Thursday, April 13, 2017

Nhật có kế hoạch tham gia tập trận với hải quân Mỹ ở biển Hoa Đông

Nhật có kế hoạch tham gia tập trận với hải quân Mỹ ở biển Hoa Đông

mediaHàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tới cảng Busan, ngày 15/03/2017, để tham gia cuộc tập trận với quân đội Hàn QuốcREUTERS
Kyodo và Reuters, ngày hôm qua, 12/04/2017, dựa trên các nguồn thạo tin, cho biết là Nhật Bản có kế hoạch điều tàu chiến tới vùng biển Hoa Đông, ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, để phối hợp với hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, tiến hành tập trận.
Hôm thứ Hai, 10/04, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cùng với nhiều tàu hộ tống, thay vì tới Úc, đã tiến về phía bán đảo Triều Tiên.
Theo Reuters, hải quân Nhật Bản có kế hoạch phối hợp với hải quân Mỹ, tiến hành tập trận trong tháng này. Các máy bay trực thăng của hải quân hai nước sẽ luyện tập đậu xuống tàu chiến, trao đổi thông tin.
Bắc Triều Tiên đã có phản ứng mạnh mẽ về việc hàng không mẫu hạm Mỹ tiến về phía bán đảo Triều Tiên. Chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố « sẵn sàng » cho một cuộc chiến tranh với Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thời gian qua, đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ Nhật Bản đối phó với mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.
Theo giới quan sát, qua việc điều tàu chiến tới ngoài khơi bán đảo Triều Tiên để tham gia tập trận với hải quân Mỹ, chính quyền Tokyo muốn cho thấy là Washington không hành động đơn độc tại châu Á. Đây cũng là một thông điệp được gửi tới chính quyền Trump rằng Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ gánh nặng để bảo đảm an ninh tại châu Á. Đồng thời, Nhật Bản cũng muốn lưu ý Trung Quốc là Tokyo sẵn sàng phối hợp với các đồng minh để đối phó với Bắc Triều Tiên.
Ngoài ra, qua việc tiến hành tập trận chung với Mỹ và Hàn Quốc, quân đội Nhật Bản muốn đóng vai trò là một tác nhân năng động trong khu vực.
Cùng chủ đề

Biển Đông : Tổng thống Philippines hủy thăm đảo Thị Tứ, vì Trung Quốc phản đối

Biển Đông : Tổng thống Philippines hủy thăm đảo Thị Tứ, vì Trung Quốc phản đối

mediaMáy bay vận tải quân đội Philippines trên đảo Thị Tứ, Trường Sa, Biển ĐôngẢnh tư liệu : paf.mil.ph
Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố hôm nay, 13/04/2017, sẽ không đến cắm cờ Philippines trên một nhóm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, sau khi Trung Quốc phản đối.
Theo CNN Philippines, trong chuyến công du Ả Rập Xê Út, trước hơn 2.000 công dân Philippines tại thủ đô Ryad, ông Duterte cho biết Trung Quốc đã yêu cầu ông không đến thăm nhóm đảo Kalayaan, thuộc tỉnh Palawan của Philippines, nằm trong quần đảo Trường Sa và không cắm cờ trong khu vực này.
Vì vậy, ông quyết định : « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Tuy nhiên, AFP cho biết tổng thống Duterte có thể cử con trai đến, « chỉ để chứng minh rằng những đòi hỏi chủ quyền của chúng ta có giá trị với mọi thế hệ người Philippines ».
Ngày 06/04, tổng thống Duterte tuyên bố sẽ làm lễ thượng cờ trên đảo Thị Tứ (Philippines gọi là Pag-asa), nhân dịp quốc khánh Philippines ngày 12/06. Ông Duterte còn muốn tăng cường an ninh bằng việc xây một số lán trại cho các hòn đảo không có người ở trong quần đảo Trường Sa, mà Philippines đòi chủ quyền, nhưng có tranh chấp với một số nước khác như Việt Nam, Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, những tuyên bố trên của tổng thống Philippines có nguy cơ khiến Bắc Kinh phật lòng. Thực vậy, trong buổi họp báo ngày 07/04, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đã bày tỏ « quan ngại » về tuyên bố của tổng thống Rodrigo Duterte.
Sau đó vài hôm, thứ Hai 10/04, tổng thống Philippines đã có lời lẽ hòa hoãn hơn với Trung Quốc. Ông trấn an Bắc Kinh là không thực hiện chính sách hung hăng tại Biển Đông và cũng không cho triển khai vũ khí có khả năng đe dọa đến an ninh của Trung Quốc tại vùng biển này.
Thị Tứ là đảo lớn nhất trong số 9 đảo và đá tại Biển Đông mà Philippines đòi chủ quyền, và là đảo duy nhất có dân Philippines sinh sống. Trên đảo Thị Tứ có một đường băng do quân đội Philippines kiểm soát. 
Đảo Thị Tứ nằm gần đá Xubi (Subi Reef), một trong bẩy đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc bị cáo buộc quân sự hóa.
Cùng chủ đề

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?

mediaHải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013)REUTERS
« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.
Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong khi đó tân chính quyền Mỹ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Biển Đông, để lại những dấu hỏi lớn về sự cam kết của Washington trong khu vực. Và ngoại trừ Hà Nội, các nước Đông Nam Á khác có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, trước những diễn biến gần đây đã có những phản ứng khác nhau – từ thái độ chấp nhận thua cuộc ở Manila, đến ý định nhắm mắt cho qua của Jakarta và Kuala Lumpur.
Mặc dù trong chín tháng vừa qua Trung Quốc không leo thang mạnh mẽ lắm, nhưng chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này, với chiến lược bậc thầy của Trung Nam Hải. Tình hình này khiến các nhà phân tích phải tự hỏi, liệu Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm đã thua trận trong cuộc chiến đấu hay không. Phải chăng bây giờ là lúc Mỹ ra đi, bỏ lại các nước Đông Nam Á phải tự chống chọi, trong cuộc chiến không cân sức với Trung Quốc ?
Biển Đông chưa được quan tâm đúng mức
Một lý do chính cho sự yếu kém thấy rõ của Mỹ và các nước khác trong khu vực, là đa số người Mỹ vẫn chưa hiểu được tại sao Washington phải quan tâm đến Biển Đông. Ngay cả trong chính phủ, câu trả lời cũng bất nhất giữa các cơ quan với nhau, và trong nội bộ từng cơ quan. Làm thế nào Hoa Kỳ và các đối tác có thể theo đuổi một chiến lược dẫn đến thành công, hoặc thừa nhận thất bại, nếu họ không thể đồng ý với nhau về những gì được coi là chiến thắng ?
Chính quyền Obama đã duy trì một danh sách khá logic về các lợi ích của Mỹ tại Biển Đông : bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp, duy trì an ninh khu vực (trong đó có sự an toàn của các đồng minh Mỹ), và tự do hàng hải. Tiếc rằng cũng như nhiều chính sách châu Á khác, đội ngũ của ông Obama chứng tỏ có tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, nhưng trong việc giải thích và áp dụng thì lại yếu ớt. Cũng giống như khái niệm xoay trục được định nghĩa qua các sáng kiến an ninh, mặc dù đã tốn rất nhiều thời gian cho các nỗ lực kinh tế, ngoại giao và văn hóa xã hội, cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn bị đè nặng bởi lý giải sai lầm rằng đây là sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về quân sự.
Tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề song phương Mỹ-Trung, và không thể giải quyết bằng cách mặc cả giữa Washington và Bắc Kinh. Biển Đông cũng không phải chủ yếu là sự đối đầu quân sự, và như vậy không thể có giải pháp quân sự.
Điều này không có nghĩa là quân đội Trung Quốc không nhìn thấy một mệnh lệnh chiến lược mạnh mẽ trong tranh chấp Biển Đông, hay năng lực bành trướng của Trung Quốc đang mở rộng từ các đảo nhân tạo, sẽ không gây khó khăn cho cuộc chiến đấu của Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột tiềm năng. Đó là những nhân tố góp phần trong tranh chấp, cũng như việc tranh giành tài nguyên, tuyến đường hàng hải chiến lược và nhiều vấn đề khác. Nhưng đây không phải là gốc rễ của tranh chấp Biển Đông, cũng không là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ và các nước bạn.
Như chuyên gia Bill Hayton đã lập luận một cách đầy thuyết phục, tranh chấp Biển Đông thực chất là sự ganh đua của các chủ nghĩa dân tộc. Đặc biệt là luận điệu về các quyền của Trung Quốc, đang thách thức mọi sự kiện lịch sử, luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng. Bắc Kinh cho là mình có quyền và quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi phương tiện cần thiết. Việc này đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, mà lợi ích này vượt xa lên trên khả năng tự do hoạt động của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.
Đó chính là một hệ thống quốc tế rộng rãi – gọi là « trật tự dựa trên luật pháp » vẫn thường được chính quyền Obama nêu ra. Trong đó các Nhà nước đều bình đẳng với nhau theo các quy định và tiêu chuẩn đã cùng thỏa thuận ; đàm phán cũng như thủ tục trọng tài thay thế cho cưỡng bức và vũ lực - được coi là phương cách giải quyết tranh chấp.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ theo tập quán quốc tế làm chỗ dựa cho công ước, là những thành phần chủ yếu của hệ thống này. Tất cả đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi những hành vi nhằm xác quyết chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Các quốc gia khác sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ bị bất lợi khi nghiêm túc tôn trọng UNCLOS, trong khi Trung Quốc bất chấp.
Hậu quả : Biển Đông sắp mất
Tiếc thay, trật tự dựa trên cơ sở luật pháp thì trừu tượng, không giúp bán được báo. Sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ và các cường quốc bậc trung khác như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ hết sức quan trọng để giúp các nước Đông Nam Á không bị Trung Quốc đè bẹp.
Hoa Kỳ phải đóng vai trò chủ đạo để răn đe thái độ hiếu chiến và các hành động leo thang quan trọng khác của Trung Quốc - như đã từng lên tiếng cảnh cáo ý định xây dựng trên bãi cạn Scarborough mùa xuân vừa rồi. Các quốc gia đối tác cần tìm cách tăng cường năng lực cho Hải quân và tuần duyên các nước Đông Nam Á, để họ có thể bảo vệ vùng biển tranh chấp, vốn đang phải đối mặt với áp lực chưa bao giờ tăng cao đến thế của Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực an ninh này nhằm cải thiện tình hình tại chỗ, chứ chưa phải là hồi kết.
« Chiến thắng » tối hậu trên Biển Đông cho Hoa Kỳ và các đối tác là thuyết phục được Trung Quốc điều chỉnh những yêu sách của mình cho phù hợp với luật pháp quốc tế, và bình đẳng với các nước láng giềng. Đó là một thử thách khổng lồ, đòi hỏi phải có một chiến dịch ngoại giao và luật pháp tập trung vào việc vạch trần tính bất hợp pháp của các yêu sách Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải mang tai tiếng.
Quan trọng nhất là phải có những cam kết dài hạn. Việc vạch mặt chỉ tên và tố cáo để Trung Quốc tỏ ra khiêm tốn hơn, có thể phải mất cả một thập niên. Trung Quốc không phải là miễn nhiễm trước áp lực quốc tế hay trước cái giá phải trả cho việc trở thành một kẻ ở ngoài vòng pháp luật, nhưng sức kháng cự của họ rất lớn.
Hoa Kỳ và Philippines muốn tập hợp một liên minh quốc tế cho nỗ lực này. Trước hôm Manila chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tháng 7/2016, một số đáng kể các quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa. Nhưng liên minh này đã tan rã sau khi tổng thống Rodrigo Duterte quyết định từ bỏ việc sử dụng áp lực quốc tế, với hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp ứng một cách hòa hoãn hơn.
Quyết định của ông Duterte chủ yếu do quan điểm tư tưởng của ông, nhưng được biện minh là do Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ Philippines chống lại Trung Quốc. Đây là một vết thương tự gây ra, có thể tránh được nếu chính quyền Obama nói rõ là hiệp ước quân sự hỗ tương giữa hai nước có thể áp dụng, để hỗ trợ cho quân đội và tàu chiến của Philippines trong vùng biển tranh chấp.
Trong khi được Duterte chìa ra cành ô liu và chính quyền Trump lo tập trung vào những hồ sơ khác, Trung Quốc tiếp tục củng cố các lợi ích của mình. Nhờ có các hải cảng và cơ sở hạ tầng đi kèm, số lượng tàu Trung Quốc tăng lên đáng kể tại khu vực nửa phía nam của đường 9 đoạn. Trong khi đội quân tiên phong này liên tục lấn chiếm vùng biển của các nước láng giềng, Trung Quốc tăng cường hơn bao giờ hết khả năng can thiệp, để ngăn trở các nước Đông Nam Á sử dụng vùng biển và đáy đại dương mà luật pháp quốc tế bảo đảm cho họ.
Nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển, vùng trời và tài nguyên của Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng biển tranh chấp, làm ngơ trước những hành vi quấy nhiễu của đối tác Trung Quốc, nhưng sẽ không dễ chịu chút nào cho các nước Đông Nam Á cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Việt Nam có thể tiếp tục phản đối thực tế mới này, nhưng những nước khác có cơ phải thích ứng với thực trạng tại chỗ. Hậu quả là hệ thống quốc tế và trật tự khu vực châu Á sẽ thường xuyên bị thay đổi theo hướng gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích của Mỹ.
Thế nên, phải chăng Hoa Kỳ và các nước bạn đã bị mất Biển Đông ? Câu trả lời là chưa. Nhưng họ đang đánh mất, và mất một cách nhanh chóng.
Để thay đổi tình hình, trước tiên Washington cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của hồ sơ này. Chính quyền Trump cần có chính sách rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đặc biệt là trật tự dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Thứ đến, chính phủ Hoa Kỳ cần nắm lấy cơ hội, khi chính quyền Duterte nhận ra rằng Bắc Kinh không nhượng bộ như họ vẫn hy vọng - có lẽ qua lệnh cấm đánh cá trong khu vực, kể cả ở bãi cạn Scarborough kể từ ngày 1/5 của Trung Quốc.
Để đặt nền móng cho việc này, chính quyền ông Trump phải làm một việc từ lâu được chờ đợi : nói rõ rằng theo hiệp ước hỗ tương giữa hai nước, Mỹ sẽ yểm trợ lực lượng Philippines tại Biển Đông, vì vùng biển này thuộc Thái Bình Dương, theo điều V của hiệp ước. Như vậy công việc khó khăn là tái lập lực lượng quốc tế đối phó với yêu sách của Trung Quốc mới có thể khởi đầu.
Cùng chủ đề

Thursday, April 6, 2017

SHARIA LAW (Luật Hồi-giáo)



SHARIA LAW (Luật Hồi-giáo)

Bạn có quyền tự do để rước ma quỷ về nhà bạn để sống chung nhưng tại sao bạn không tôn trọng quyền tự do của những người không muốn sống chung với ma quỷ ???  Hồi Giáo là một CHÁNH GIÁO hay là một TÀ GIÁO??? Nếu là CHÁNH GIÁO thì phải dùng sự giáo hóa, sự hoà bình, lòng bác ái và tình yêu thương chân thật làm sợi dây hoà bình liên lạc giữa con người với nhau.  Chỉ có TÀ GIÁO mới dùng bạo lực, hình phạt để sữa phạt, nghiêm trị những ai không đi theo giáo huấn của mình.
Các bạn hãy tìm hiểu cho kỷ trước khi rước "những kẻ cuồng tín", sẳn sàng giết những kẻ không cùng niềm tin, vào nhà ... Cái đó không phải là tranh đấu cho TỰ DO TÔN GIÁO mà là sự ngu muội của những kẻ không có SỰ SÁNG...
 
 

SHARIA LAW - LIST OF KEY RULES | What Is Sharia Law?

What is Sharia law and why is it so controversial? Here is an easy-to-understand explanation of Islam's Sha...
 
Islamization of America
 
Nhà thờ, chùa chiền, thánh thất có chỗ để bạn tự do bày tỏ niềm tin của bạn.  Nhưng bày tỏ niềm tin riêng tư của bạn ở một nơi công cộng như thế nầy là thiếu tôn trọng niềm tin của người khác.  Vậy thì làm sao sống chung hoà bình với những cộng đồng khác nếu cứ "cuồng tín" kiểu nầy ????
 
Luật Sharia (Sharia Law) là luật của Hồi Giáo (Islam) là một loại Luật do Giáo chủ Mohamed đặt ra để nghiêm trị tín đồ phạm giới luật một cách khiếp đảm, như hình bên cạnh , xin xem tiếp chi tiết từ đường dẫn dưới đây:

Shariah law
 

SHARIA LAW - LIST OF KEY RULES | What Is Sharia Law?

What is Sharia law and why is it so controversial? Here is an easy-to-understand explanation of Islam's Sha...
 

Luật Sharia - Danh sách Rules chính

 
Luật Sharia là luật của đạo Hồi. Các Sharia (cũng đánh vần Sharia của Muhammad, được gọi là "Sunnah", và Kinh Qur'an, mà ông viết ra.  Luật Sharia tự nó không thể được thay đổi, nhưng việc giải thích luật Sharia, được gọi là "figh", bởi Imam được trao nhiều quyền hơn (xem Hitler và Hồi giáo ).
Là một hệ thống pháp luật, luật Sharia là khá rộng. Trong khi các hệ thống pháp luật khác qui định các hành vi công cộng, thì luật Sharia quy định hành vi công cộng, hành vi cá nhân và thậm chí cả những niềm tin có tính cách riêng tư.  Trong tất cả các hệ thống pháp lý trong thế giới ngày nay, luật Sharia là xâm nhập nhất và hạn chế nhất, đặc biệt là đối với phụ nữ. Theo luật Sharia:
• Trộm cắp là bị trừng phạt bằng cách cắt cụt bàn tay phải. 
• Chỉ trích hay phủ nhận bất kỳ một phần của Kinh Qur'an là bị trừng phạt bằng cái chết. 
• Chỉ trích Muhammad hay phủ nhận rằng ông là một nhà tiên tri sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. 
• Chỉ trích hay phủ nhận Allah, vị thần của đạo Hồi sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. 
• Một người Hồi giáo muốn bỏ đạo thành một người phi Hồi giáo sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. 
• Một người không phải Hồi giáo dẫn dắt một người Hồi giáo bỏ đạo Hồi sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. 
• Một người đàn ông phi Hồi giáo kết hôn với một phụ nữ Hồi giáo sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. 
• Một người đàn ông có thể cưới một cô gái trẻ và có thể kết hôn với cô gái khi cô mới có 9 tuổi . 
• Âm vật của phụ nữ nên được cắt bỏ (Muhammad lời dạy của Book 41, Kitab al-Adab, Hadith 5251). 
• Một người phụ nữ có thể có 1 người chồng, trong lúc người chồng có thể có đến 4 bà vợ; Muhammad có thể có nhiều hơn. 
• Một người đàn ông có thể đánh vợ nếu cho là bất phục tùng. 
• Một người đàn ông có thể đơn phương ly dị vợ; trong khi một người phụ nữ phải cần sự đồng ý của chồng để ly dị. 
• Một người vợ đã ly dị mất quyền giám hộ tất cả trẻ em trên 6 tuổi hoặc khi họ vượt quá số tuổi đó. 
• Lời khai của bốn nhân chứng nam được yêu cầu để chứng minh tội hiếp dâm một phụ nữ.
• Một người phụ nữ đã bị hiếp dâm không thể làm chứng tại tòa án chống lại kẻ hãm hiếp mình (s). 
• chứng của người phụ nữ trong tòa án, cho phép trong trường hợp tài sản, mang ½ trọng lượng của một con người. 
• Một người thừa kế nữ thừa kế một nửa của những gì một người thừa kế nam thừa kế. 
• Một người phụ nữ không thể lái xe một chiếc xe, vì nó dẫn đến fitnah (biến động). 
• Một người phụ nữ không thể nói chuyện một mình với một người đàn ông là những người không phải là chồng hoặc người thân của mình. 
• Thịt ăn phải đến từ động vật đã bị hy sinh để dâng cho Allah - tức là, là "Halal". 
• Hồi giáo nên tham gia vào Taqiyya và nói dối với người ngoài Hồi giáo để làm lợi cho Hồi giáo. 
• Xem bên dưới để biết thêm.
 
Alert !!!
 
 
Thập tự chinh vẫn chưa chấm dứt, phương Tây sẽ thua một lần nữa ... nhưng chắc chắn hơn và vĩnh viễn hơn từ bên trong nhà của mình... Kẻ thù đang đến tận ngưỡng cửa...
 
 

Điều này đã được viết bởi một người phụ nữ sinh ra ở Ai Cập và là một người Hồi giáo. Hãy chắc chắn rằng bạn đọc những đoạn văn (màu đỏ)
ở phía cuối trang...
______________________________ _____
Niềm vui của phụ nữ Hồi giáo By Nonie Darwish 

Trong đức tin Hồi giáo, một người đàn ông Hồi giáo có thể kết hôn với một đứa trẻ ở độ tuổi 1 tuổi và có sự liên hệ tình dục với đứa trẻ này.  Có thể kết hôn khi mới 9 tuổi. Của hồi môn được trao cho các gia đình để trao đổi lấy một người phụ nữ (người sẽ trở thành nô lệ của mình) và để mua các bộ phận kín của người phụ nữ, sử dụng cô như một món đồ chơi.

Mặc dù là một người phụ nữ bị lạm dụng, cô không thể có được một cuộc ly hôn.  Để chứng minh hiếp dâm, người phụ nữ phải có (4) người nam làm nhân chứng.  Thông thường sau khi một phụ nữ bị cưỡng hiếp, cô được trả lại cho gia đình mình và gia đình phải trả lại của hồi môn cho bên chồng  Các gia đình có quyền thực thi quyền của mình (quyền giết chết vì danh dự) để khôi phục lại danh dự của gia đình. Chồng có thể đánh vợ 'theo ý muốn' và anh ta không cần phải nói lý do tại sao ông ta đánh đập vợ mình. 

Người chồng được phép có (4 người vợ) và một người vợ tạm thời trong một giờ (gái mại dâm) theo quyết định của mình.
Các luật Shariah Hồi giáo kiểm soát đời sống cá nhân cũng như đời sống ngoài xã hội của người phụ nữ.
Ở thế giới phương Tây (Mỹ và Anh) người đàn ông Hồi giáo đang bắt đầu để yêu cầu Luật Shariah thi hành tại nơi mình đang ở, buộc người vợ không thể được quyền ly hôn và anh ấy có thể có quyền kiểm soát đầy đủ và hoàn toàn của mình.  Thật là đáng lạ lùng và đáng báo động khi nhiều chị em gái và con gái của chúng ta theo học tại các trường đại học Mỹ và Anh, giờ đang kết hôn với những người đàn ông Hồi giáo, đang tự đặt mình dưới cái luật Shariah.

Bằng cách chuyển thông tin nầy đến các phụ nữ để cảnh tỉnh mọi người, những người Mỹ và người Anh, có thể giúp họ tránh trở thành một người nô lệ theo Luật Shariah.  
Xé phương Tây ra làm đôi. 

Tác giả và giảng viên Nonie Darwish nói mục đích của Hồi giáo cực đoan là để áp đặt luật Shariah trên thế giới, xé luật pháp và sự tự do của phương Tây ra làm đôi.

Gần đây cô đã là tác giả của cuốn sách, "sự trừng phạt độc ác bình thường": Những hệ lụy khủng khiếp toàn cầu của Luật Hồi giáo. Tác giả Darwish đã được sinh ra tại Cairo và trải qua thời thơ ấu của mình ở Ai Cập và Gaza trước khi di cư đến Mỹ vào năm 1978, khi cô mới tám tuổi. Cha cô qua đời trong khi dẫn đầu cuộc tấn công bí mật vào Israel. Ông là sĩ quan cao cấp của quân đội Ai Cập  trấn đóng cùng gia đình tại Gaza.

Khi ông qua đời, ông được xem như là một "shahid", một vị tử đạo vì thánh chiến. Cái lý lịch rất nổi tiếng của ông đã giúp cho Nonie và gia đình cô có một vị trí cao trong xã hội Hồi giáo. Nhưng Darwish phát triển một con mắt hoài nghi ở tuổi trẻ. Cô tự tra vấn văn hóa Hồi giáo của riêng mình đã nuôi dưỡng Cô ... Cô chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo sau khi nghe một nhà giảng thuyết Kitô giáo trên đài truyền hình.

Trong cuốn sách mới nhất của cô, Darwish cảnh báo về  luật Shariah - Luật Shariah là gì, nó có ý nghĩa ra sao, và nó được áp dụng ở các nước Hồi giáo ra sao???

Đối với phương Tây, cô nói Hồi giáo cực đoan đang làm việc để áp đặt luật Sharia trên thế giới. Nếu điều đó xảy ra, nền văn minh phương Tây sẽ bị phá hủy. Người phương Tây thường cho tất cả các tôn giáo khuyến khích sự tôn trọng phẩm giá của mỗi cá nhân. Luật Hồi giáo (Sharia) dạy rằng những kẻ không theo đạo Hồi đáng bị chinh phục hoặc bị giết trong thế giới này.

Hòa bình và thịnh vượng cho con cái chúng ta không phải là điều quan trọng cho bằng sự đảm bảo để luật Hồi giáo được cai trị ở khắp mọi nơi ở Trung Đông và cuối cùng trên thế giới.

Trong khi người phương Tây có xu hướng nghĩ rằng tất cả các tôn giáo khuyến khích đi theo một số lối sống của những quy tắc vàng, chân thiện mỹ, thì Shariah dạy hai hệ thống đạo đức - một cho người Hồi giáo và một cho người ngoài Hồi giáo. Xây dựng trên việc thực hành theo lối thời bộ tộc của thế kỷ thứ bảy, Shariah khuyến khích nhân loại đi theo bằng cách cưỡng bức và chinh phục người khác.

Trong khi người phương Tây có xu hướng nghĩ về những người có khuynh hướng theo tôn giáo, khi có thắc mắc là họ đang muốn phát triển một sự hiểu biết cá nhân và mối quan hệ với Thiên Chúa, thì những người ủng hộ Shariah lại cho những người đặt những câu hỏi hốc búa là những lời chỉ trích, và khó có thể được thông cảm chấp nhận.

Thật khó để tưởng tượng, trong thời đại ngày nay, các học giả Hồi giáo đồng ý rằng những ai chỉ trích đạo Hồi hoặc chọn để không là người Hồi giáo, phải được tiêu diệt. Đáng buồn thay, trong khi nói về sự cải cách Hồi giáo là phổ biến và thậm chí được nhiều người phương Tây giả định như thế, thì những lời lằm bằm than phiền của người dân ở Trung Đông đang bị làm cho im lặng qua sự đe dọa.

Trong khi người phương Tây đã quen về tính bao dung của tôn giáo theo thời gian, Darwish giải thích như thế nào đồng đô la có từ dầu mỏ đang được sử dụng để phát triển một hình thức cực kỳ cố chấp của nền chính trị Hồi Giáo tại Ai Cập quê hương của cô và ở các nơi khác.

(Trong hai mươi năm nữa sẽ có đủ số các cử tri gốc Hồi giáo ở Anh và Úc , Mỹ 
để bầu các chức vụ Tổng thống và Thủ tướng cho mình! Hãy yên tâm rằng họ sẽ làm như vậy ... Bạn có thể nhìn vào cách họ đã thực hiện trên một số thị trấn ở Mỹ ... như Dearborn in Michigan... là một bằng chứng... cho cái nguy cơ bị khống chế bởi Hồi Giáo ... Ở Anh, có một số thành phố bây giờ hoàn toàn bị kiểm soát bởi người Hồi giáo.)

Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người ở Mỹ và Vương quốc Anh nên được yêu cầu để đọc thư nầy, nhưng với ACLU, không có cách nào điều này sẽ được công bố rộng rãi, trừ khi mỗi người trong chúng ta sẽ gửi nó đi!

Thật là một điều quá xấu khi mà rất nhiều người đang thất vọng với cuộc sống và Kitô giáo để chấp nhận Hồi giáo như là một tôn giáo hòa bìnhHồi giáo họ có một đội quân tử đạo, sẵn sàng tắm máu nhân danh đấng Ahlah của họ. Họ sẵn sàng hỗ trợ "hòa bình" bằng cách cung cấp tài chính và các cách riêng của chủ nghĩa yêu nước và tôn giáo cho các chiến binh của họ. Trong khi người Mỹ và Anh đang muốn xa rời Thiên Chúa của họ qua tất cả các trang web công cộng và xóa Thiên Chúa trong đời sống của con em mình ,thì những người Hồi giáo đang có kế hoạch cho một cuộc thánh chiến lớn tại Mỹ và Anh.

Đây là cơ hội của bạn để tạo ra một sự khác biệt! Chuyển thư nầy vào danh sách email của bạn hoặc ít nhất cho những người bạn nghĩ rằng sẽ lắng nghe và quan tâm.