Theo các thông tin đầu tiên từ chiến trường, nhờ được không quân Pháp hỗ trợ, quân đội Mali đã tạm thời ngăn chặn được bước tiến của các lực lượng Hồi giáo võ trang vào hôm 12/01, tại khu vực chung quanh thành phố Konna, miền Trung Mali.
Chiến sự diễn ra rất ác liệt. Theo nguồn tin từ chính quyền Bamako, đã có 11 binh sĩ Mali tử trận, 60 người khác bị thương, và một sĩ quan không quân Pháp đã bị thiệt mạng, sau khi một chiếc trực thăng chiến đấu của Pháp bị rơi trên chiến trường. Một nguồn tin quân sự Mali cho biết là về phía lực lượng Hồi giáo, đã có khoảng « một trăm » người chết. Theo các nguồn tin tình báo hôm 13/01, một lãnh đạo cao cấp của nhóm Ansar Dine, bí danh Kojak, đã bị chết.
Riêng về thường dân, tổ chức phi chính phủHuman Rights Watch (HRW) xác định có 10 người thiệt mạng, trong đó có ba trẻ em.
Chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp được cho là sẽ phải kéo dài vì theo bộ trưởng Quốc phòng Pháp vào hôm nay, đà tiến của các nhóm vũ trang Hồi giáo chưa « hoàn toàn được ngăn chặn».
Trong chiến dịch được đặt tên là Serval, ngoài việc dùng không quân hỗ trợ cho quân đội Mali, Pháp cũng đã cho triển khai nhiều đơn vị quân đội tại thủ đô Bamako, trên danh nghĩa là để đảm bảo an ninh cho khoảng 6.000 công dân Pháp.
Trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali, Paris không đơn độc. Các quốc gia châu Phi như Burkina Faso, Niger và Senegal đã từng loan báo sẽ gởi mỗi nước một tiểu đoàn khoảng '500 quân' qua Mali. Các đơn vị châu Phi đầu tiên có thể sẽ đến Mali vào hôm nay. Riêng Nigeria cho biết đã gửi một đội ngũ kỹ thuật không quân đến Mali.
Trong số các nước Phương Tây, có lẽ Pháp là nước duy nhất gởi quân qua Mali trực tiếp tham chiến. Các nước khác sẽ chỉ hỗ trợ về mặt hậu cần. Ngay từ hôm qua, Anh Quốc xác định là sẽ chỉ giúp đỡ quân đội Pháp về phương diện hầu cần, nhưng loại trừ khả năng triển khai lực lượng chiến đấu tại Mali.
Hoa Kỳ cũng vậy. Theo thông tín viên Jean-Louis Pourtet tại Washington, Lầu Năm Góc có thể giúp Pháp trong nhiều lãnh vực như tiếp tế nhiên liệu trên không, sử dụng máy bay không người lái để giám sát hiện trường, chia sẻ thông tin tình báo. Mục tiêu ngăn chặn khủng bố mà Pháp nêu bật để can thiệp vào Mali rất được Mỹ tán đồng :
“Phản ứng của Mỹ cho đến giờ này trước chiến dịch oanh kích của Pháp vào Mali rất kín đáo. Nhưng Washington đã thở phào nhẹ nhõm trước cuộc can thiệp quân sự của Pháp.
Chinh quyền Obama không thích các hành động đơn phương, mà chủ trường phối hợp với cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Pháp về mặt hậu cần, trợ giúp trên mặt thông tin tình báo, và cũng có thể cho sử dụng máy bay không người lái.
Đối với Washington, trường hợp Mali là bản sao của Libya khi mà cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đóng vai trò quyết định, lãnh đạo chiến dịch can thiệp trong lúc Hoa Kỳ chỉ đi sau.
Tổng thống François Hollande đã có hành động tương tự, và ông đã được giới bảo thủ Mỹ ca ngợi, những người thường không mấy khi khen một nhân vật đảng Xã hội.
Tờ Wall Street Journal, của ông Rupert Murdoch, đã hoan nghênh quyết định của tổng thống Pháp, nhưng cũng ghi nhận một cách mỉa mai là nó được đưa ra đúng vào lúc ông Obama tuyên bố tăng tốc độ rút quân Mỹ khỏi Afghanistan
Nhật báo Mỹ đã khen ngợi là : “Pháp đã dứt khoát hành động một mình thay vì để cho một đất nước bị Al Qaeda bao vây, và chờ đợi những kẻ huênh hoang ở Liên Hiệp Quốc làm một cái gì cụ thể thay vì nói suông.”
Chiến sự diễn ra rất ác liệt. Theo nguồn tin từ chính quyền Bamako, đã có 11 binh sĩ Mali tử trận, 60 người khác bị thương, và một sĩ quan không quân Pháp đã bị thiệt mạng, sau khi một chiếc trực thăng chiến đấu của Pháp bị rơi trên chiến trường. Một nguồn tin quân sự Mali cho biết là về phía lực lượng Hồi giáo, đã có khoảng « một trăm » người chết. Theo các nguồn tin tình báo hôm 13/01, một lãnh đạo cao cấp của nhóm Ansar Dine, bí danh Kojak, đã bị chết.
Riêng về thường dân, tổ chức phi chính phủ
Chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp được cho là sẽ phải kéo dài vì theo bộ trưởng Quốc phòng Pháp vào hôm nay, đà tiến của các nhóm vũ trang Hồi giáo chưa « hoàn toàn được ngăn chặn».
Trong chiến dịch được đặt tên là Serval, ngoài việc dùng không quân hỗ trợ cho quân đội Mali, Pháp cũng đã cho triển khai nhiều đơn vị quân đội tại thủ đô Bamako, trên danh nghĩa là để đảm bảo an ninh cho khoảng 6.000 công dân Pháp.
Trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali, Paris không đơn độc. Các quốc gia châu Phi như Burkina Faso, Niger và Senegal đã từng loan báo sẽ gởi mỗi nước một tiểu đoàn khoảng '500 quân' qua Mali. Các đơn vị châu Phi đầu tiên có thể sẽ đến Mali vào hôm nay. Riêng Nigeria cho biết đã gửi một đội ngũ kỹ thuật không quân đến Mali.
Trong số các nước Phương Tây, có lẽ Pháp là nước duy nhất gởi quân qua Mali trực tiếp tham chiến. Các nước khác sẽ chỉ hỗ trợ về mặt hậu cần. Ngay từ hôm qua, Anh Quốc xác định là sẽ chỉ giúp đỡ quân đội Pháp về phương diện hầu cần, nhưng loại trừ khả năng triển khai lực lượng chiến đấu tại Mali.
Hoa Kỳ cũng vậy. Theo thông tín viên Jean-Louis Pourtet tại Washington, Lầu Năm Góc có thể giúp Pháp trong nhiều lãnh vực như tiếp tế nhiên liệu trên không, sử dụng máy bay không người lái để giám sát hiện trường, chia sẻ thông tin tình báo. Mục tiêu ngăn chặn khủng bố mà Pháp nêu bật để can thiệp vào Mali rất được Mỹ tán đồng :
“Phản ứng của Mỹ cho đến giờ này trước chiến dịch oanh kích của Pháp vào Mali rất kín đáo. Nhưng Washington đã thở phào nhẹ nhõm trước cuộc can thiệp quân sự của Pháp.
Chinh quyền Obama không thích các hành động đơn phương, mà chủ trường phối hợp với cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Pháp về mặt hậu cần, trợ giúp trên mặt thông tin tình báo, và cũng có thể cho sử dụng máy bay không người lái.
Đối với Washington, trường hợp Mali là bản sao của Libya khi mà cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đóng vai trò quyết định, lãnh đạo chiến dịch can thiệp trong lúc Hoa Kỳ chỉ đi sau.
Tổng thống François Hollande đã có hành động tương tự, và ông đã được giới bảo thủ Mỹ ca ngợi, những người thường không mấy khi khen một nhân vật đảng Xã hội.
Tờ Wall Street Journal, của ông Rupert Murdoch, đã hoan nghênh quyết định của tổng thống Pháp, nhưng cũng ghi nhận một cách mỉa mai là nó được đưa ra đúng vào lúc ông Obama tuyên bố tăng tốc độ rút quân Mỹ khỏi Afghanistan
Nhật báo Mỹ đã khen ngợi là : “Pháp đã dứt khoát hành động một mình thay vì để cho một đất nước bị Al Qaeda bao vây, và chờ đợi những kẻ huênh hoang ở Liên Hiệp Quốc làm một cái gì cụ thể thay vì nói suông.”
No comments:
Post a Comment