Đồng thời, ông Panetta cũng lên tàu chở hàng Mỹ USNS Richard E. Byrd, hiện đang đậu tại cảng Cam Ranh. Tàu này có nhiệm vụ tiếp tế hậu cần cho các hạm đội hải quân Hoa Kỳ và đa số nhân viên trên tàu là dân sự.
Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, thì có thể trong chuyến công du Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta sẽ tìm cách thuyết phục chính quyền Hà Nội linh hoạt hơn trong việc tiếp nhận sửa chữa các tàu của Mỹ tại cảng Cam Ranh.
Từ năm 2003, Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận tiến hành trao đổi các cuộc viếng thăm ở cấp bộ trưởng Quốc phòng, ba năm một lần. Từ năm 2004, hai bên đã tổ chức Đối thoại quốc phòng thường niên, sau đó, được mở rộng thành Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng. Đến 2010, Hà Nội và Washington quyết định nâng cấp cơ chế này lên thành Đối thoại về chính sách quốc phòng.
Tháng 09/2011, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên: Thiết lập đối thoại cấp cao đều đặn giữa hai bộ Quốc phòng, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa thiên tai.
Trong chuyến thăm Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Panetta sẽ thảo luận về thể thức áp dụng thỏa thuận nói trên. Mộtquan chức cao cấp Mỹ, xin dấu tên, cho AFP biết: « Trong những năm qua, chúng tôi đã đi cùng Việt Nam trên một quãng đường dài. 17 năm sau khi bình thường hóa quan hệ, nhìn trong tổng thể, chúng tôi có những mối liên hệ vững chắc vói chính phủ Việt Nam và quan hệ giữa quân đội hai nước rất lành mạnh ».
Khi nhận định về mục đích chuyến thăm Việt Nam của bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Panetta, giáo sư Carl Thayer còn nêu ra khả năng phía Mỹ tìm cách thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố hợp tác sơ khởi về quân y, được ký năm ngoái, theo đó, Washington muốn đưa sang Việt Nam một đơn vị nghiên cứu quân y. Nếu chính quyền Hà Nội chấp nhận đề nghị này, thì đây sẽ là một bước tiến lớn của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng với Mỹ, vì cho đến nay, Hà Nội vẫn chống lại sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, ngoài những người làm việc trong Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Từ năm 2003, Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận tiến hành trao đổi các cuộc viếng thăm ở cấp bộ trưởng Quốc phòng, ba năm một lần. Từ năm 2004, hai bên đã tổ chức Đối thoại quốc phòng thường niên, sau đó, được mở rộng thành Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng. Đến 2010, Hà Nội và Washington quyết định nâng cấp cơ chế này lên thành Đối thoại về chính sách quốc phòng.
Tháng 09/2011, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên: Thiết lập đối thoại cấp cao đều đặn giữa hai bộ Quốc phòng, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa thiên tai.
Trong chuyến thăm Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Panetta sẽ thảo luận về thể thức áp dụng thỏa thuận nói trên. Một
Khi nhận định về mục đích chuyến thăm Việt Nam của bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Panetta, giáo sư Carl Thayer còn nêu ra khả năng phía Mỹ tìm cách thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố hợp tác sơ khởi về quân y, được ký năm ngoái, theo đó, Washington muốn đưa sang Việt Nam một đơn vị nghiên cứu quân y. Nếu chính quyền Hà Nội chấp nhận đề nghị này, thì đây sẽ là một bước tiến lớn của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng với Mỹ, vì cho đến nay, Hà Nội vẫn chống lại sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, ngoài những người làm việc trong Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment