Tầu có đáng sợ không ?
Ngày 20 tháng 10 vừa qua, cựu Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Quốc Gia Mỹ ( 1987-2006), ông Greenspan nhận định :
Kinh tế Trung Hoa sẽ ngày một chậm lại, mặc dù mức sản xuất cao, nhưng toàn vay mượn kỹ thuật ngoại quốc, thiếu sáng kiến, trong 100 hãng xưởng sáng chế hàng đầu thế giới, theo Reuters, Mỹ chiếm hàng đầu với 40 hãng, Tầu không có hãng nào. Tầu chỉ làm gia công, qua các công trình dự án hợp tác với nước khác. Lý do là Tầu độc đảng, cổ điển, không dám nghĩ ngoài khuôn khổ, không dám sáng tạo ( BBC News phỏng vấn).
Với một nền kinh tế 8.5 trillions USD, mức tăng trưởng trung bình 7.7 %, xuất cảng đang giảm, tiêu dùng nội địa không đủ mạnh để giữ mức quân bình kinh tế ( như Mỹ), lợi tức đầu người Tầu năm 2012 chỉ có 9.300 usd, hàng thứ 124 trên 229 nước, bằng nửa Nga (18.000), thua Thái Lan (10.300), thua Đại Hàn (32.800), chỉ trên Ấn (3.900) và Việt Nam ( .600-hàng thứ 141) (tài liệu CIA Library –the World Factbook- theo WorldBank thì GDP Tầu trung bình 2008-2012 chỉ là 6.188 usd).
Từ ngày Đặng Tiểu Bình canh tân kinh tế Tầu, đã gần 40 năm, Tầu vẫn chưa có một sáng chế danh hiệu quốc tế nào như Samsung, Kia, LG, Huyndai…của Đại Hàn, kinh tế bề ngoài nhìn rất vĩ đại : xa lộ, cao ốc, xây cất cơ sở thể thao (Olympic và Expo Thượng hải 2010), nhưng với dân số 1.3 tỷ, quen thủ công nghiệp, nông nghiệp, gò bó trong nguyên tắc khẩu hiệu, người bắt nạt người, tham nhũng vĩ mô, xã hội Tầu vẫn là chuỗi kéo dài của thời phong kiến, lạc hậu từ cách nghĩ đến cách sống. Tầu nhất thống thiên hạ, ép buộc các sắc dân vào một rọ, chứ không thật sự thống nhất thành một Hợp chúng quốc đồng tiến đồng tôn.
Từ tháng 4- 2002, bà Thatcher, cựu Thủ Tướng Anh, đã nhận định về tương lai thế giới và về Tầu trong tập sách Thuật Trị Nước – Sách lược cho thế giới đang chuyển biến– Statecraft- Strategies for a changing world (do Harpes Collins xb), với một số chương dành cho Á Ðông, đặc biệt là bảng so sánh giữa hệ thống Kinh tế tự do và sản lượng GDP : cột Kinh tế ít tự do nhất ( least free economies) cho thấy Việt Nam đứng hàng 12 với lợi tức 1.850 USD, trong khi ở cột Kinh tế tự do nhất (freest economies), thì Hồng Kông có GDP cao tới 25.257 USD, bảng này cho thấy lợi ích của tự do thị trường đem lại sung túc cho dân chúng trong nước.
Bà Thatcher, chịu ảnh hưởng sách lược Kinh tế tự do của Hayek hơn là của Keynes, trong sách “Cơ chế Tự do” ( The Constitution of Liberty- 1960) Hayek viết về một trật tự xã hội mới “không có quyền lực lớn mạnh từ trung ương xen vào” (without the interventions of omnipotent central authority p. 159- 160), với năm điểm định nghĩa cho tự do dân quyền :
1- Tư hữu (private property)
2- Luật pháp (rule of law)
3- Thái độ tâm lý (attitudes)
4- Văn Hóa (cultures)
5- Thuế khóa
Về phần Tâm lý và Văn hóa, bà Thatcher phân tích khác biệt giữa văn hóa Do Thái Thiên chúa giáo (JudeoChristian) nghiêng về tự do cá nhân, quyền năng sáng tạo và đặc thù của mỗi người (emphasize the creativity of man and the uniqueness of individual) với các khối văn hóa như Á Phi nghiêng về định mệnh (fate) và coi nhẹ ý chí tự do (very limited role for free will…p. 415). Văn hóa Do Thái Thiên Chúa giáo đánh giá cao sự làm việc, con người là nhân chủ của ngoại cảnh sinh sống- man is to be the master of environment- và có nhận thức thời gian như một đường thẳng tiến chứ không tin vào vòng định mệnh với các chu kỳ trở đi trở lại (sense of linear time, not a deterministic belief in cycles and repeating stages…p. 418)
Trung Hoa, theo bà Thatcher, phải còn lâu lắm mới đạt được địa vị đại cường quốc về mọi mặt kinh tế lẫn xã hội và trước sau chế độ Cộng Sản Tầu cũng sẽ thất bại như CS đã suy sụp ở các vùng khác (In due course Communism will fail in China, as it has elsewhere p. 178).Nhật Bản và Ấn Ðộ là hai cường quốc đứng thế quân bình lực lượng với Tầu ở châu Á. Âu Châu, sở dĩ tiến bộ trước tiên là vì , bà Thatcher dựa theo nhận định của J. Stuart Mill, biết chấp nhận đa phương tiến bộ và đa diện phát triển (plurality of paths for its progressive and many sides of development- On Liberty p.138).
NGUY CƠ TRƯỚC MẮT
Hơn 70 năm trước, lý thuyết gia Lý Đông A đã cảnh báo về nguy cơ bành trướng của Tầu. Hiện tại, Tầu dùng kế tằm ăn dâu, từ từ nuốt Việt, lấn biên giới, thuê đất thuê rừng 50 năm, đưa dân công vào đặc khu, lấy vợ Việt, tính kế thực dân 2020-2040-2060, như một số tin rò rỉ từ hội nghị Thành Đô 1990. Chiến sách của Tầu tạo nguy cơ như sau :
1-Mặt biển, mặt biên giới Bắc, mặt Tây cao nguyên Trường sơn ta bị vây. Xưa kia, bị giặc Bắc tấn công, ta còn rừng núi để rút lui bảo toàn lực lượng (thời Trần bỏ Thăng Long rút vào Thanh, Nghệ – Thời Lê, nghĩa sĩ tập hợp vào khu rừng Lam sơn, thời Việt Minh cũng vậy, thời CSVN chống Mỹ cũng dùng sách lược rút vào rừng núi, tránh bom đạn, rồi đánh ra…), nay VN không còn khu an toàn để chống đỡ. Nếu Tầu tấn công, VN sẽ loay hoay trong rọ tỉnh thành, ra biển cũng bị vây chặt.
2-Mặt pháp lý, công hàm 1958 nhượng biển đảo khó xóa. Trong vòng CS quốc tế, Tầu vẫn coi Đảng CSVN, từ 1930, là một chi bộ, môi hở răng lạnh. Ba tướng Tầu ngồi chỉ đạo ở hầm Điện Biên Phủ, gần 200 khẩu đại bác từ Tầu mang sang…CSVN quả thật rất khó rũ nợ.
NHƯỢC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC CỦA TẦU
1-Kinh tế Tầu rất dễ suy xụp, chỉ cần Nhật, Mỹ, Âu Tây… rút các dự án hợp tác, thì nạn thất nghiệp hàng trăm triệu người sẽ đưa Tầu vào khủng hoảng rối loạn. Tỷ như Samsung lập nhà máy sản xuất điện tử lớn nhất ở Bắc Ninh-Thái Nguyên, Việt Nam chứ không đặt bên Tầu. Hãng Apple đã đặt hàng ở Đài Loan, Brazil… cho công nghệ iPhone, iPad… Indonesia, Thái, Mã Lai, tới Miến Điện… sẽ là nguồn cung cấp nhân công cho các nước kỹ nghệ thay vì nhân công Tầu.
2-Với mặt hàng rẻ tiền, thiếu phẩm chất, một thời Tầu đã qua mặt người tiêu dùng tại các nước chậm tiến, nhưng dần dần, người tiêu dùng khôn ngoan hơn, nhiều dữ liệu thông tin hơn, hàng Tầu sẽ ế ẩm. Cứ xem thực phẩm đồ ăn uống Tầu bị chê bai thiếu an toàn vệ sinh trên thì thấy Tầu không thể lừa bịp thế giới được nữa, người Pháp từ xưa đã dùng từ chinoiserie để chế diễu trò hề ẩu tả, phiền toái vô ích của người Tầu. Gần đây hãng thuốc Pfizer, đã điều tra vụ Viagra giả làm tại Thượng Hải, và nay Pfizer đã tăng giá thuốc lên gấp đôi (từ 10 usd lên 20usd) để thuốc giả không thể theo kịp và người tiêu thụ, chịu giá đắt nhưng có thuốc chính hiệu. Văn hóa Tầu như vậy có phẩm chất gì để cống hiến cho thế giới và làm sao xứng đáng làm đại cường trong thế kỷ 21 ?
3-Ngay trong nước, dân chúng Tầu càng hướng về văn minh văn hóa Âu Mỹ : năm 2012 Starbucks lập thêm 500 cửa hàng cà phê, Mac Donald trong Expo Thượng Hải 2010 ngày nào cũng bán hết nhẵn burgers ! chưa cần nói đến Coca Cola, iPhones, iPads…Vậy sự độc tài, độc đảng sẽ còn kéo dài được bao lâu, hay sẽ âm thầm tàn lụi biến mất trước làn sóng kinh tế mới ?
4- Mặt Tân Cương Hồi giáo, hợp với Tây Tạng, sẽ không phải là là vùng Tầu dễ kiểm soát, ở đây, Tầu đối mặt với Tôn giáo, với duy tâm, duy linh… trong trường kỳ sẽ thắng duy vật, văn hóa bì phu dĩ thực vi tiên của Tầu chắc gì đã lấn lướt được văn hóa diệt dục, ăn chay, nhịn đói đạt đạo ? Tầu CS đã thất bại hoàn toàn khi toan tính CS hóa Nam Dương, MãLai, ở hai nước Hồi giáo này, CS đã không có chân đứng và đã bị tiêu diệt hoàn toàn (1950-1960)
5- Đập Dương Tử Giang, phẩm chất tạo tác kém, đang rò nứt, nếu đập này vỡ, khoảng 400 triệu người Tầu sẽ bị lụt cuốn trôi.
6- Mặt Tây Bắc có Nga kềm, mặt Đông Bắc có Nhật và Đại Hàn cản, ngoài biển Đông vướng Phi và hạm đội Hoa Kỳ, đường lưỡi bò chỉ liếm được đàn em VNCS, không dọa được các nước Tự do Dân chủ khác, vả lại nếu có đại biến, những vụ Thiên An Môn sẽ xẩy ra khắp nơi trong 1 tỷ 300 triệu người mà số dân thuần Hán chỉ có khoảng 700 triệu.
CHIẾN LƯỢC RIÊNG CHO VIỆT
1- Lạc Việt là nhóm độc nhất, từ hơn 2000 năm xưa, đã thoát ly khỏi Hán hóa, tạo dựng nước mới quanh delta sông Hồng sông Mã. Với tiếng nói riêng, với Lệ Làng riêng mà người Hán đã thừa nhận phong tục tập quán Việt rất khác biệt: răng đen, xâm mình, mặc váy, tóc dài… quân bình được văn hóa Ấn-Trung, với hơn 50 bộ tộc anh em, nghiêng về văn hóa nhân chủng Nam Á, Mon Kmer, VN có bản sắc Thần nông so với phương Bắc Mongoloid, du mục.
Thế nên, Trung hoa có thể thâu phục Mông cổ, Mãn Thanh, Tân cương, Tây Tạng, ít dân, vào thời điểm thế kỷ 19-20, nhưng không thể thâu phục nước VN với 90 triệu dân trong thế kỷ văn minh mới, thế kỷ 21 khi cả thế giới là một làng địa cầu, dùng mạng điện tử và chung quy luật quốc tế. Chưa kể lối xưng hô Cô, Dì, Chú, Bác, Anh, Em… phản ảnh văn hóa Hữu Lễ, gia tộc xã hội đồng bào, sau này cùng chữ Quốc ngữ, là những khí giới rất mạnh bảo vệ văn hóa Việt, cho dù Tầu có mang sách Tầu vào VN thì vẫn phải dịch sang quốc ngữ và có bóp méo Việt sử thì mạng lưới tràn ngập ngôn ngữ Việt vẫn đủ lực kháng cự lại.
Kế hoạch tàm thực của Tầu cũng không thể thành công : ngừơi Tầu bao đời sang Việt Nam đã bị Việt đồng hóa : 1000 năm Bắc thuộc, 21 năm Minh thuộc, quan quân Tầu sang cai trị Việt, lấy vợ Việt rồi thành Việt, như họ Hồ (Nghệ An), họ Vũ (Vũ Hồn, Hải dương), sau này người Minh hương như Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, cho tới cụ Phan Thanh Giản, Trịnh Công Sơn… Người Pháp từ cuối thế kỷ 19 đầu 20 đã cho người Tầu từ tô giới Pháp bên Tầu sang Nam Việt khai khẩn, người Triều, người Phước Kiến (Mân Việt)… trở thành Việt, nếu nay hỏi một người Tầu Singapore là người gì, họ sẽ nhận họ là người Sing hơn là người Tầu ! Cũng cần nhấn mạnh sức mạnh của phụ nữ Việt, từ xưa trong văn hóa mẫu hệ, tới Trưng Triệu… đàn bà Việt dù lấy Tây lấy Tầu vẫn gọi thằng Tây, thằng Tầu, thằng Sing… trong tiềm thức, coi thường ngoại nhân, giữ vững nguồn cội Việt của mình, Việt hóa luôn cả ông chồng ngoại quốc.
2-VN hiện tại nên nghiêng nhiều hơn vào Nga để lấy thế hỗ trợ. Trong quá khứ, Nga Xô CS đã huấn luyện rất nhiều cán bộ CS Việt, đã huấn luyện nhiều chuyên viên cho CSVN, đã viện trợ CSVN đánh Mỹ, đã giúp chuyển quân VC từ Cao Miên về Bắc kháng Tầu 1978-79… Cho nên, Nga vốn là thù địch của Tầu, 1969 đã từng đánh nhau với Tầu ở biên giới, Nga đã lên kế hoạch tỷ mỷ đánh nguyên tử vào Tầu… do đó Nga có thể là tấm khiên cho VN hiện tại trước sức bành trướng của Trung Cộng. Sự hiện diện cả vạn người Nga ở Nha Trang, Cam Ranh, Mũi Né, Vũng Tầu… rất hữu ích trong việc cản Tầu Cộng. VNCS khó lòng trông cậy vào Mỹ ở biển Đông là vì chiến lược của Mỹ giờ đây là chiến lược kinh tế, Mỹ có thể bảo vệ vòng đai biển Nam Á, Phi-Nam Dương-Mã Lai-Úc… sang đến Thái, Miến… nhưng không chắc gì đã trực tiếp giúp VN cản Tầu; với một tiệm Starbucks mở ở Sài Gòn so với 1.500 tiệm Starbucks ở Tầu, tư bản Mỹ không thể bỏ chợ lớn Tầu để bênh vực chợ nhỏ VN ! từ 1972-73 Mỹ đã nhượng Đông Dương cho Tầu, Mỹ có thể đánh bài theo lối trường vốn, tư bản hóa thành công chủ nghĩa CS, Xã hội, nhận du học sinh nhằm khai hóa Tự do Dân chủ, diễn tiến tự nhiên này không thể đảo ngược, dần dần sẽ xô ngã Tầu-VC-Bắc Hàn như đã xô ngã Nga Sô, Đông Âu.
Ngoài ra nếu có đại biến, thiết tưởng VN vẫn có thể liên kết với Tây Tạng, Tân Cương Hồi giáo, với người Choang đồng chủng, ngay cả với Đài Loan (Điền Việt, Mân Việt)… làm thế tương trợ ỷ dốc. Cũng cần nhắc lại tranh chấp biên giới giữa Nga-Tầu từ 1969, tới 1990, 2004-2005 vẫn còn hội đàm chưa hòan toàn thỏa thuận giữa hai bên.
3-Người Việt miền Nam còn một sợi dây pháp lý để bám vào tranh đấu : đó là Hiệp định Paris 1973, hiệp định này không cho phép Bắc quân xóa sổ miền Nam, cùng lắm là một chính phủ Liên hiệp, hòa bình thả nổi, mà thời đó chính Trung Cộng cũng đã ủng hộ giải pháp một miền Nam trung lập, liên hiệp, họ muốn Mỹ rút khỏi Á Đông nhưng cũng không muốn VNCS thống nhất thành một cái gai sát cạnh. Do đó, kế sách lúc này, là vận động quốc tế, trả lại quyền tự quyết cho nhân dân miền Nam, nếu thế cùng, Trung Cộng nuốt miền Bắc, thì VN vẫn còn một mảnh đất Cửu Long trung lập, cùng các nước Đông Nam Á, sinh tồn chờ thời cơ phục hưng như tổ tiên Việt đã làm. Nên nhớ, toàn dân VN không bao giờ khuất phục Tầu, dù Nam hay Bắc, dù Cộng hay không Cộng, bọn thân TC chỉ là thiểu số, rất thiểu số, mà ngay cả những người ký kết mốc 2020-2040-2060 cũng vô tình hay cố ý, kéo dài thời gian, để chờ biến chuyển trong ngoài, chờ tình thế thay đổi ngược lại. Và như vậy, VN vẫn còn nhiều cơ hội đề kháng sinh tồn hàng ngàn năm nữa.
Chiến lược dựng nước mở nước của tổ tiên để lại qua huyền sử Năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển, tức Bắc cự Nam tiến, tới thế kỷ 17-18 ta đã hoàn thành một nước Việt hoàn chỉnh từ Nam Quan tới Cà Mau, như Trạng Trình tiên liệu : Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
Trạng Trình còn tiên tri thêm :
Bảo sơn thiến tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Một nước Việt tứ hải lạc âu ca :
Cơ đồ ức vạn xuân…
Thần châu thu cả mọi nơi vẹn toàn…
Khách quan và chủ quan, vận nước Việt còn dài, Việt chưa thể mất nước, và rất có thể Trung Hoa sẽ vỡ đổ tan tành trước khi thực hiện âm mưu quỷ kế xâm lấn Việt.
Hạ Long Bụt sĩ
Tóm lược một số những tài liệu và biến cố Lịch Sử Việt Nam ... Quá khứ và cận đại .
Friday, November 8, 2013
Tầu có đáng sợ không ?
Wednesday, November 6, 2013
Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc (full)
Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc (full)
10:04 PM, 01/11/2013, Views: 14745 | By Nhân Vũ
VietnamDefence - Thách thức đang nổi lên do hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã khiến nước Mỹ phải xem xét lại các chiến lược quân sự hiện tại và nghiên cứu xây dựng những chiến lược mới.
Bằng cách thực hiện phong tỏa đường biển, Mỹ sẽ khai thác sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào ngoại thương, đặc biệt là dầu mỏ, để làm suy yếu nhà nước Trung Quốc. Một cuộc phong tỏa có tổ chức cẩn thận vì thế có thể trở thành một công cụ ghê gớm của sức mạnh quân sự Mỹ góp phần khắc phục thách thức đầy áp lực từ hệ thống vũ khí chống tiếp cận/phong tỏa khu vực(A2/AD) đáng gờm của Trung Quốc. Một cuộc phong tỏa cũng có thể dễ dàng kết hợp với các chiến lược quân sự thay thế, kể cả những chiến lược dựa trên khái niệm ASB.
Trong bối cảnh một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ, nước Mỹ có thể cố gắng biến sức mạnh quốc gia lớn nhất của Trung Quốc - mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu, tăng trưởng bùng nổ của họ - thành một nhược điểm quân sự lớn. Để làm như vậy, Mỹ sẽ thực hiện một cuộc phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc nhằm bóp nghẹt phần lớn hoạt động thương mại hàng hải của Trung Quốc. Trong những các điều kiện thuận lợi, Mỹ sẽ có thể giành chiến thắng bằng cách làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc đủ nghiêm trọng để buộc họ ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên, cho đến gần đây, một chiến lược phong tỏa phần nhiều bị bỏ qua, có lẽ vì các chiến lược chiến tranh kinh tế dường như vốn đã là sai lầm trong điều kiện tồn tại các mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng nếu một cuộc xung đột nghiêm trọng nổ ra giữa hai nước, thì các lợi ích an ninh trực tiếp của hai nước sẽ nhanh chóng vượt lên trên sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại của họ và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho cả hai bên, bất kể một cuộc phong tỏa có được áp đặt hay không.
Ngay cả khi một cuộc phong tỏa không bao giờ thực hiện, thì khả năng thực hiện nó vẫn sẽ tác động đến chính sách của Mỹ và Trung Quốc vì lý do răn đe. Chiến lược khu vực của Mỹ được xác định trên niềm tin rằng, một cán cân quân sự có lợi sẽ răn đe và ngăn cản những âm mưu tiềm tàng của Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, do đó có tác dụng trấn an các đồng minh và duy trì sự ổn định chiến lược.
Khả năng thi hành một cuộc phong tỏa ảnh hưởng đến tính toán này còn có thể có ảnh hưởng tương ứng đến các hành động của Mỹ và Trung Quốc, cả về quân sự và phi quân sự, vốn được dựa trên sự nhận thức về nó. Nếu một cuộc phong tỏa đường biển là một chiến lược khả thi, nó sẽ tăng cường hệ thống răn đe của Mỹ và làm giảm hiệu lực của bất kỳ nỗ lực tiềm năng nào của Trung Quốc nhằm ép buộc Mỹ hay đồng minh.
Hơn nữa, nếu tính khả thi của một cuộc phong tỏa có thể được nêu lên một cách rõ ràng, nó sẽ còn nâng cao sự ổn định khủng hoảng và làm giảm triển vọng leo thang do sự hiểu lầm ở cả hai bên về cán cân sức mạnh trong khu vực. Tóm lại, đúng như Elbridge Colby đã nói: “Một câu thành ngữ vẫn còn đúng là cách tốt nhất để tránh chiến tranh vẫn là hãy chuẩn bị cho nó”.
Trong khi một cuộc phong tỏa không phải là một điều không thể hoặc không thích hợp trong mọi tình huống, thì nó cũng không phải là một công cụ sẵn sàng trong kho vũ khí của Mỹ và sẽ chỉ khả thi chủ yếu trong những phạm vi nhất định. Quan trọng nhất, nhiều nhà bình luận bỏ qua một thực tế là một cuộc phong tỏa chính là một chiến lược phụ thuộc vào bối cảnh, điều phụ thuộc chủ yếu vào môi trường khu vực.
Bối cảnh chiến lược
Việc phong tỏa sẽ không được Mỹ khinh xuất sử dụng do chi phí tiềm năng lớn của nó. Do đó, Washington có thể sẽ chỉ xem xét thực hiện phong tỏa trong một cuộc xung đột kéo dài liên quan đến những lợi ích sống còn; bất cứ lý do gì nhỏ hơn sẽ không hợp lý khi phân tích chi phí-lợi ích cơ bản.
Nhưng quan trọng hơn là một chiến lược phong tỏa sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của nhiều bên thứ ba trong khu vực. Nói cho cùng, hoạt động thương mại của Trung Quốc được thực hiện trên các vùng biển chủ yếu là kết quả của những tính toán kinh tế, chứ không phải là do những hạn chế vật lý; nếu Trung Quốc bị phong tỏa, họ sẽ chuyển sang các nước giáp giới để xin giúp đỡ.
Trong khi nhiều nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không thể tạo ra sự khác biệt chiến lược vì địa lý hiểm trở hoặc lãnh thổ của họ quá nhỏ, ba nước có thể có vai trò thiết yếu là Ấn Độ, Nhật Bản, và Nga. Nhật và Nga sẽ rất quan trọng trong việc giúp Mỹ cắt đứt các tuyến đường thương mại của Trung Quốc tương ứng ở phía nam và phía đông thông qua việc cấm vận quốc gia đối với Trung Quốc và gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn của họ cùng làm như vậy. Nếu không có sự hợp tác của họ, nhiệm vụ của Hoa Kỳ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nước cuối cùng trong ba nước láng giềng đó của Trung Quốc là Nga sẽ là có vai trò then chốt để phong tỏa thành công, và có thể làm nghiêng cán cân của phong tỏa nghiêng về phía lợi cho Trung Quốc hay Mỹ. Một mặt, Nga có vị trí khá thuận lợi để giảm bớt ảnh hưởng của cuộc phong tỏa đối với Trung Quốc. Hoạt động thương mại của Nga sẽ được miễn dịch trước sự ngăn chặn của Mỹ do kho vũ khí hạt nhân và các lực lượng, vũ khí thông thường của Nga có thể ngăn cản bất kỳ mưu toan ép buộc quân sự nghiêm túc nào của Mỹ.
Nhưng mặt khác, nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc cũng có thể rung hồi chuông báo tử cho khả năng chống phong tỏa của Trung Quốc. Ở cấp độ chính trị, Moscow vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đối với các quyết định ở thủ đô các nước láng giềng Trung Á của Trung Quốc và có thể thuyết phục họ từ chối lời cầu xin của Trung Quốc để các nước này đóng vai trò như các quốc gia quá cảnh. Nga cũng có thể đảm bảo rằng, hai nhà sản xuất dầu láng giềng của Trung Quốc sẽ không còn cung cấp dầu cho Trung Quốc nữa.
Vì thế, để thực hiện được một cuộc phong tỏa có hiệu quả chiến lược đối với Trung Quốc, Mỹ sẽ cố gắng xây dựng một “liên minh tối thiểu” với Ấn Độ, Nhật Bản và Nga. Nếu cả ba quốc gia cùng chung sức tham thực hiện cuộc phong tỏa của Mỹ, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào vòng kiềm tỏa bóp nghẹt cả về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, nếu không được thế, thì chiến lược phong tỏa sẽ “khu vực hóa” một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ theo một cách cơ bản là bất lợi cho lợi ích của Mỹ.
Một liên minh tối thiểu như vậy chỉ có thể ra đời theo một cách duy nhất: nhằm vào những sơ hở của hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm giành quyền bá chủ khu vực vốn có tác động thúc đẩy một sự ủng hộ của khu vực đối với sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ. Nếu không có yếu tố một Trung Quốc hung hăng, thì hành động cấm vận tập thể sẽ bị cản trở bởi những hậu quả tiềm năng của cuộc phong tỏa, trong đó hậu quả không nhỏ là nguy cơ xảy ra xung đột khu vực lớn hơn với Trung Quốc. Bốn nước (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Nga) khó có khả năng tập hợp với nhau quanh một chính sách kiềm chế tiềm ẩn cho đến khi mỗi nước đều cảm thấy, lợi ích quốc gia của mình có thể bị Trung Quốc đe dọa trong tương lai.
Trong khi một khả năng như vậy hiện tại có thể cảm thấy xa vời, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga đều lo ngại, Bắc Kinh có thể một ngày nào đó kết luận là họ phải sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích của mình và để giải quyết nan đề an ninh của họ trong những điều kiện thuận lợi. Cả bốn cường quốc ngày càng tìm cách bảo hiểm tiền đặt cược của họ để chống lại khả năng này. Nếu sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á tiếp tục tăng, thì sự liên kết giữa cả bốn quốc gia này sẽ được tăng cường, không phải vì bất kỳ niềm tin nào về ý định hiếu chiến của Trung Quốc, mà là vì sự bất định hoàn toàn về vị thế tương lai của họ.
Thách thức về mặt thực thi phong tỏa
Kể cả khi giả định rằng, Mỹ có thể tập hợp được một liên minh cần thiết, họ sẽ dứt khoát phải đối mặt với thách thức về thực thi phong tỏa gây rắc rối cho tất cả các chiến lược phong tỏa hiện đại.
Về mặt tác chiến, các cuộc phong tỏa được đặc trưng bởi khoảng cách từ bờ biển của quốc bị phong tỏa và chúng có hai hình thức: gần và xa. Một cuộc phong tỏa gần thường được thực thi bằng cách lập một hàng rào của các tàu chiến ở ngoài khơi bờ biển đối phương để lục soát tất cả các tàu buôn đến hoặc đi và ngăn chặn các tàu chở hàng lậu. Tuy nhiên, trong một thế kỷ rưỡi qua, các cuộc phong tỏa gần ngày càng trở nên nguy hiểm do các nước tham chiến đã phát triển được công nghệ tung sức mạnh từ bờ biển của họ. Để đối phó, các cường quốc tiến hành phong tỏa đã chuyển sang phong tỏa từ xa. Một cuộc phong tỏa từ xa giúp tránh được các nguy cơ về quân sự vì ở gần bờ biển đối phương bằng cách bố trí lực lượng, phương tiện phong tỏa ở xa, nhưng vẫn ngăn chặn được các tuyến đường biển của đối phương và do đó, nó triệt phá được hoạt động thương mại của đối phương giống như phong tỏa gần.
Một cuộc phong tỏa gần hay phong tỏa từ xa đối với Trung Quốc một mình nó không thể thành công do những hạn chế đặt ra bởi những yêu cầu quân sự và bản chất của thương mại hàng hải. Một mặt, một cuộc phong tỏa gần thông thường sẽ cực kỳ khó khăn vì Mỹ muốn giảm thiểu các nguy cơ quân sự cho các tàu chiến Mỹ. Một khi tiến gần hơn lãnh thổ Trung Quốc, các lực lượng Mỹ sẽ ngày càng đặt mình vào tầm uy hiếp của các hệ thống A2/AD của Trung Quốc, có thể làm hạn chế quyền tự do hành động của họ và kết quả là những tổn thất nặng nề. Các lực lượng Mỹ có thể tránh được mối đe dọa từ hệ thống A2/AD của Trung Quốc bằng cách tiến hành cuộc phong tỏa gần bằng các tàu ngầm, lực lượng không quân tầm xa và thủy lôi; nhưng bằng cách đó, cuộc phong tỏa cũng sẽ mất đi phần lớn khả năng của mình phân biệt giữa hoạt động thương mại trung lập và và hoạt động thương mại của kẻ thù.
Mặt khác, logic đằng sau các cuộc phong tỏa từ xa thông thường cũng bị mất hiệu quả như thế bởi các nhu cầu cấp thiết của thương mại hiện đại. Ngày nay, nguyên liệu thô và hàng hóa chở trên tàu biển có thể được bán và bán lại nhiều lần trong một hành trình, vì thế không thể biết quyền sở hữu và điểm đến cuối cùng của hàng hóa trên tàu cho đến tận khi tàu cập cảng. Mặc dù Mỹ có thể thiết lập một cuộc phong tỏa từ xa thông thường ngăn chặn tất cả các tàu thuộc sở hữu Trung Quốc hoặc mang cờ Trung Quốc, Trung Quốc vẫn có thể đơn giản là mua hàng hóa của các tàu chở hàng trung lập sau khi chúng đã đi qua vòng đai phong tỏa, làm thất bại hoàn toàn mục đích của cuộc phong tỏa.
Giải pháp: Phong tỏa hai vành đaiĐể khắc phục sự ớt của hai kiểu phong tỏa, Mỹ sẽ tận dụng những gì tốt nhất của cả hai thế giới và thực hiện “hai vành đai” phong tỏa gồm hai vòng tròn đồng tâm bao quanh bờ biển Trung Quốc.
Trung tâm của phong tỏa hai vành đai sẽ là “vành đai bên trong” của nó, vốn sẽ là một sự phong tỏa gần khác thường chủ yếu nhằm vào việc ngăn chặn các tàu biển đi đến Trung Quốc mà không cần phải lên các tàu này trước. Vành đai này sẽ tạo ra một một vùng loại trừ xung quanh bờ biển Trung Quốc, khu vực bị tuyên bố là cấm vận chuyển thương mại và được thực thi bởi một chính sách “bắn chìm nếu trông thấy” thông qua việc sử dụng các tàu ngầm tấn công, không quân tầm xa và thủy lôi. Khác với các phương tiện quân sự khác, ba loại vũ khí này có thể hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của hệ thống các phương tiện A2/AD của Trung Quốc bằng cách lợi dụng khả năng chống ngầm yếu ớt của Trung Quốc và lực lượng chống thủy lôi kém cỏi của họ. Trong khi bộ ba phương tiện quân sự này sẽ không đảm bảo tạo ra được hàng rào hoàn toàn không thể vượt qua đối với tàu bè, khu vực loại trừ vẫn có thể đạt được mục tiêu phong tỏa vì điểm tựa của chiến dịch của Mỹ sẽ được đặt vào khả năng răn đe hơn là vào vũ lực. Ngay sau khi các lực lượng Mỹ đã công khai đánh chìm nhiều tàu buôn lớn, phần lớn các tàu khác sẽ bị răn đe để không cố vi phạm lệnh phong tỏa và dòng chảy liên tục của thương mại hàng hải của Trung Quốc sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Nhưng trong khi tàu ngầm, không quân tầm xa và thủy lôi có thể thực thi hiệu quả một khu vực loại trừ như một phần của vành đai phong tỏa bên trong, tất cả các phương tiện này là các công cụ cùn, không thể nhận biết sự khác biệt giữa một tàu chở hàng hóa Trung Quốc và một con tàu vận chuyển hàng hoá Nhật Bản, chúng cũng không chặn lại, lên tàu khám xét và lùng sục các tàu nghi vấn. Kết quả là vành đai phong tỏa bên trong tự nó sẽ có khả năng gây ra những rắc rối chính trị lớn khi Mỹ vô tình đánh chìm các con tàu trung lập, và Washington có thể phải đối mặt thêm với những hậu quả chính trị do vùng loại trừ không thể để các hàng hóa đáp ứng nhu cầu y tế và các nhu cầu cơ bản đến được Trung Quốc.
Để đối phó với những hậu quả chính trị đó, Mỹ sẽ thiết lập một vành đai phong tỏa thứ hai, “vành đai ngoài” cho phép sử dụng vũ lực một cách có chọn lọc hơn, đồng thời có tác dụng như một thiết bị sàng lọc. Ngược lại với vành đai phong tỏa bên trong, vòng đai ngoài phần lớn sẽ bao gồm các tàu chiến tập trung vào cả việc phân biệt giữa các hoạt động thương mại khu vực khác nhau với độ chính xác cao hơn và lẫn bổ sung một thành tố phi sát thương vào những nỗ lực vô hiệu hóa có tính sát thương của vành đai bên trong. Vành đai ngoài sẽ không phải là một điều kiện tiên quyết cho thành công của hoạt động phong tỏa, mặc dù nó sẽ là một sự hỗ trợ lớn, nhưng nó sẽ là quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thành công chiến lược của nó.
Vành đai ngoài sẽ được thiết lập ở ngoại vi các vùng biển gần Trung Quốc, tức là bên ngoài tầm hoạt động của hệ thống A2/AD của Trung Quốc và sẽ được tập trung quanh các hành lang quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, trong đó có eo biển Malacca. Mỹ sẽ lập các trạm kiểm soát phong tỏa tại các hành lang (như eo Malacca) quan trọng nhất đối với giao thông đường biển quốc tế, trong khi các hành lang nhỏ hơn sẽ bị đóng hoàn toàn đối với giao thông tàu bè quốc tế.
Tại các điểm kiểm tra ở vành đai ngoài, Mỹ sẽ cần thiết lập và sắp xếp một chế độ kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu Mỹ phát hiện ra một con tàu có đích đến Trung Quốc, do Trung Quốc sở hữu hoặc đăng ký tại Trung Quốc, thì Mỹ có thể chặn nó lại.
Mỹ cũng có thể áp dụng một hệ thống tương tự như hệ thống giấy quá cảnh Anh trong Thế chiến II, nó sẽ cung cấp cho Mỹ một bản đồ không gian khá chính xác về vị trí và đường đi của tất cả các tàu thương mại trong khu vực. Mỹ sau đó sẽ tích hợp các bản đồ không gian của các giấy quá cảnh với hỏa lực của vành đai bên trong để tạo ra một lực lượng mạnh mẽ chống lại những kẻ vi phạm chế độ phong tỏa, đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ các sự cố đánh chìm tàu vô ý, nhất là các tàu chở hàng nhân đạo. Tuy là một quá trình không hoàn hảo, hệ thống giấy phép quá cảnh sẽ vẫn làm tăng đáng kể những rủi ro cho các con tàu né tránh phong tỏa đến mức vi phạm chế độ phong tỏa trở nên quá nguy hiểm khiến chúng không tìm cách vi phạm nữa, trừ những con tàu thích mạo hiểm nhất. Nhưng có lẽ còn quan trọng hơn là nó sẽ giúp giảm bớt những ảnh hưởng chính trị gây ra bởi việc tiêu diệt không phân biệt và gây chết người của vành đai phong tỏa bên trong.
Những hậu của cuộc phong tỏa
Mặc dù những hậu quả của một cuộc phong tỏa sẽ là cực kỳ phức tạp, đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau, một cuộc phong tỏa cũng sẽ có thể chứng tỏ là một công cụ làm kiệt sức mạnh mẽ như một phần của chiến dịch tổng thể của Mỹ.
Nhưng trước hết phải công nhận rằng, ngay cả sự phong tỏa hiệu quả nhất cũng sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động thương mại của Trung Quốc, bởi vì ngay cả trong những điều kiện lý tưởng, Trung Quốc vẫn sẽ có khả năng mua được các mặt hàng và tài nguyên thiết yếu nhờ những quy luật không thể né tránh của cung và cầu. Lệnh cấm vận trong khu vực mà Mỹ thiết lập càng hiệu quả, thì tỷ suất lợi nhuận từ việc bán hàng nhập khẩu vào Trung Quốc càng cao. Ngay cả khi tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc đồng tình cấm vận nước này, Mỹ vẫn sẽ phải bó tay với nạn buôn lậu tràn lan ở cấp độ phi nhà nước.
Một cuộc phong tỏa cũng sẽ không thể trực tiếp làm suy yếu quân đội Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc có thể các nguồn dự phòng và kho dự trữ của mình, cùng với một mức độ nhập khẩu hạn chế và sản xuất trong nước, để cung cấp nhiên liệu cho bộ máy quân sự của mình trong suốt cuộc xung đột.
Vì vậy, giá trị thực của một cuộc phong tỏa sẽ là khả năng của nó bắt Bắc Kinh phải chịu sự thiệt hại tài chính cực lớn. Đặc biệt là một cuộc phong tỏa sẽ đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng suy sụp bằng cách đánh vào ba yếu huyệt: sự phụ thuộc kép của Trung Quốc vào cả nhập khẩu nguyên liệu trung gian và nhập khẩu nguyên liệu thô và mức độ sáng tạo nội địa thấp. Trung Quốc đã cơ cấu phần lớn nền kinh tế định hướng xuất khẩu của mình xung quanh việc nhập khẩu các hàng hóa trung gian, một hiện tượng đặc biệt rõ trong các khu vực công nghệ cao của kinh tế Trung Quốc. Điểm yếu này bị khoét sâu thêm bởi sự phụ thuộc khó tin của Trung Quốc vào nguyên liệu thô (trong đó có dầu mỏ) và sáng tạo công nghệ của nước ngoài làm cơ sở của các quá trình sản xuất của Trung Quốc.
Do cuộc phong tỏa nhằm vào cả ba khu vực này, nó sẽ gây ra thiệt hại đáng kinh ngạc cho Trung Quốc. Tất nhiên là Trung Quốc có thể dần tìm ra cách khắc phục cho mất đi khả năng tiến hành hoạt động thương mại và họ có thể tái thiết nền kinh tế của mình từ dưới lên trên, nhưng một cuộc xung đột tiếp diễn hiển nhiên vẫn có thể gây ra một tốc độ tiêu hao kinh tế thật khủng khiếp, vượt quá khả năng bù đắp của Bắc Kinh.
Kết luận
Bối cảnh, việc tiến hành và những hậu quả của một cuộc phong tỏa Mỹ đối với Trung Quốc sẽ bị chìm sâu vào vũng lầy của chính trị toàn cầu. Để vượt qua thành công những thách thức khác nhau của cuộc phong tỏa, Mỹ và các đồng minh sẽ phải cân nhắc cẩn thận những ảnh hưởng chiến lược của các hành động của họ với sự đóng góp của chúng cho hiệu quả của sự phong tỏa tổng thể. Trong gần như mọi hoàn cảnh, sự đánh đổi sẽ là vô cùng khó khăn về chính trị và sẽ đòi hỏi một mức độ linh hoạt cao và sáng tạo từ phía Mỹ. Những tính toán thiệt hơn sẽ được thực hiện với những cân nhắc khác nhau trong tâm trí mà trên hết là giá trị của các lợi ích của Mỹ bị tác động trong cuộc xung đột.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức lớn, một cuộc phong tỏa đường biển là có thể cả về mặt thực thi lẫn về mặt chiến lược, mặc dù chỉ ở trong giới hạn nhất định. Thậm chí bất chấp một cuộc phong tỏa hiệu quả tối đa, Trung Quốc vẫn sẽ có thể đáp ứng các nhu cầu quân sự của mình một cách vô thời hạn và Trung Quốc có thể tồn tại dựa trên các nguồn dự trữ dầu chiến lược, các kho dự trữ và lượng dự trữ ngoại tệ lớn trong một thời gian dài. Kết quả là, hiệu quả của cuộc phong tỏa sẽ tạo ra khả năng làm suy yếu kinh tế đối với Trung Quốc.
Nếu Mỹ có thể xây dựng được một liên minh tối thiểu gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Nga, một nhiệm vụ sẽ phụ thuộc vào hành vi hung hăng của Trung Quốc, thì tốc độ suy kiệt kinh tế của Trung Quốc sẽ tăng đột biến thậm chí cả khi Mỹ giành được sự ủng hộ chính trị, Mỹ cũng sẽ phải tiếp tục chiến lược phong tỏa vô thời hạn. Trong bối cảnh này, khi mà Mỹ sẽ không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Bắc Kinh đối với thương mại hàng hải để đánh bại hẳn Trung Quốc trong một cú đấm nhanh, nó vẫn có thể giúp tiêu hao sinh lực của Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh cuối cùng phải chịu quy phục.
---------
Sean Mirski là đồng biên tập của công trình “Điểm then chốt của Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ và trật tự toàn cầu đang nổi lên” (Crux of Asia: China, India and the Emerging Global Order). Bài viết này dựa trên một bài dài hơn đã được công bố trên tạp chí Journal Strategic Studies.
Nguồn: How to Win a War with China / Sean Mirski // The National Interest, 1.11.2013.
Subscribe to:
Posts (Atom)