Một trong những đề nghị là Bắc Kinh và Đài Bắc bắt tay chặt chẽ với nhau để khai thác dầu khí tại các vùng có tranh chấp.
Nhóm học giả gồm 16 người thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau tại Đài Loan và Trung Quốc, với hai người đầu đàn là Lưu Phục Quốc (Liu Fu-kuo), chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, và Ngô Sĩ Tôn (Wu Shicun), Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc. Họ đã kêu gọi hai bên eo biển hợp tác với nhau vì lợi ích của cả hai phía.
Đối với các học giả này, chính quyền hai phía nên phối hợp với nhau để hình thành ra một cơ chế đồng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông, có thể mở ra cho các quốc gia tranh chấp chấp. Theo họ, cho dù nguyên tắc "tạm gác tranh chấp để cùng nhau phát triển" đều được tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chấp nhận, nhưng trong thực tế hầu như không có tiến bộ nào trong lãnh vực này.
Ngược lại, theo các học giả Đài Loan và Trung Quốc, các nước tranh chấp Đông Nam Á đã không ngừng có những nỗ lực đơn phương để thu hút đầu tư quốc tế vào khai thác dầu khi trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Trường hợp Việt Nam được nêu bật vì cũng đòi hỏi chủ quyền trên 53 hòn đảo trong vùng, giống như Đài Loan và Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, theo báo Taipei Times, các học giả đã có một đề nghị : Tập đoàn Lọc dầu Nhà nước CPC Corp của Đài Loan cùng với Đại tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC, nên mở rộng hợp tác hiện thời - vốn giới hạn ở vùng eo biển Đài Loan - qua việc khai thác nguồn tài nguyên từ vùng biển phía bắc của quần đảo Pratas (Đông Sa), cũng như qua các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Theo báo Taipei Times, một bài viết do ông Ngô Sĩ Tồn và đồng nghiệp của ông là Lưu Phong (Liu Feng) cho rằng cần phải đưa vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán Trung Quốc – Đài Loan những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của dân Trung Hoa tại Biển Đông, và duy trì sự toàn vẹn lãnh lãnh thổ của Trung Quốc.
Về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, ông Lâm Đình Huy (Lin Ting-hui), tiến sĩ nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện Nghiên cứu Trung Ương Đài LoanAcademia Sinica , cho rằng việc Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu bật đèn xanh cho công cuộc hợp tác kể trên tùy thuộc vào diễn biến của tình hình quốc tế.
Chuyên gia này giải thích thêm : Mỹ đã rất lo ngại về các kế hoạch của chính quyền Đài Bắc nhằm tăng cường lực lượng trên đảo Itu Aba tại Trường Sa (tên tiếng Hoa là Thái Bình, Việt Nam gọi là Ba Bình), hiện do Đài Loan trấn giữ. Washington sợ rằng Trung Quốc có thể viện cớ đó để sử dụng hành động quân sự chống lại Việt Nam và Philippines nếu hai nước này có hành động « khiêu khích ».
Xin nhắc lại là các khuyến nghị kể trên của các học giả Đài Loan và Trung Quốc đi kèm theo lời kêu gọi hai bên hợp sức để biện minh trước quốc tế về tính đúng đắn của tấm bản đồ « chín đường gián đoạn » đã được cả Trung Quốc lẫn Đài Loan dùng làm cơ sở xác định chủ quyền của họ tại Biển Đông. Từ ngày được Bắc Kinh chính thức công bố, tấm bản đồ này đã bị hầu hết giới khoa học quốc tế phê phán là không có cơ sở pháp lý.
Nhóm học giả gồm 16 người thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau tại Đài Loan và Trung Quốc, với hai người đầu đàn là Lưu Phục Quốc (Liu Fu-kuo), chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, và Ngô Sĩ Tôn (Wu Shicun), Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc. Họ đã kêu gọi hai bên eo biển hợp tác với nhau vì lợi ích của cả hai phía.
Đối với các học giả này, chính quyền hai phía nên phối hợp với nhau để hình thành ra một cơ chế đồng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông, có thể mở ra cho các quốc gia tranh chấp chấp. Theo họ, cho dù nguyên tắc "tạm gác tranh chấp để cùng nhau phát triển" đều được tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chấp nhận, nhưng trong thực tế hầu như không có tiến bộ nào trong lãnh vực này.
Ngược lại, theo các học giả Đài Loan và Trung Quốc, các nước tranh chấp Đông Nam Á đã không ngừng có những nỗ lực đơn phương để thu hút đầu tư quốc tế vào khai thác dầu khi trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Trường hợp Việt Nam được nêu bật vì cũng đòi hỏi chủ quyền trên 53 hòn đảo trong vùng, giống như Đài Loan và Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, theo báo Taipei Times, các học giả đã có một đề nghị : Tập đoàn Lọc dầu Nhà nước CPC Corp của Đài Loan cùng với Đại tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC, nên mở rộng hợp tác hiện thời - vốn giới hạn ở vùng eo biển Đài Loan - qua việc khai thác nguồn tài nguyên từ vùng biển phía bắc của quần đảo Pratas (Đông Sa), cũng như qua các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Theo báo Taipei Times, một bài viết do ông Ngô Sĩ Tồn và đồng nghiệp của ông là Lưu Phong (Liu Feng) cho rằng cần phải đưa vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán Trung Quốc – Đài Loan những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của dân Trung Hoa tại Biển Đông, và duy trì sự toàn vẹn lãnh lãnh thổ của Trung Quốc.
Về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, ông Lâm Đình Huy (Lin Ting-hui), tiến sĩ nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện Nghiên cứu Trung Ương Đài Loan
Chuyên gia này giải thích thêm : Mỹ đã rất lo ngại về các kế hoạch của chính quyền Đài Bắc nhằm tăng cường lực lượng trên đảo Itu Aba tại Trường Sa (tên tiếng Hoa là Thái Bình, Việt Nam gọi là Ba Bình), hiện do Đài Loan trấn giữ. Washington sợ rằng Trung Quốc có thể viện cớ đó để sử dụng hành động quân sự chống lại Việt Nam và Philippines nếu hai nước này có hành động « khiêu khích ».
Xin nhắc lại là các khuyến nghị kể trên của các học giả Đài Loan và Trung Quốc đi kèm theo lời kêu gọi hai bên hợp sức để biện minh trước quốc tế về tính đúng đắn của tấm bản đồ « chín đường gián đoạn » đã được cả Trung Quốc lẫn Đài Loan dùng làm cơ sở xác định chủ quyền của họ tại Biển Đông. Từ ngày được Bắc Kinh chính thức công bố, tấm bản đồ này đã bị hầu hết giới khoa học quốc tế phê phán là không có cơ sở pháp lý.
No comments:
Post a Comment