Trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc họp Đại hội toàn quốc lần thứ 18 vào đầu tháng 11 tới và thông qua danh sách ban lãnh đạo mới, nền kinh tế số hai thế giới lại có mức tăng trưởng thấp nhất, kể từ 13 năm qua, sau ba thập niên liên tục đạt tỷ lệ khoảng 10% / năm.
Trong quý ba năm nay, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc – PIB - tăng 7,4% tính theo tỷ lệ cả năm, trong quý hai, mức tăng này là 7,6%. Đây là quý thứ bẩy, tăng trưởng của Trung Quốc bị chậm lại.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 2026 – 2030, tăng trưởng của Trung Quốc có thể chỉ vào khoảng 5% mỗi năm, thay vì 8,5% như trong thời kỳ 2011 – 2015.
Thế nhưng, do dân số đông, năm ngoái, tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người của Trung Quốc chỉ là 5 500 đô la, trong khi đó, Hàn Quốc là 22 400 đô la, Hồng Kông 34 500 đô la và Singapore 46 200 đô la. Do vậy, Trung Quốc cần phải có thêm các đòn bẩy phát triển kinh tế.
Reuters đã hỏi 5 chuyên gia được Bắc Kinh yêu cầu nghiên cứu dự án cải cách. Họ nói rằng nội dung và lịch trình làm việc do chính phủ quyết định và chỉ cung cấp một số đường hướng chính.
Trước tiên, các chuyên gia phải suy nghĩ phương án giảm bớt ảnh hưởng của Nhà nước trong nền kinh tế, cũng như của hơn 100 000 doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được hưởng rất nhiều ưu đãi, ví dụ, được ưu tiên vay vốn ngân hàng và giành được các dự án có nguồn chi ngân sách.
Các chuyên gia cũng phải xem xét cách thức tự do hóa hơn nữa thị trường tín dụng. Hiện nay, Ngân hàng Trung ương ấn định cho các ngân hàng cấp dưới khối lượng tín dụng cho vay.
Về hối đoái, cần tăng cường khả năng chuyển đổi của Nhân dân tệ. Đồng tiền Trung Quốc sẽ được sử dụng thường xuyên hơn trong các thanh toán quốc tế.
Tương tự, cần phải hài hòa vấn đề thuế khóa giữa trung ương và địa phương. Theo số liệu chính thức, vào cuối 2010, nợ của các chính quyền địa phương đã lên tới 10 700 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1 300 tỷ euro).
Kinh tế gia Vương Quân (Wang Jun), thuộc Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh nhận định : « Tôi nghĩ là có một sự đồng thuận chung về cải cách ở cấp trung ương, cho dù có các ý kiến khác nhau về thời điểm và cách thức tiến hành cải cách ».
Theo một số chuyên gia Trung Quốc, kế hoạch tái thúc đẩy tăng trưởng 4 000 tỷ nhân dân tệ đưa ra cuối năm 2008 chủ yếu đã giúp cho các công ty Nhà nước phục hồi. Giờ đây, các doanh nghiệp này phải trả lãi cổ phần nhiều hơn cho cổ đông - Nhà nước, tạo nguồn chi ngân sách trong lĩnh vực xã hội.
Ông Tả Học Kim (Zuo Xuejin), giám đốc Học viện Kinh tế, trường Đại học Khoa học Xã hội Thượng Hải nhấn mạnh : « Chúng tôi sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng nếu chúng tôi không tiến hành cải cách ».
Trong quá khứ, mỗi khi kinh tế Trung Quốc bị khựng lại, giới lãnh đạo lại tiến hành cải cách.
Vào cuối những năm 1970, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành ở cửa nền kinh tế vốn đang ở bên bờ vực thẳm sau những thảm họa của cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng. Khi nền kinh tế bắt đầu đi xuống, sau đợt đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở Thiên An Môn, năm 1989, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện chuyến công du các tỉnh phía nam, vào năm 1992, để thúc đẩy đợt cải cách thứ hai.
Vào cuối những năm 1990, sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã cho tiến hành các cải tổ quan trọng về thị trường.
Dự án cải tổ được nêu ra lần này vào lúc Bắc Kinh cho rằng kinh tế Trung Quốc bị chậm lại vì khủng hoảng tài chính thế giới. Những tác động của việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, cách nay 10 năm, dường như đã hết hiệu quả.
Giới chuyên gia Trung Quốc thừa nhận là nếu kế hoạch cải cách lần này được tiến hành thì cũng cần phải chờ đợi một thời gian mới có kết quả. Kinh tế gia Tả Học Kim giải thích : « Các cải cách dễ dàng đã được tiến hành trong 30 năm qua. Hiện nay, không còn nhiều lĩnh vực mà các cải cách có thể mang lại kết quả nhanh chóng nữa ».
Trong quý ba năm nay, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc – PIB - tăng 7,4% tính theo tỷ lệ cả năm, trong quý hai, mức tăng này là 7,6%. Đây là quý thứ bẩy, tăng trưởng của Trung Quốc bị chậm lại.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 2026 – 2030, tăng trưởng của Trung Quốc có thể chỉ vào khoảng 5% mỗi năm, thay vì 8,5% như trong thời kỳ 2011 – 2015.
Thế nhưng, do dân số đông, năm ngoái, tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người của Trung Quốc chỉ là 5 500 đô la, trong khi đó, Hàn Quốc là 22 400 đô la, Hồng Kông 34 500 đô la và Singapore 46 200 đô la. Do vậy, Trung Quốc cần phải có thêm các đòn bẩy phát triển kinh tế.
Reuters đã hỏi 5 chuyên gia được Bắc Kinh yêu cầu nghiên cứu dự án cải cách. Họ nói rằng nội dung và lịch trình làm việc do chính phủ quyết định và chỉ cung cấp một số đường hướng chính.
Trước tiên, các chuyên gia phải suy nghĩ phương án giảm bớt ảnh hưởng của Nhà nước trong nền kinh tế, cũng như của hơn 100 000 doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được hưởng rất nhiều ưu đãi, ví dụ, được ưu tiên vay vốn ngân hàng và giành được các dự án có nguồn chi ngân sách.
Các chuyên gia cũng phải xem xét cách thức tự do hóa hơn nữa thị trường tín dụng. Hiện nay, Ngân hàng Trung ương ấn định cho các ngân hàng cấp dưới khối lượng tín dụng cho vay.
Về hối đoái, cần tăng cường khả năng chuyển đổi của Nhân dân tệ. Đồng tiền Trung Quốc sẽ được sử dụng thường xuyên hơn trong các thanh toán quốc tế.
Tương tự, cần phải hài hòa vấn đề thuế khóa giữa trung ương và địa phương. Theo số liệu chính thức, vào cuối 2010, nợ của các chính quyền địa phương đã lên tới 10 700 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1 300 tỷ euro).
Kinh tế gia Vương Quân (Wang Jun), thuộc Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh nhận định : « Tôi nghĩ là có một sự đồng thuận chung về cải cách ở cấp trung ương, cho dù có các ý kiến khác nhau về thời điểm và cách thức tiến hành cải cách ».
Theo một số chuyên gia Trung Quốc, kế hoạch tái thúc đẩy tăng trưởng 4 000 tỷ nhân dân tệ đưa ra cuối năm 2008 chủ yếu đã giúp cho các công ty Nhà nước phục hồi. Giờ đây, các doanh nghiệp này phải trả lãi cổ phần nhiều hơn cho cổ đông - Nhà nước, tạo nguồn chi ngân sách trong lĩnh vực xã hội.
Ông Tả Học Kim (Zuo Xuejin), giám đốc Học viện Kinh tế, trường Đại học Khoa học Xã hội Thượng Hải nhấn mạnh : « Chúng tôi sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng nếu chúng tôi không tiến hành cải cách ».
Trong quá khứ, mỗi khi kinh tế Trung Quốc bị khựng lại, giới lãnh đạo lại tiến hành cải cách.
Vào cuối những năm 1970, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành ở cửa nền kinh tế vốn đang ở bên bờ vực thẳm sau những thảm họa của cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng. Khi nền kinh tế bắt đầu đi xuống, sau đợt đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở Thiên An Môn, năm 1989, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện chuyến công du các tỉnh phía nam, vào năm 1992, để thúc đẩy đợt cải cách thứ hai.
Vào cuối những năm 1990, sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã cho tiến hành các cải tổ quan trọng về thị trường.
Dự án cải tổ được nêu ra lần này vào lúc Bắc Kinh cho rằng kinh tế Trung Quốc bị chậm lại vì khủng hoảng tài chính thế giới. Những tác động của việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, cách nay 10 năm, dường như đã hết hiệu quả.
Giới chuyên gia Trung Quốc thừa nhận là nếu kế hoạch cải cách lần này được tiến hành thì cũng cần phải chờ đợi một thời gian mới có kết quả. Kinh tế gia Tả Học Kim giải thích : « Các cải cách dễ dàng đã được tiến hành trong 30 năm qua. Hiện nay, không còn nhiều lĩnh vực mà các cải cách có thể mang lại kết quả nhanh chóng nữa ».
No comments:
Post a Comment