Sunday, February 18, 2018

1979-1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo Việt Nam

1979-1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo Việt Nam

(Quan hệ quốc tế) - Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc nuôi dã tâm xâm lược biển đảo của Việt Nam
Sau khi quân Trung Quốc thảm bại rút lui, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam", nhưng trên thực tế, tiếng súng vẫn còn nổ trên biên giới phía Bắc hàng chục năm sau, quân xâm lược còn chiếm đóng rải rác tổng cộng khoảng 60 km2 lãnh thổ nước ta.
Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận, từ tháng 7/1980 đến tháng 8/1987, dọc tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7/1980, tháng 5/1981, tháng 4/1983, tháng 6/1985, tháng 12/1986 và tháng 1/1987.
Tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ của Việt Nam thể hiện rõ qua các cuộc đàm phán về biên giới trên bộ và biển giữa hai nước. Sau khi quân xâm lược rút quân, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt - Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán.
Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác.
Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới là “chấm dứt chiến sự; phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung-Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập”.
Phía Trung Quốc từ chối những đề nghị của Việt Nam, đồng thời đưa ra đề nghị tám điểm hết sức phi lý của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những Công ước Trung-Pháp", chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Lễ tưởng niệm những liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc trên Biển Đông
Đặc biệt là Bắc Kinh đưa ra yêu sách đòi chúng ta phải thừa nhận chủ quyền phi pháp của nước này đối với các quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa).
Trong vòng 2 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 6/1979, Trung Quốc khăng khăng bảo lưu các luận điểm ngang ngược và vô căn cứ này, sau khi không đạt được các yêu sách chủ quyền phi pháp, họ đã bỏ hội nghị, mặc dù phía Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các vòng đàm phán tiếp theo.
Việc Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình và từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới bắt đầu bàn bạc các vấn đề khác, đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Song song với những luận điệu hết sức ngang ngược, chính quyền Bắc Kinh cũng chủ động tiến hành các hoạt động gây rối trên biển, đồng thời ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Trước tiên, cũng giống như những thủ đoạn hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện, nhà cầm quyền Bắc Kinh chủ trương đưa ra các hành động nhằm biến vùng biển “không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”.
Ngày 23/7/1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở khu vực đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Quang cảnh trên một trong các đảo được bộ đội Việt Nam chốt giữ
Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tầu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).
Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, che giấu sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.
Trung Quốc tiến hành các hành động chuẩn bị xâm lược Trường Sa
Về mặt quân sự, vào cuối năm 1979, Trung Quốc thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLAMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN), sau đó, thành lập lữ đoàn tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền đầu tiên là Lữ 1 Hải quân đánh bộ vào tháng 5/1980.

(Quan hệ quốc tế) - Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.


Trung Quốc nuôi dã tâm xâm lược biển đảo của Việt Nam
Sau khi quân Trung Quốc thảm bại rút lui, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam", nhưng trên thực tế, tiếng súng vẫn còn nổ trên biên giới phía Bắc hàng chục năm sau, quân xâm lược còn chiếm đóng rải rác tổng cộng khoảng 60 km2 lãnh thổ nước ta.
Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận, từ tháng 7/1980 đến tháng 8/1987, dọc tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7/1980, tháng 5/1981, tháng 4/1983, tháng 6/1985, tháng 12/1986 và tháng 1/1987.
Tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ của Việt Nam thể hiện rõ qua các cuộc đàm phán về biên giới trên bộ và biển giữa hai nước. Sau khi quân xâm lược rút quân, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt - Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán.
Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác.
Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới là “chấm dứt chiến sự; phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung-Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập”.
Phía Trung Quốc từ chối những đề nghị của Việt Nam, đồng thời đưa ra đề nghị tám điểm hết sức phi lý của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những Công ước Trung-Pháp", chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Lễ tưởng niệm những liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc trên Biển Đông
Đặc biệt là Bắc Kinh đưa ra yêu sách đòi chúng ta phải thừa nhận chủ quyền phi pháp của nước này đối với các quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa).
Trong vòng 2 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 6/1979, Trung Quốc khăng khăng bảo lưu các luận điểm ngang ngược và vô căn cứ này, sau khi không đạt được các yêu sách chủ quyền phi pháp, họ đã bỏ hội nghị, mặc dù phía Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các vòng đàm phán tiếp theo.
Việc Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình và từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới bắt đầu bàn bạc các vấn đề khác, đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Song song với những luận điệu hết sức ngang ngược, chính quyền Bắc Kinh cũng chủ động tiến hành các hoạt động gây rối trên biển, đồng thời ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Trước tiên, cũng giống như những thủ đoạn hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện, nhà cầm quyền Bắc Kinh chủ trương đưa ra các hành động nhằm biến vùng biển “không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”.
Ngày 23/7/1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở khu vực đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Quang cảnh trên một trong các đảo được bộ đội Việt Nam chốt giữ
Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tầu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).
Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, che giấu sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.
Trung Quốc tiến hành các hành động chuẩn bị xâm lược Trường Sa
Về mặt quân sự, vào cuối năm 1979, Trung Quốc thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLAMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN), sau đó, thành lập lữ đoàn tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền đầu tiên là Lữ 1 Hải quân đánh bộ vào tháng 5/1980.

(Quan hệ quốc tế) - Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.

Song song với đó, Bộ quốc phòng nước này cũng bắt đầu triển khai các máy bay ném bom H-6 của lực lượng không quân, thuộc Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trái phép trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào tháng 1 năm 1980.
Đồng thời, Bộ quốc phòng Trung Quốc còn di chuyển trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải từ Quảng Châu xuống Trạm Giang và biên chế cho hạm đội này những trang bị hiện đại nhất để xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự, tăng cường các tàu chiến hiện đại mang tên lửa.
Năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí (nguyên là tư lệnh cánh quân Vân Nam, xâm lược Việt Nam năm 1979) đã đến thăm trái phép quần đảo Hoàng Sa và tàu hải quân của Trung Quốc.
Từ năm 1986, tình hình khu vực biển quần đảo Trường Sa có những diễn biến phức tạp, do một số quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc được đẩy mạnh các hoạt động tranh chấp chủ quyền.
Cuối tháng 12 năm 1986, Trung Quốc cho máy bay và tàu thuyền có cả tàu chiến hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài.
Trong khi đó, Philippines cũng đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo của họ đóng giữ trái phép là đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, Panata, hay còn gọi là Lamkiam Cay (còn có tên khác là Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn).
Một tàu chiến Trung Quốc tham gia xâm chiếm đảo của Việt Nam năm 1988
Cùng lúc đó ở phía nam Trường Sa, Malaysia cũng bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân và tháng 1 năm 1987, Malaysia chiếm đóng bãi đá Kiêu Ngựa, làm cho tình hình tranh chấp đảo ở Biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng.
Ngày 15/4/1987, Bắc Kinh cáo buộc quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa, nhằm “chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai” và đòi Việt Nam rút khỏi Ba Tiêu và 9 hòn đảo khác, “bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp”.
Đây là những tuyên bố hết sức phi lý bởi Việt Nam có quyền củng cố các đảo và khai thác tài nguyên tại các khu vực biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình. Tuyên bố đó là sự thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ ngày 15/5 đến ngày 6/6/1987, hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc diễn tập lớn và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm thăm dò luồng lạch để chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.
Giữa tháng 10, tháng 11 năm 1987, Trung Quốc lại đưa tàu nghiên cứu Hải Dương 4 và một số tàu chiến đi qua các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trưởng Sa, Song Tử Tây; có lúc các tàu này vào sát đảo của ta khoảng 1 hải lý.
Ta nhận định hoạt động diễn tập quân sự bất thường và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa của Trung Quốc là nhằm mục đích thăm dò luồng lạch, và luyện tập phương án chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam tập luyện sử dụng vũ khí phòng thủ đảo
Ta nhận định có khả năng Trung Quốc sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác. Do đó, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đưa lực lượng công binh ra các đảo để chốt giữ.
Đầu năm 1988, ở vùng biển phía Bắc, Trung Quốc triển khai thêm khu vực khai thác dầu khí, tăng cường tàu cá vào quấy nhiễu ở vịnh Bắc Bộ, sử dụng không quân và hải quân gây hấn, chủ động khiêu khích ở Hoàng Sa, gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực này, để rảnh tay chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa.
Bước sang năm 1988, tình hình Trường Sa đột nhiên trở nên căng thẳng. Ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định: Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta.
Trong khi đó, các nước khác có thể nhân cơ hội này chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân. Cuộc tranh chấp các đảo đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực, thậm chí có thể xảy ra xung đột quân sự trên biển.
Đây là những bối cảnh trước khi Việt Nam hoạch định chiến dịch “Chủ quyền 88” (CQ-88) nhằm xây dựng các công trình thể hiện chủ quyền ở các đảo lúc đó chưa có người kiểm soát, ngăn cản Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng trái phép các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
  • Thiên Nam


Chiến tranh 1979: Thành đồng Lạng Sơn chặn quân xâm lược

Chiến tranh 1979: Thành đồng Lạng Sơn chặn quân xâm lược

(Hồ sơ) - Trên hướng Lạng Sơn, quân Trung Quốc sử dụng lực lượng cực lớn gồm những đơn vị thiện chiến để tấn công.

Chuyên đề: Chiến tranh Biên giới Việt Trung 1979
Lực lượng Trung Quốc gồm 8 sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn 43, 50, 54 và 55 cùng 196 xe tăng, thiết giáp của 2 trung đoàn xe tăng thuộc Quân đoàn 55 và Quân khu Quảng Châu, chưa kể 80 xe tăng của Quân đoàn 43.
Hướng tiến công chủ yếu của địch nhằm mục tiêu vào Thị xã Lạng Sơn, đồng thời triển khai các mũi vu hồi đánh vào Lộc Bình, Tràng Định, Đình Lập nhằm thu hút và chia cắt lực lượng ta.
Trên hướng Tràng Định, quân Trung Quốc sử dụng Sư đoàn 129 Quân đoàn 43 tiến công các điểm chốt của ở Pò Mã, Pò Pùn, Lũng Xá, Khau Mười, Bản Tang…
Chien tranh 1979: Thanh dong Lang Son chan quan xam luoc
Các đợt tiến công của Trung Quốc bị Trung đoàn 199 bộ đội Lạng Sơn, Tiểu đoàn đặc công 27, Tiểu đoàn 6 Tràng Định, Đồn biên phòng Pò Mã, Bình Nghi… và dân quân Đội Cấn, Tri Phương, Quốc Khánh đánh bại trong 1 tuần chiến đấu đầu tiên.
Tuy nhiên, ngày 24/2, địch sử dụng 1 trung đoàn từ Thạch An (Cao Bằng) theo Đường số 4 bất ngờ đánh vào sau lưng Trung đoàn 199.
Do không có phương án đề phòng từ trước, thế trận phòng ngự của Trung đoàn 199 nhanh chóng tan vỡ. Ngày 25/2, quân Trung Quốc chiếm được Thị trấn Thất Khê.
Trên hướng Lộc Bình, Sư đoàn 127 và 128 thuộc Quân đoàn 43 Trung Quốc có xe tăng hỗ trợ tiến công các điểm chốt của Trung đoàn 123 bộ đội Lạng Sơn, Tiểu đoàn 9 Lộc Bình. Đồn biên phòng Chi Ma cùng dân quân Tú Mịch, Yên Khoái… trên các điểm cao 540, 468, 557 (Chi Ma), khu vực Bản Thín, Bản Lan, điểm cao 412, 481, 402 (Tú Mịch)...
Lực lượng vũ trang Việt Nam tổ chức phòng ngự quyết liệt, đồng thời có thời điểm tổ chức phản kích buộc địch phải co cụm lại ở phía nam Núi Mẫu Sơn.
Tuy nhiên trước sức áp đảo về binh hỏa lực của địch, ngày 22/2, Trung đoàn 123 phải bỏ thị trấn rút lên Núi Mẫu Sơn tiến hành chiến tranh du kích. Đến ngày 28/2 quân Trung Quốc làm chủ Thị trấn Lộc Bình.
Trên hướng Đình Lập, quân Trung Quốc không tổ chức đánh lớn ngay trong ngày 17/2 mà chỉ sử dụng một bộ phận dân binh và địa phương quân tập kích lấn chiếm một số điểm chốt của Sư đoàn 338, Tiểu đoàn 131 Đình Lập, Đồn biên phòng Bắc Xa, Chi Lăng...
Trước tình hình đó, Quân khu 1 quyết định điều phần lớn lực lượng Sư đoàn 338 về Chi Ma, Tú Mịch, Lộc Bình chặn địch.
Đồng thời để chia lửa cho Sư đoàn 3 ở Đồng Đăng, từ ngày 22/2 đến 26/2 Sư đoàn 338 đã chủ động dùng Trung đoàn 460 trên hướng Bản Chắt tiến công vào sâu 10km trong hậu phương của địch, loại khỏi vòng chiến 1 tiểu đoàn Trung Quốc và phá hủy toàn bộ khu doanh trại, hậu cần của chúng.
Ngoài ra sư đoàn còn cho công binh luồn sâu 20km vào sau lưng địch đánh sập 2 cầu và dùng một bộ phận tinh nhuệ tập kích Sân bay Ninh Minh (Quảng Tây).
Trên hướng chủ yếu, Sư đoàn 163 và 165 thuộc Quân đoàn 55 Trung Quốc chia làm nhiều mũi đồng loạt đánh vào các điểm chốt của Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 và các đơn vị địa phương ở Đồng Đăng và Tân Thanh (Văn Lãng), trong khi đó trên hướng Cao Lộc, Sư đoàn 164 Quân đoàn 55 Trung Quốc cũng tấn công trận địa Tiểu đoàn 8 Cao Lộc ở khu vực Bản Xâm, Lục Quyên lập bàn đạp tiến công.
Cuộc tiến công trên hướng Văn Lãng bị một bộ phận của Trung đoàn 12 Sư đoàn 3, Tiểu đoàn 7 Văn Lãng, Đồn biên phòng Tân Thanh, Na Hình... đẩy lui ở Nà Nôi, Bản Thấu (Tân Yên), Thụy Hùng… buộc phía Trung Quốc phải tạm dừng tiến công ngày 18/2.
Đặc biệt, tại hướng chủ yếu Đồng Đăng, nhờ vào ưu thế về binh hỏa lực và giữ được bất ngờ, ngay trong sáng 17/2 quân Trung Quốc đã chiếm được hầu hết các trận địa phòng ngự chủ yếu của ta ở Đồng Đăng, cắt đứt Đường 1A và 1B.
Tuy nhiên cuộc chiến đấu ác liệt vẫn diễn ra liên tục từ ngày 17/2 đến 20/2 xung quanh thị trấn Đồng Đăng (cách thị xã Lạng Sơn 14km) và ngã ba Tam Lung (cách thị xã Lạng Sơn 7km) với các điểm nóng ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị và điểm cao 402, cụm chốt Thâm Mô - Pháo đài - điểm cao 339, ga Đồng Đăng, khu đồi Chậu Cảnh, điểm cao Khôn Làng….
Mặc dù bị tổn thất, các đơn vị hỗn hợp của Sư đoàn 3, Trung đoàn 12 Thanh Xuyên, Tiểu đoàn 11 bộ đội địa phương thị xã, Tiểu đoàn 1 cảnh sát cơ động, Đại đội 5 công an vũ trang, Đồn biên phòng Hữu Nghị Quan... cùng dân quân tự vệ tại chỗ đã kiên cường bám trụ trận địa, đồng thời tổ chức tiến công giành giật lại các vị trí bị chiếm đóng, gây cho đối phương những thiệt hại hết sức nặng nề.
Bị giam chân suốt nhiều ngày, đến ngày 22/2, quân Trung Quốc tăng cường lực lượng mở một đợt tiến công mới vào Tân Yên, Đồng Đăng.
Nhờ ưu thế vượt trội về binh hỏa lực, sau hàng loạt trận đánh liên tục, đến ngày 23/2/1979, địch chiếm được khu vực Tân Yên, Đồng Đăng. Các lực lượng vũ trang Việt Nam rút về phía sau lập phòng tuyến mới.
Ngày 24/2/1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Mặt trận Lạng Sơn, Thiếu tướng Hoàng Đan, Phó giám đốc Học viện quân sự cấp cao được điều về giữ chức Phó tư lệnh Quân khu kiêm Tư lệnh Mặt trận.
Đồng thời, hai sư đoàn chủ lực cùng nhiều tiểu đoàn bộ binh, binh chủng và dân quân tự vệ ở tuyến sau được điều động lên chi viện cho tiền tuyến.
Từ ngày 23/2, sau khi tiến hành sơ tán các cơ quan và nhân dân trong thị xã Lạng Sơn, đội hình phòng thủ của ta được điều chỉnh lại: Sư đoàn bộ binh 3 và Trung đoàn 197 Bắc Thái đảm nhiệm phòng ngự khu vực đường 1A, 1B phía nam Đồng Đăng và trục đường từ Cao Lộc về thị xã;
Sư đoàn bộ binh 327, Trung đoàn xe tăng 407 và các đơn vị của BCHQS tỉnh đảm nhiệm khu vực phía bắc và đông thị xã; Trung đoàn phòng không 272 bố trí ở cả phía bắc và nam thị xã.

Chiến tranh 1979: Thành đồng Lạng Sơn chặn quân xâm lược

(Hồ sơ) - Trên hướng Lạng Sơn, quân Trung Quốc sử dụng lực lượng cực lớn gồm những đơn vị thiện chiến để tấn công.

Sư đoàn bộ binh 337 lên tăng cường được bố trí ở phía nam Cầu Khánh Khê.
Từ 24/2 đến 26/2, phía Trung Quốc đưa lực lượng dự bị vào tham chiến và chuẩn bị mở một đợt tiến công mới nhằm đánh chiếm Thị xã Lạng Sơn.
Từ Đồng Đăng, Sư đoàn 163 Quân đoàn 55 địch tiến công dọc theo đường 1A, Sư đoàn 165 Quân đoàn 55 địch tiến công xuống phía nam Đồng Đăng và cho một bộ phận đánh xuống khu vực Cầu Khánh Khê phía đông Đường 1B trong khi Sư đoàn 164 Quân đoàn 55 địch từ Cao Lộc theo các trục đường Bản Xâm, Thanh Lòa tiến về thị xã.
 Sư đoàn 161 Quân đoàn 54 xuất phát từ Tân Thanh sử dụng một bộ phận theo đường số 4 tiến công Na Sầm, một bộ phận thọc xuống khu vực Cầu Khánh Khê phía tây Đường 1B.
Ngày 27/2/1979, cuộc tiến công quy mô lớn của địch bắt đầu. Trong 3 ngày 27/2, 28/2 và 1/3, những trận đánh phòng ngự, tập kích và phản kích dữ dội diễn ra trên các trục đường dẫn vào thị xã, khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh, Hoàng Đồng, Kỳ Lừa…
Ở phía sau, Sư đoàn 337 lên tăng cường từ chiều 25/2 cũng bước vào chiến đấu với mũi vu hồi chiến dịch của địch trên hướng Cầu Khánh Khê, Đường 1B.
Chiến sự diễn ra vô cùng căng thẳng, có những nơi như điểm cao 500, 607, 649 (đường 1B), 449, 473 (Cao Lộc)… hai bên liên tục giành đi giật lại nhiều lần.
Mặc dù các lực lượng vũ trang Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, đến hết ngày 28/2, các mũi tiến công của địch đã chiếm được các điểm chốt chủ yếu, áp sát bờ bắc Sông Kỳ Cùng, chia cắt các tuyến phòng ngự của ta và bao vây, cô lập Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 và Trung đoàn 197 Bắc Thái ở Đường 1B.
Từ ngày 1/3, phối hợp với Sư đoàn 163 và 164 trên hướng bắc và tây nhằm đánh chiếm Thị xã Lạng Sơn, Sư đoàn 127 Quân đoàn 43 địch sau khi chiếm được Lộc Bình cũng tổ chức một mũi tiến công từ phía nam theo Đường số 4 đánh vào khu vực Mai Pha.
Đồng thời trên hướng Lộc Bình và Đình Lập địch cũng sử dụng lực lượng của Sư đoàn 128 Quân đoàn 43 và Sư đoàn 148 Quân đoàn 50 gia tăng áp lực lên các trận địa của Sư đoàn 338 nhằm ngăn cản chi viện của ta.
Ngày 2/3, Quân đoàn 5 trực thuộc Quân khu 1 do Thiếu tướng Hoàng Đan làm tư lệnh và Đại tá Phí Triệu Hàm làm chính ủy được thành lập.
Các sư đoàn bộ binh đang chiến đấu bảo vệ Lạng Sơn (3, 327, 337, 338) cùng các trung đoàn binh chủng của Quân khu 1 được đặt dưới quyền chỉ huy chung của Bộ tư lệnh Quân đoàn.
Cùng ngày hôm đó, quân Trung Quốc chiếm được Kỳ Lừa, Tam Thanh, Nhị Thanh và vào được khu vực phía bắc của Thị xã Lạng Sơn. Các đơn vị của ta rút về phía nam Sông Kỳ Cùng.
Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 quyết định điều Sư đoàn 3 về làm lực lượng dự bị, riêng Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 tiếp tục bám trụ trên đường 1B đánh vào sau lưng địch, phối hợp với Sư đoàn 337 kiên quyết chốt chặn tuyến giao thông này, không cho địch vượt qua Cầu Khánh Khê tiến sang thị xã và Huyện Văn Quan.
Sáng 4/3, đối phương tiếp tục tung thêm lực lượng dự bị của Sư đoàn 148 Quân đoàn 50 vào tiến công.
Đến chiều 4/3, trên hướng đông-đông nam quân Trung Quốc chiếm được khu vực nam Sông Kỳ Cùng, Sân bay Mai Pha, các khu phố còn lại của Thị xã Lạng Sơn và làm chủ các điểm cao phía nam thị xã vào sáng 5/3.
Tối 4/3, Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 thông qua và bắt đầu triển khai phương án mở chiến dịch phản công.
Cùng thời điểm này lực lượng tăng cường của Quân đoàn 1 cũng đã hoàn tất triển khai vào vị trí chiến đấu trên tuyến Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên phía nam thị xã.
Trung đoàn pháo binh 204 với 36 dàn hỏa tiễn bắn loạt 40 nòng BM-21 đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa.
Ngày 5-3, giữa lúc các sư đoàn trên mặt trận đang ráo riết chuẩn bị thì trưa hôm đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam và ngày hôm sau quân Trung Quốc rút về phía bắc Sông Kỳ Cùng. Bộ Quốc phòng quyết định cho dừng chiến dịch phản công.
Trên hướng chính, quân Trung Quốc rút khỏi Thị xã Lạng Sơn và Huyện Cao Lộc ngày 9-3 và rút khỏi Đồng Đăng, Tân Thanh ngày 15-3. Trên hướng Lộc Bình và Đình Lập, Sư đoàn 338 tiếp tục áp sát tạo áp lực, buộc quân Trung Quốc rút khỏi khu vực này ngày 13-3.
Riêng tại Tràng Định do không có lực lượng truy kích, quân Trung Quốc tiếp tục tự do cướp phá cho đến ngày 20-3 mới rút về bên kia biên giới.
Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự.
Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh và bị thương gần 1.500 cán bộ chiến sĩ;
Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ, Trung đoàn 197 hy sinh và bị thương 168 cán bộ chiến sĩ… 20 cá nhân và 14 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Quân đoàn 5 được mang danh hiệu “Binh đoàn Chi Lăng”, Sư đoàn 337 được tặng danh hiệu “Sư đoàn Khánh Khê”.
Theo Infonet

'Nhớ tháng 2/1979 nhưng không kích động căm thù'

'Nhớ tháng 2/1979 nhưng không kích động căm thù'

Ngô Nhật Đăng
Image captionÔng Ngô Nhật Đăng (đeo kính) đã trở lại bên kia biên giới gặp các cựu binh Trung Quốc hồi 2014 và viết một loạt bài cho BBC
Nhớ lại cuộc chiến biên giới Việt - Trung ngày 17/2 năm là để ghi nhớ, nhưng không phải là để 'kích động căm thù', một cựu chiến binh Việt Nam nói.
"Cuộc Chiến Biên giới cần được nhớ lại, không phải để kích động, căm thù hay xiển dương cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà để tránh cho thế trẻ lại phải cầm súng. Việc này thật khó, nhưng tôi cũng chỉ biết mơ ước như vậy," nhà báo Ngô Nhật Đăng, cựu chiến binh, nêu quan điểm với BBC Việt ngữ qua một phỏng vấn bút đàm:
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Ngày này cũng là ngày mà tôi lên biên giới. Tôi nhập ngũ vào tháng 8/1978 và tối ngày 17/2/1979 thì lên đường Biên giới, mặt trận Cao Bằng.
Ấn tượng thì nhiều, nhưng nhớ nhất có lẽ là khi qua Đèo Giàng gặp từng đoàn đồng bào có cả trẻ em chạy bộ trên đường, họ đi suốt ngày đêm.
Chúng tôi còn ở lại hậu cứ của sư đoàn ở Nà Phạc vài ngày sau khi chiến sự xảy ra.
Tình hình lúc đó cũng căng thẳng do phía Việt Nam bị bất ngờ, để quân Trung Quốc tràn đến thị xã Cao Bằng, nhưng họ đã bị chặn lại với rất nhiều tổn thất.
Sau đó, tôi được phiên chế vào một tiểu đoàn, nhận nhiệm vụ luồn vào sau lưng đối phương, gọi là tiểu đoàn "luồn sâu phá hoại".
Kỷ niệm thì rất nhiều, nhưng sự khốc liệt, súng đạn, sự tàn phá tận diệt các cơ sở dân sự, nhà dân mới làm chúng tôi ngạc nhiên.
Lạng SơnBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân Lạng Sơn, gồm cả phụ nữ, trẻ em chạy khỏi thị xã hôm 23/02/1979 sau khi quân Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới của Việt Nam
Cả thị xã Cao Bằng hầu như không còn một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn.
BBC: Ông nhớ gì nhất về đồng đội cũ của ông trong dịp này?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Ồ, nhớ lắm, chúng tôi lúc đó toàn lính trẻ, lần đầu đi chiến đấu, tôi lúc đó lớn tuổi nhất trong trung đội, 21 tuổi, còn phần lớn là 18,19 tuổi, có đứa mới 17, khai tăng tuổi để đi bộ đội. Nhớ nhất là những anh em đã bị chết.
Hàng năm, những người cùng nhập ngũ đều gặp nhau, nhưng những người cùng ra trận thì ít, xa xôi và mỗi đứa một ngả.
Tôi nhớ một anh quê Bắc Giang, hy sinh khi trong túi nhận được lá thư của gia đình báo, em ruột anh ấy cũng hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn. Trong túi áo có lá thư.
Thú thật, những ngày này, tới mãi gần đây cuộc chiến và sự hy sinh của những người lính ấy mới bắt đầu được truyền thông nhắc đến, đó cũng là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.
BBC: Ông có thể nói rõ hơn về lá thư ở trong túi áo của người lính đó, nó đặc biệt ra sao?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Vâng, khi chôn cất anh ấy, tìm lại những di vật chúng tôi tìm được lá thư, tôi vẫn nhớ những dòng chữ viết:
"Thầy vẫn khỏe, vợ con sinh tháng trước là con trai, nhưng em con hy sinh ở Lạng Sơn.U con đau buồn, ốm cả tháng nay..."
BBC: Gần 40 năm đã trôi qua kể từ ngày 17/2/1979, ông có ‎ý tưởng gì về chuyện hàn gắn giữa cả hai bên Việt Nam - Trung Quốc xung quanh cuộc chiến này?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Cám ơn câu hỏi rất hay, ý tưởng này tôi cũng đã nung nấu từ lâu. Chính năm 2014, BBC Tiếng Việt đã tạo điều kiện cho tôi sang Trung Quốc làm phóng sự, gặp gỡ các cựu binh Trung Quốc tham chiến thời đó.
Nơi tôi tham gia, lính Trung Quốc chết rất nhiều, việc đầu tiên mà chúng tôi phải làm sau khi họ rút đi, chúng tôi phải đi chôn cất lại, nhiều hố chôn tập thể chỉ vùi lấp sơ sài, thú rừng bới cả thi hài lộ lên mặt đất.
Nghĩa trang MalipoBản quyền hình ảnhMARK RALSTON/AFP/GETTY IMAGES
Image captionNghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Malipo. Các nguồn của Trung Quốc được AFP trích dẫn nói ít nhất 26 nghìn quân TQ bị giết sau bốn tuần giao tranh ở Việt Nam
Sau này, khi gặp được các cựu binh Trung Quốc, nói chuyện với họ, tìm thăm những nghĩa trang, tôi càng thấy sự tàn khốc của chiến tranh.
BBC: Là người từng trải qua mấy cuộc chiến, ông suy nghĩ gì về chiến tranh và hòa bình?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Từng tham gia chiến tranh, chúng tôi rất hiểu cái giá của nó. Nhất là về mặt địa chính trị hai nước Việt- Trung có chung biên giới. Xử lý quan hê Việt- Trung thế nào để không xảy ra chiến tranh là điều đã mà trong suốt nhiều thế kỷ ông cha ta đã phải làm.
Và lịch sử cũng chỉ rằng, các triều đại Trung Quốc đều có âm mưu xâm lược Việt Nam và các cuộc chiến tranh đó họ đều thất bại từ khi Ngô Quyền đứng lên giành độc lập. Nhưng lịch sử cũng có bài học...
Trong 200 năm Vương triều nhà Lý, không nổ ra cuộc chiến tranh quy mô lớn nào. Vậy chúng ta rút gì từ bài học đó?
Khi gặp các cựu binh Trung Quốc, phỏng vấn nhiều người, đủ thế hệ nhất là những người trẻ, họ đều không muốn xảy ra chiến tranh.
Có một người nói:
"Nếu là kẻ thù thì phải đánh nhau thôi, nhưng tại sao chúng ta lại nỗ lực biến nhau thành kẻ thù?"
Chiến tranh là lựa chọn cuối cùng, nhưng là lựa chọn tồi tệ nhất, trách nhiệm lớn nhất suy cho cùng là các nhà chính trị. Và truyền thông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhân dân hai nước hiểu nhau, bắt đầu là nhìn vào lịch sử, trả lại sự thật cho lịch sử, tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh chiến tranh.
Vì thế, những này này, cuộc chiến tranh Biên giới cần được nhớ lại, không phải để kích động, căm thù hay xiển dương cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà để tránh cho thế trẻ lại phải cầm súng. Việc này thật khó, nhưng tôi cũng chỉ biết mơ ước như vậy.
BBC: Ông nghĩ sao về Trung Quốc ngày nay, đặc biệt các động thái của họ ở trên Biển Đông, nơi mà nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế cho rằng Bắc Kinh đã và đang tỏ ra ngày càng lấn lướt trong các tranh chấp và tuyên bố chủ quyền, từ câu chuyện đưa ra bản đồ Lưỡi bò cho đến các giàn khoan được đưa vào khu vực gây xôn xao dư luận và gần đây nhất là Tứ sa?
Tưởng niệm liệt sĩBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột dịp tưởng niệm các liệt sĩ và người dân Việt Nam bị giết trong cuộc chiến 1979
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Vâng, Trung Quốc đang làm cả thế giới lo ngại với việc họ chạy đua vũ trang gần đây, đặc biệt trên biển Đông, nhất là việc họ chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và một số đảo của Trường Sa của Việt Nam. Trong thế kỷ này, Thái Bình Dương là huyết mạch của nền kinh tế thế giới, Biển Đông cũng là vị trí quan trọng trong con đường huyết mạch này.
Nhìn trên bản đồ, Trung Quốc chỉ có thể đi ra thế giới bằng đường biển, phía bắc có các cảng nước sâu nhưng đóng băng vào mùa đông, lui xuống phía Nam thì Đài Loan án ngữ, vùng biển Nam Trung Hoa thì biển nông và nhiều mưa bão, nên chỉ còn Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.
Nhưng nếu nhìn thật sâu vào TQ ta thấy có các vấn đề sau.
Thứ nhất: họ không có chính danh trong việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Thứ hai, dù tăng trưởng ngoạn mục nhiều năm, nhưng nền kinh tế Trung Quốc không phải là một nền kinh tế bền vững, chạy đua vũ trang sẽ là một gánh nặng.
Thứ ba, dù đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc không được đánh giá là một quân đội mạnh, nhất là chính sách một con, bạn thử tưởng tượng khi đứa con độc nhất hy sinh thì tác động tâm lý lên xã hội sẽ thế nào?
Và cuối cùng, nội bộ Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Cộng đồng thế giới cũng sẽ không để họ làm mưa làm gió.
Không như ngày trước, vai trò của các nước nhỏ cũng rất quan trọng, Việt Nam cần phải có đối sách thích hợp, mềm mỏng nhưng không hèn yếu.
Ông Ngô Nhật Đăng hiện sinh sống tại Gò Công, Tiền Giang, là nhà báo tự do và là một Facebooker, ông từng tham gia Cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979;cuộc phỏng vấn, phản ánh quan điểm riêng của người trả lời, được Quốc Phương của BBC thực hiện qua bút đàm hôm 16/2/2018.

Tin liên quan