|
Tóm lược một số những tài liệu và biến cố Lịch Sử Việt Nam ... Quá khứ và cận đại .
Saturday, June 30, 2012
Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
HOA KỲ LẬP CĂN CỨ HẢI QUÂN TẠI CAM RANH, BỎ CẤM VẬN KỸ THUẬT CAO, BÁN TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ HẠNG TRUNG SILO VÀ MÁY BAY PHẢN LỰC TÀNG HÌNH CHO VIỆT NAM
California (VietPress USA): Trước đây lối 2 tháng tôi đã có các bài viết, và các buổi phát thanh quốc tế nói trước rằng chắc chắn Mỹ sẽ trở lại Vịnh Cam Ranh và sẽ bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với Việt Nam.
Nay trong chuyến đi họp Hội Nghị Thượng Đĩnh An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Shangri-La tại Singapore từ ngày 02 đến 05-6-2012. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leone Panetta đã mở đầu bằng chuyến viếng thăm thị sát cảng Cam Ranh ngày 02-6 và kết thúc bằng buổi hội kiến với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tai Hà Nội ngày Thứ Hai 04-6-2012. Dịp nầy Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ bỏ cấm vận kỹ thuật cao để VN có thể mua vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.
Thực sự thì ván bài quốc tế đã được sắp đặt và sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ công bố bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với VN và sẽ bán cho VN lối 5 chiếc Tàu Ngầm Nguyên Tử hạng trung loại Silo; và bán lối 12 máy bay tàng hình F18 và có thê F22 nữa.
Chiến thuật chiến lược mới của HK là đưa 60% tổng lực lượng Hải Quân Mỹ qua phòng thủ vùng biển Châu Á Thái Bình Dương từ nay cho đến năm 2020 và chắc chắn là nhắm vào việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng; nhất là trên Biển Đông.
Tứ ngày 21 đến 28-2-1972 khi TT Richard Nixon đến mật đàm với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu-Ân-Lai của Trung Quốc theo sự sắp xếp của Henry Kissinger nhằm chuyển giao VNCH cho Trung Cộng và Bắc Việt. Mỹ cam kết đầu tư vào TQ, mua hàng hóa của TQ. Đổi lại TQ cam kết cùng với CS Bắc Việt bảo đảm an ninh cho Mỹ rút quân khỏi chiến trường VN; và nhất là TQ để yên cho Mỹ phá sụp Liên Sô chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.
Mỹ làm ngơ cho 10,000 quân Bắc Việt và TQ tiến đánh chiếm Căn cứ Caroll ở Ái Tử vào ngày 03-3-1972 và tiến đánh chiếm Đông Hà, Cổ Thành Quảng Trị và hoàn toàn chiếm tỉnh Quảng Tri vào ngày 01-5-1972 để làm áp lực buộc VNCH ngồi vào bàn Hội Nghị Paris. Mỹ cúp hết viện trợ quân sự cho VNCH và buộc VNCH ký Hiệp Định Paris vào 27-01-1973 theo đó Mỹ sẽ rút quân khỏi VNCH; trong khi Bắc Việt được Liên Xô và TQ hỗ trợ đánh nhau với VNCH thi nay Mỹ và TQ công nhận rằng Mặt Trận GPMN được Bắc Việt yểm trợ đánh nhau với VNCH mà không đòi buộc Bắc Việt phải rút 260,000 Bộ Đội Chính Quy ra khỏi Miền Nam VN. Đó là tạo thuận lợi cho Bắc Việt tiến quân chiếm trọn VNCH vào ngày 30-4-1975.
Sau khi Mỹ bàn giao VNCH cho TQ và CS Bắc Việt thì Mỹ cho đầu tư ồ ạt vào TQ, mua 80% hàng hóa TQ sản xuất và TQ đã để yên cho Mỹ đánh sup Liên Xô (USSR) vào năm 1991 khi ông Gorbachev giải thể chế độ Cộng Sản Liên Xô và làmTổng Thống Nga theo chế độ tự do.
Mỹ đã sai lầm tạo cho TQ từ nghèo đói lạc hậu nay trở thành siêu cường kinh tế muốn lật đổ Mỹ. Mỹ đã triệt tiêu các ảnh hưởng của TQ tại Bắc Phi, Afghanistan, Pakistan, Trung Đông và nay Mỹ cũng sẽ dùng con bài Việt Nam để đánh sụp chế độ CS Trung Quốc trong những ngày sắp tới!
Thủ Tướng CSVN nay đã nói thẳng "Hoàng Sa Trường Sa là của VN". Trước đây Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN qua họp ở TQ đã tuyên bố giải quyết tranh chấp Biển Đông trên căn bản "Song Phương"; nhưng nay tại Hội Nghị Shangri-La vừa qua, Tướng Vịnh đã nói ngược lại là phải giải quyết tranh chấp theo cách đa phương có các bên liên quan cùng họp trên căn bản Luật quốc tế Biển.
Hoa Kỳ đang tăng viện trợ quốc phòng gấp 4 lần cho Phi-Luật-Tân giữa lúc TQ đang cho 22 Tàu Chiến đến vây hãm một khu đảo đang tranh chấp sát thềm lục địa của Phi. Và nay HK sẽ bán vũ khí tối tân cho VN là nhằm đẩy TQ vào thế phải đối đầu. Trước đây VN thường ca bài "con cá nó sống vì nước" nói răng TQ là đồng chí anh em và là đối tác hàng đầu của VN. Nay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của VN!
Một khi TQ lâm chiến với Phi-Luật-Tân và VN thì nội tình củaTQ sẽ bất ổn, nội loạn, suy sụp kinh tế và TQ có thể bị xé ra thành ít nhất là 5 nước nhỏ theo như kiểu Liên-Xô bị tan thành nhiều nước tự trị vậy! Hãy chờ xem bà con ui!
Hạnh Dương
Friday, June 29, 2012
VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước |
06/01/12 Nhắn tìm Trung-Úy Vũ Văn Phú, HQ-505 Chuyện đã 40 năm, người Em gái sông Cửu Long mà Anh từng gặp gỡ nơi ngã sáu Phù Đổng vẫn còn nhớ Anh. Xin nhắn Trung-Úy Vũ Văn Phú, SQ Dương-Vận-Hạm HQ-505 và bạn bè biết tin-tức Trung-Úy Phú: ... Phú là kỷ niệm đẹp của một thời học trò, mà mổi khi nhớ lại, vẫn khiến em bồi hồi dù em không còn trẻ nửa. Em muốn hỏi thăm Phú, mong rằng Phú hiện có cuộc sống bình yên và hạnh phúc... E-mail vuhuusan@yahoo.com, để chuyển tiếp. Chuyện đã 40 năm, khoảng thời gian quá đủ để một người trẻ tuổi già đi, trí nhớ bắt đầu giảm sút. Nhưng kỷ niệm, vốn như tên gọi, lại thuộc về quá khứ, mà người lớn tuổi thì luôn nhớ về quá khứ. Khi đó em chỉ là con nhỏ học trò lớp 12 ban toán. Anh có nhớ ở Saigon chổ ngã sáu Phù Đổng có mấy xe bán bột chiên rất ngon không? Học trò thường hay tụ tập sau giờ học. Em cũng không ngoại lệ. Một buổi chiều tan học về em và đứa bạn ngồi ăn ở đó, có hai ông HQ vô quán, bàn nào không ngồi lại ngồi bàn em. Mắc cỡ ăn không ngon và cũng không dám chuyện trò tía lia cùng bạn, lâu lâu ngước lên lại thấy một ông nhìn mình cười cười. Ông này mặc đồ xanh tím, vai áo gắn Alpha và ( hình như) hai gạch. Ông kia mặc đồ xanh biển hình như là Trung sĩ. Ông Tr/sĩ gọi ông kia là Tr/uý. Em khều bạn, ăn nhanh về thôi, nhưng hai ông ăn còn nhanh hơn mình. Lính mà. Chia tay bạn, em chạy xe ra đường Trần Hưng Đạo để về nhà mình, xe dừng chờ đèn thì em đã thấy hai ông HQ chạy sát theo em. Ông Tr/sĩ chở ông Tr/uý cũng bằng Honda Dame. Tr/uý hỏi:" nhà Chi ở đâu?" em giật mình, sao biết tên mình vậy ta? Chắc hồi nãy nghe bạn em kêu thôi. Em không trả lời nhưng khi quay lại nhìn, thấy Tr/ uý cũng không có gì đáng sợ lắm. Nhà em ở trong một con hẽm rộng yên tĩnh thuộc Quận Nhì (giờ là Quận Nhất). Em vào nhà khoảng 10 phút thì nghe má em kêu Chi có bạn tìm. Em bước ra. Trời ạ, Trung uý đang đứng trước mặt em, trong sân nhà em, tự tin như đã là bạn thân của em từ lâu lắm rồi. Trung uý đứng tựa lưng vào gốc ngọc lan, tay cầm chặt một nắm hạt dưa chắc hẵn vừa mua ở tiệm tạp hoá đầu hẽm nhà em. Hình như Tr/ uý muốn nhờ nắm hạt dưa để có thêm bình tỉnh. Trung uý nhìn em, đôi mắt trầm lắng, thiết tha như chịu lổi. Em không còn cách nào khác hơn đành mời Trung uý và Trung sĩ vào nhà, em phải làm ra vẽ tự nhiên đễ má em yên tâm. Trung uý tự giới thiệu mình tên Phú, Trung uý HQ đi tàu HQ 505. Sau một chuyến hải hành, tàu cập bến Bạch Đằng, Trung uý lên bờ rong chơi. Câu chuyện giửa cô học trò lớp 12 và anh Trung uý chỉ xoay quanh chuyện tàu bè, sông biển mà Phú có vẽ rất say mê. Phú còn nhiệt tình giải thích cho học trò biết sự khác nhau giửa HQTr/uý và Tr/uýHQ như thế nào. Phú cũng tự nhận đã mua hạt dưa ở tiệm đầu hẽm để hỏi thăm nhà em. Phú nói em phải giỏi toán mới dám học ban B. Em trả lời còn anh chắc cũng giỏi tấn công nên mới dám xông vào nhà người ta như vậy. Phú cười hiền hoà: anh tin Chi không nở đuổi anh. Mình cùng dân đồng bằng sông Cửu Long mà (trước đó Phú nói gia đình Phú ở Cần Thơ; còn em, ba má em đều sinh trưởng ở Vĩnh Long). Trước khi ra về Phú để lại cho em danh thiếp mang tên Vũ Văn Phú với lời dặn tàu anh còn cập bến Bạch Đằng một, hai ngày nửa. Nhưng em đã không xuống bến BĐ. Tàu nhổ neo lúc nào em không biết. Trời Saigon đã vào mùa hạ. Em có kỳ thi Tú tài trước mặt, em không muốn mình đạp nhầm võ chuối. Nhưng đôi khi trong những bài toán hình học không gian, nhũng phương trình đại số lại ẩn hiện đôi mắt ấy, đôi mắt thiết tha của Phú. Em đậu Tú tài, em vào Đại học. Khoảng tháng 4/1974, lúc đó em đang học năm thứ 1 Đại học Luật khoa, HQ505 lại cập bến Bạch Đằng, Phú tìm gặp em. Vẫn vu vơ chuyện trường chuyện lớp, chuyện tàu bè sóng to gió lớn, chẳng đứa nào nói đến chuyện tình yêu dù tình yêu của ai đó, không phải cúa mình, như tình yêu trong phim Love Story chẳng hạn. Giờ nghĩ lại em thấy ngày đó mình thật ngây thơ và Phú cũng hiền lành quá đổi. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi Phú ở Saigon em có xuống bến BĐ đứng trên cầu nhìn con tàu 505 to lớn, nhìn thấy Phú bước ra từ đó, oai phong và hùng tráng. Một lần như vậy rồi thôi. Chỉ có vậy mà thôi. Rồi tàu lại đi . Và Phú lại đi. Chẳng ai hứa với ai một điều gì. Em ở lại Saigon với Giãng đường Đại học, em làm thơ và viết báo. Nổi nhớ về con tàu 505 biến thành những bài thơ, tạp văn đăng rất đều trên báo Dân Luận, Đông Phương có ghi đề tặng, nhưng có lẽ lúc đó tàu đang ở biển khơi nên Phú không đọc được. Cho đến khi Saigon nổi sóng. Phú và con tàu thân yêu của Phú đi đâu, về đâu giửa cơn giông tố đó, làm sao em biết được, khi em và Phú cách nhau muôn trùng hải lý và em thì nhỏ bé giửa biển đời mênh mông. Em ở lại và em cố quên. Những bài thơ, bài báo em cắt dán vào cuốn sổ tay, em cất cuốn sổ tay vào ngăn cuối cùng của tủ sách, vào ngăn thăm thẳm nhứt trong ký ức của mình. Nhiều năm sau tháng Tư đó, em lấy chồng. Em nhớ có đọc ở đâu đó 2 câu thơ: "...Em và anh, mỗi người một đám cưới. Riêng rẽ họ hàng, riêng rẽ buồn vui...". Em nghĩ Phú cũng đã như em, chẳng ai chờ ai, đợi ai; và chắc hẵn Phú cũng đã riêng rẽ một cuộc đời. Cho đến khi em đọc được "Kỷ niệm với con tàu máu 505" của Nhà văn Điệp Mỹ Linh, sự tàn ác của chiến tranh, nổi thống khổ, đau thương của những người lính, của những dân lành được phơi bày trần trụi, tận cùng với nước mắt và máu hoà lẫn trên con tàu hùng tráng năm xưa em từng biết. Em đọc và em sợ hãi từng con chử. Em sợ bài viết có nói về MỘT CÁI CHẾT MANG TÊN LÀ PHÚ nhưng điều đó đã không xãy ra. Em tự hỏi khi đó Phú ở đâu, còn trên tàu hay đã về đơn vị khác? Phú có bình yên không? Em chỉ muốn biết một điều như vậy. Còn lại, tất cả đều đã..."ngày xưa". Em chỉ muốn giữ lại hình ảnh một anh chàng SQHQ cao cao, tay cầm nắm hạt dưa, đứng hiên ngang giửa sân nhà em trong nhạt nhoà bóng tối thơm nồng hương ngọc lan. Em cũng muốn giữ lại trong ký ức ánh mắt dịu dàng, thiết tha đã từng đôi lần làm em khó ngủ. Em cũng không muốn Phú gặp em lúc này, khi em đã không còn là con nhỏ ăn bột chiên ở ngã sáu Saigon, học Tú tài ban Toán mà Phú từng biết. Em đã không còn là "Người Của Muôn Năm Củ". Ở đâu đó trên hành tinh này, dù có đọc được hay không những dòng tin nhắn, em vẫn cầu mong Phú bình yên và hạnh phúc. Một tác phẩm mới nói về Chiến Tranh Việt Nam viết bằng tiếng Anh. Nhà Xuất Bản Đại Học Indiana vứa cho ra mắt hôm 17 tháng1 năm 2012 một cuốn sách về Chiến Tranh ở Việt Nam. Sách dầy 618 trang, bìa cứng. Sách viết theo thể hồi ký, không viết theo mẫu mực sưu tầm nghiên cứu, gồm 6 phần, 30 chương. Tựa đề: NATIONALIST IN THE VIETNAM WARS, the Memoirs of a Victim Turned Soldier. Nội dung tường thuật lại những biến cố, kinh nghiệm bản thân và thực tế cuộc đời trong chiến tranh mà tác giả hay biết được và tin chắc là sự thật từ đầu thập niên 1940 khi tác giả mới 4 tuổi đến tháng 10 năm 1990 khi tác giả cùng gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ. Tác giả là Cựu SVSQ Nguyễn Công Luận, khoá 12 Trường VBQG thường viết cho Đa Hiệu và tờ VNNB từ 1991 tại San Jose (và các báo tại Việt Nam trước 1975 kể cả tờ Diều Hâu) dưới bút hiệu Lữ Tuấn Email lutuan.k12@gmail.com Thời-gian gần đây có thêm nhiều chuyện kể rất "mắc cười" về hải-chiến như vụ bịa ra Hành-Quân Trần-Hưng-Đạo 47 chẳng hạn. Xin mời xem http://haichienhoangsa.tk Trong HQVNCH, cá-nhân Vũ-Hữu-San chúng tôi công-tác Hoàng-Sa / Trường-Sa trong những thời gian dai dẳng lâu dài vào hạng lâu năm nhất. Các giới chức khác, chí cho đến vị Chỉ-Huy như Đại-Tá Hà-Văn-Ngac cũng chỉ ra trưa hôm nay thì chiều mai lại về bờ sau hải-chiến. Cá-nhân chúng tôi ngoài biển, đến trước về sau, chúng tôi nghỉ chỉ vài ngày là quay trở lại thường-xuyên tuần-tiễu vùng trách-nhiệm Hoàng-Trường-Sa. Nay ngồi "ghế đu đưa", tìm lại tài-liệu cũ và bạn bè xưa... Xin miễn chấp nếu vô-tình gây phiền-nhiễu! Súng 40 ly là hoả-lực chính của giang-lực và nòng cốt cho hoả-lực phòng-không. Tuy vậy 40 ly là vũ-khí cận-chiến sát-hại trong khoảng 2 km, không phải là vũ-khi hải-chiến ngoài biển rộng trong những khoảng cách thông-thường, dù chỉ là dăm ba hải-lý. Xin Mời Quý-Vị & các Bạn Click Vào Xem Nhóm .tk (cho dễ nhớ, xin đọc là tìm kiếm): http://BienDongNamA.tk/, http://vanhoanuoc.tk/, http://luocsu.tk/, http://chienluocbiendong.tk/, http://biendong.tk/, http://haichienhoangsa.tk/,http://hovuvo.tk/, http://paracels.tk/, http://dialybiendong.tk/, http://vuhuusan.tk/, http://ghethuyen.tk, http://hovuvovietnam.tk/. Xin chân-thành cảm ơn Quý-Vị Visitors đã nháy chuột, giúp cho các "free websites" này không bị xoá. Cũng xin cáo lỗi vì khả-năng cá-nhân, một số websites như sau đây đã bị xoá hay bị mất dần quyền kiểm-soát: http://vuhuusan.com, http://vuhuusan.net,http://paracels.com... Đọc Lược-Sử HQVNCH để biết diễn-biến Hải-Chiến Hoàng-Sa 1974 & Đọc để thấy ảnh-hưởng to-lớn của nó đến tinh-thần chống xâm-lược của dân Việt-Nam chúng ta. Để quảng-bá ra thế-giới biết dã-tâm của Trung-Cộng, chúng ta cần một bản Anh-Ngữ. Các tác-phẩm của chúng tôi (vuhuusan@yahoo.com): - Lược-Sử Tổ-Chức Hải-Quân VNCH - Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa - Vịnh Bắc-Việt & Chủ-Quyền Hải-phận - Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa - Sơ-lược Hải-Sử & Thuỷ-Quân Nước ta - Chiến-hạm & Chiến-Đĩnh VNCH. Sắp xuất-bản: - Văn-Minh Nước & Cổ Hàng-Hải Việt-Nam - GheThuyền Việt-Nam (366 Camino De Estrella, #231, San Clementé, CA 92672, vuhuusan@yahoo.com) http://haichienhoangsa.tk/ Lữ CôngBảy (HQ-4) viết: "Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu địch qua màn hình radar..." HQ Trung-Uý Nguyễn-Ngọc-Roa (sinh-quán Phúc-Nhạc, Ninh-Bình; hiện lập-nghiệp tại Tân-Thành, Đức-Trọng, Lâm-Đồng)) muốn liên-lac với các bạn cũ đt 0633 845 362 (nhà) & 0902 150 588 (cell). Anh Em Hoàng-Sa HQ-4, HQ-5, HQ-16, HQ-10 hãy họp nhau lại, cùng nói lên tinh-thần "1974 quyết-tử" của chúng ta . Ảnh-hưởng hội-thảo có thể rất mạnh-mẽ, đủ để thay đổi tinh-thần Việt-Nam lúc này chung lưng đấu cật "bảo-toàn hải-phận Biển Đông". Như vậy phần nào Anh Em, dù cho già yếu, cũng đã cố làm trọn nhiệm vụ của một người con dân đối với Cha Ông Tiên Tổ Việt-Nam. Mừng các vị NGUYỄN VĂN TRỢ, HÀ VĂN ON và THIỀU QUANG TÀI (khoá 1 ĐB) gặp la.i nhau. Tên các bạn HQVN được liệt-kê trong cuốn sách "lược-Sử HQVNCH: http://luocsu.tk "Nước" là gốc rễ bản-địa của Dân-tộc: http://vanhoanuoc.tk/, http://vanhoanuoc.110mb.com, http://vanhoanuoc.tripod.com Người Việt-Nam khác hẳn các dân khác, rất hãnh-diện được làm một người Việt-Nam. Chúng ta có thể hy-sinh tất cả để bảo-vệ lãnh-thổ. Sở dĩ người Việt "cuồng-tín" như vậy vì chúng ta cảm thấy bản-thân gắn liền vào đất nước Việt-Nam. Sự gắn liền đó đã khởi-sự từ lâu đời. Nó biểu-lộ tính-chất thuần-nhất và đặc-tính "bản-địa" của gốc rễ dân-tộc. Từ mười mấy ngàn năm trước liên-tục đến nay, giống Việt đã là chủ-nhân-ông đầu tiên của vùng đất cạnh Biển Đông này.Tự thâm-tâm người Việt-Nam nghĩ rằng chúng ta có gốc rễ tại chỗ. Lẽ tự-nhiên chúng ta không thích bị gọi là "con đẻ của Tàu" hay giống dân từ núi rừng cao-nguyên (như Tây-Tạng) đi xuống, cũng không ưa bị gán cho là từ hải đảo xa xôi (như Melanesia) đi vào.Vũ Hữu San Về cuốn sách "Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa" Lưu ý: Cuốn sách này không bày bán tại các tiệm sách. Nếu thấy, xin đừng mua vì là sách giả, bất hợp-pháp. (hard-copy ấn-phí $20.00, l/l vuhuusan@yahoo.com) được mang in lần thứ 3, nhắc lại những lời cảnh-báo trong ấn-bản đầu tiên từ 1994, rằng VN sẽ tiếp-tục mất thêm hải-phận nếu không tuân-thủ đúng Luật Biển LHQ. Hạn-kỳ trình Hội-đồng Luật Biển về hải-phận là năm 2009. Như vậy chỉ còn một năm... Chúng tôi cũng đã tái-bản sách & phát-hành "Vịnh Bắc Việt- Địa lý và Chủ Quyền Hải Phận" E-mail: vuhuusan@yahoo.com (giá sách $20.00) Vịnh Bắc-Bộ? Khi tôi đi đánh cá, thuyền tôi có quyền hành-nghề trong vùng "một nửa đường từ bờ Việt-Nam đến bờ đảo Hải-Nam" hay không, hở mấy Ông Nhà Nước ơi ?!?!?! In accordance with the internationally accepted 1958 Geneva Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, the principle of equidistant points or median lines was used to determine the position of the maritime boundary between the two countries. Nguyên tắc Luật Biển LHQ (UNCLOS 1982) cũng đã ấn-định việc phân chia Hải-phận theo các Trung Điểm và TrungTuyến... Việt-Nam đi theo luật nào? Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong sách "Vịnh Bắc-Việt, Địa-Lý & Chủ-quyền Hải-phận" (http://vinhbacviet.tripod.com) (giá sách $20.00) - Không quên những Anh-hùng đã hy-sinh cho lý-tưởng bảo-vệ đất nước ngoài khơi - Chúng tôi sẽ xuất-bản Sách "HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA - HQ-4 Tưởng-Niệm 40 Năm" (www.haichienhoangsa.tk) vào ngày giỗ các Tử-Sĩ Hoàng-Sa 2014. Xin các nhân-chứng gửi bài viết. Thời-gian gần đây có thêm nhiều chuyện kể rất "mắc cười" về hải-chiến như vụ bịa ra Hành-Quân Trần-Hưng-Đạo 47 chẳng hạn. Xin mời xem http://haichienhoangsa.tk Tìm tọa-độ chính-xác cho Biên-Giới ViệtNam-TrungHoaClick here: Useful Books, Maps and Other InformationsTrường Sa Forum (Anh ngữ): Thảo Luận những vấn đề liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa Kính mời Quý-Vị mang họ Vũ - Võ - Ðặng Vũ vào thăm viếng::
Về trận Hải-Chiến với Trung-Cộng ngày 19-1-1974, chúng tôi đã có nhiều buổi thảo-luận về Hải-chiến & Biển Đông trên Paltalk. Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong các websites: |
Subscribe to:
Posts (Atom)