển Đông.

Căng thẳng mới nhất bùng lên sau khi chính quyền Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh bắn cháy cabin tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Đáp lại, Trung Quốc nói rằng cáo buộc của Việt Nam là “hoàn toàn bịa đặt”.

Nguồn: Australian FM, CSIS

No comments:

Post a Comment