Sunday, February 18, 2018

1979-1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo Việt Nam

1979-1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo Việt Nam

(Quan hệ quốc tế) - Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc nuôi dã tâm xâm lược biển đảo của Việt Nam
Sau khi quân Trung Quốc thảm bại rút lui, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam", nhưng trên thực tế, tiếng súng vẫn còn nổ trên biên giới phía Bắc hàng chục năm sau, quân xâm lược còn chiếm đóng rải rác tổng cộng khoảng 60 km2 lãnh thổ nước ta.
Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận, từ tháng 7/1980 đến tháng 8/1987, dọc tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7/1980, tháng 5/1981, tháng 4/1983, tháng 6/1985, tháng 12/1986 và tháng 1/1987.
Tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ của Việt Nam thể hiện rõ qua các cuộc đàm phán về biên giới trên bộ và biển giữa hai nước. Sau khi quân xâm lược rút quân, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt - Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán.
Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác.
Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới là “chấm dứt chiến sự; phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung-Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập”.
Phía Trung Quốc từ chối những đề nghị của Việt Nam, đồng thời đưa ra đề nghị tám điểm hết sức phi lý của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những Công ước Trung-Pháp", chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Lễ tưởng niệm những liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc trên Biển Đông
Đặc biệt là Bắc Kinh đưa ra yêu sách đòi chúng ta phải thừa nhận chủ quyền phi pháp của nước này đối với các quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa).
Trong vòng 2 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 6/1979, Trung Quốc khăng khăng bảo lưu các luận điểm ngang ngược và vô căn cứ này, sau khi không đạt được các yêu sách chủ quyền phi pháp, họ đã bỏ hội nghị, mặc dù phía Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các vòng đàm phán tiếp theo.
Việc Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình và từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới bắt đầu bàn bạc các vấn đề khác, đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Song song với những luận điệu hết sức ngang ngược, chính quyền Bắc Kinh cũng chủ động tiến hành các hoạt động gây rối trên biển, đồng thời ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Trước tiên, cũng giống như những thủ đoạn hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện, nhà cầm quyền Bắc Kinh chủ trương đưa ra các hành động nhằm biến vùng biển “không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”.
Ngày 23/7/1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở khu vực đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Quang cảnh trên một trong các đảo được bộ đội Việt Nam chốt giữ
Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tầu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).
Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, che giấu sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.
Trung Quốc tiến hành các hành động chuẩn bị xâm lược Trường Sa
Về mặt quân sự, vào cuối năm 1979, Trung Quốc thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLAMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN), sau đó, thành lập lữ đoàn tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền đầu tiên là Lữ 1 Hải quân đánh bộ vào tháng 5/1980.

(Quan hệ quốc tế) - Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.


Trung Quốc nuôi dã tâm xâm lược biển đảo của Việt Nam
Sau khi quân Trung Quốc thảm bại rút lui, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam", nhưng trên thực tế, tiếng súng vẫn còn nổ trên biên giới phía Bắc hàng chục năm sau, quân xâm lược còn chiếm đóng rải rác tổng cộng khoảng 60 km2 lãnh thổ nước ta.
Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận, từ tháng 7/1980 đến tháng 8/1987, dọc tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7/1980, tháng 5/1981, tháng 4/1983, tháng 6/1985, tháng 12/1986 và tháng 1/1987.
Tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ của Việt Nam thể hiện rõ qua các cuộc đàm phán về biên giới trên bộ và biển giữa hai nước. Sau khi quân xâm lược rút quân, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt - Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán.
Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác.
Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới là “chấm dứt chiến sự; phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung-Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập”.
Phía Trung Quốc từ chối những đề nghị của Việt Nam, đồng thời đưa ra đề nghị tám điểm hết sức phi lý của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những Công ước Trung-Pháp", chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Lễ tưởng niệm những liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc trên Biển Đông
Đặc biệt là Bắc Kinh đưa ra yêu sách đòi chúng ta phải thừa nhận chủ quyền phi pháp của nước này đối với các quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa).
Trong vòng 2 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 6/1979, Trung Quốc khăng khăng bảo lưu các luận điểm ngang ngược và vô căn cứ này, sau khi không đạt được các yêu sách chủ quyền phi pháp, họ đã bỏ hội nghị, mặc dù phía Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các vòng đàm phán tiếp theo.
Việc Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình và từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới bắt đầu bàn bạc các vấn đề khác, đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Song song với những luận điệu hết sức ngang ngược, chính quyền Bắc Kinh cũng chủ động tiến hành các hoạt động gây rối trên biển, đồng thời ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Trước tiên, cũng giống như những thủ đoạn hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện, nhà cầm quyền Bắc Kinh chủ trương đưa ra các hành động nhằm biến vùng biển “không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”.
Ngày 23/7/1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở khu vực đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.
1979-1988: Trung Quoc 10 nam nuoi da tam chiem dao Viet Nam
Quang cảnh trên một trong các đảo được bộ đội Việt Nam chốt giữ
Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tầu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).
Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, che giấu sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.
Trung Quốc tiến hành các hành động chuẩn bị xâm lược Trường Sa
Về mặt quân sự, vào cuối năm 1979, Trung Quốc thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLAMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN), sau đó, thành lập lữ đoàn tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền đầu tiên là Lữ 1 Hải quân đánh bộ vào tháng 5/1980.

(Quan hệ quốc tế) - Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.

Song song với đó, Bộ quốc phòng nước này cũng bắt đầu triển khai các máy bay ném bom H-6 của lực lượng không quân, thuộc Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trái phép trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào tháng 1 năm 1980.
Đồng thời, Bộ quốc phòng Trung Quốc còn di chuyển trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải từ Quảng Châu xuống Trạm Giang và biên chế cho hạm đội này những trang bị hiện đại nhất để xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự, tăng cường các tàu chiến hiện đại mang tên lửa.
Năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí (nguyên là tư lệnh cánh quân Vân Nam, xâm lược Việt Nam năm 1979) đã đến thăm trái phép quần đảo Hoàng Sa và tàu hải quân của Trung Quốc.
Từ năm 1986, tình hình khu vực biển quần đảo Trường Sa có những diễn biến phức tạp, do một số quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc được đẩy mạnh các hoạt động tranh chấp chủ quyền.
Cuối tháng 12 năm 1986, Trung Quốc cho máy bay và tàu thuyền có cả tàu chiến hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài.
Trong khi đó, Philippines cũng đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo của họ đóng giữ trái phép là đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, Panata, hay còn gọi là Lamkiam Cay (còn có tên khác là Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn).
Một tàu chiến Trung Quốc tham gia xâm chiếm đảo của Việt Nam năm 1988
Cùng lúc đó ở phía nam Trường Sa, Malaysia cũng bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân và tháng 1 năm 1987, Malaysia chiếm đóng bãi đá Kiêu Ngựa, làm cho tình hình tranh chấp đảo ở Biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng.
Ngày 15/4/1987, Bắc Kinh cáo buộc quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa, nhằm “chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai” và đòi Việt Nam rút khỏi Ba Tiêu và 9 hòn đảo khác, “bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp”.
Đây là những tuyên bố hết sức phi lý bởi Việt Nam có quyền củng cố các đảo và khai thác tài nguyên tại các khu vực biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình. Tuyên bố đó là sự thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ ngày 15/5 đến ngày 6/6/1987, hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc diễn tập lớn và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm thăm dò luồng lạch để chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.
Giữa tháng 10, tháng 11 năm 1987, Trung Quốc lại đưa tàu nghiên cứu Hải Dương 4 và một số tàu chiến đi qua các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trưởng Sa, Song Tử Tây; có lúc các tàu này vào sát đảo của ta khoảng 1 hải lý.
Ta nhận định hoạt động diễn tập quân sự bất thường và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa của Trung Quốc là nhằm mục đích thăm dò luồng lạch, và luyện tập phương án chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam tập luyện sử dụng vũ khí phòng thủ đảo
Ta nhận định có khả năng Trung Quốc sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác. Do đó, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đưa lực lượng công binh ra các đảo để chốt giữ.
Đầu năm 1988, ở vùng biển phía Bắc, Trung Quốc triển khai thêm khu vực khai thác dầu khí, tăng cường tàu cá vào quấy nhiễu ở vịnh Bắc Bộ, sử dụng không quân và hải quân gây hấn, chủ động khiêu khích ở Hoàng Sa, gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực này, để rảnh tay chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa.
Bước sang năm 1988, tình hình Trường Sa đột nhiên trở nên căng thẳng. Ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định: Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta.
Trong khi đó, các nước khác có thể nhân cơ hội này chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân. Cuộc tranh chấp các đảo đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực, thậm chí có thể xảy ra xung đột quân sự trên biển.
Đây là những bối cảnh trước khi Việt Nam hoạch định chiến dịch “Chủ quyền 88” (CQ-88) nhằm xây dựng các công trình thể hiện chủ quyền ở các đảo lúc đó chưa có người kiểm soát, ngăn cản Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng trái phép các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
  • Thiên Nam


No comments:

Post a Comment