Thursday, March 30, 2017

Trung Quốc đóng tầu đổ bộ tấn công cực lớn

Trung Quốc đóng tầu đổ bộ tấn công cực lớn

mediaTrực thăng Trung Quốc cất cánh từ tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn. Ảnh chụp ngày 11/03/2014Reuters
Trung Quốc đã bắt đầu đóng một thế hệ tầu đổ bộ tấn công mới nhằm tăng cường vai trò của lực lượng hải quân trong việc phô trương sức ở nước ngoài. Những chiếc tầu này sẽ giúp Bắc Kinh quyết đoán hơn trong yêu sách chủ quyền đối với các vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tăng cường đội tầu tuần tra tại eo biển Đài Loan trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đang trở nên căng thẳng.
Theo một số nguồn tin quân sự, được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 30/03/2017 trích dẫn, tầu đổ bộ chở trực thăng 075 LHD (Landing Helicopter Dock) hiện đang được một công ty đóng tầu ở Thượng Hải chế tạo. Chiếc tầu lội nước này có kích thước lớn hơn các tầu tương tự được thiết kế trước đó cho Hải Quân Trung Quốc.
Giới chuyên gia quân sự cho biết kiểu tầu 075 LHD có thể đóng vai trò một hàng không mẫu hạm, là nơi cất cánh của nhiều loại trực thăng khác nhau để tấn công tầu đối phương, các lực lượng trên bộ, hoặc tầu ngầm ở Biển Đông.
Quyết định đóng chiến hạm lớn nhất được đưa ra vào lúc Trung Quốc nâng tầng quan trọng của lực lượng hải quân trong việc xác quyết chủ quyền ở Biển Đông. Quân đội Trung Quốc cũng tăng số lượng tầu tuần tra gần Đài Loan, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bờ eo biển trở nên căng thẳng hơn kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành tổng thống.
Theo thiết kế, tầu 075 LHD có trọng lượng rẽ nước 40.000 tấn, dài 250 mét, có thể chứa ít nhất 30 máy bay trực thăng được trang bị vũ khí. Nhà sản xuất là tập đoàn Hỗ Đông Trung Hoa (Hudong Zhonghua Shipbuilding) ở Thượng Hải.
Cùng chủ đề

Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc bàn về COC ở Cam Bốt

Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc bàn về COC ở Cam Bốt

media
Đại diện của Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN gặp nhau tại Siem Reap (Cam Bốt) để bắt đầu bàn về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cam Bốt, ông Chum Sounry, cho biết cuộc họp cấp bộ trưởng diễn ra trong hai ngày 29 và 30/03/2017.
Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye bác bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh. Trong khi đó, Việt Nam và Philippines, hai nước có tranh chấp với Trung Quốc, hoan nghênh phán quyết của tòa. Dù vẫn còn bất đồng, Bắc Kinh luôn tỏ ra quan tâm đến việc đúc kết một bản quy tắc ứng xử với các nước trong khu vực.
Trong khi đó, Cam Bốt thường phản đối mọi ý định của ASEAN dựa trên sự đồng thuận, để tố cáo các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp, đồng thời thường xuyên ngăn cản các nước thành viên thảo luận các tranh chấp với tư cách là một khối thống nhất.
Phnom Penh Post đã không liên lạc được với các thành viên tham gia cuộc họp để yêu cầu bình luận. Tuy nhiên, vai trò nước chủ nhà của Cam Bốt nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau từ phía chuyên gia. Theo ông Pou Sovachana, trợ lý giám đốc Viện Hợp Tác và Hòa Bình Cam Bốt (CICP), được Phnom Penh Post trích dẫn, cuộc họp cấp cao tại Siem Reap có thể giúp Cam Bốt cải thiện danh tiếng đối với các thành viên còn lại của ASEAN, thay vì luôn bị coi là « nước luôn ủng hộ Trung Quốc ».
Tuy nhiên, ông Paul Chambers, thuộc đại học Naresuan Thái Lan, nhận định « Cam Bốt đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán lần này, nhưng đối với Trung Quốc, để làm suy yếu mọi sự phản đối của ASEAN trước hoạt động quân sự hóa ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông ».
Còn ông Sophea Hok, một quan chức của bộ Thông Tin, khẳng định Cam Bốt « chỉ là nước chủ nhà » và cho rằng Trung Quốc và Singapore mới là những nước chủ chốt.
Cùng chủ đề

Nhân viên Bộ Ngoại giao 'che giấu liên lạc với tình báo viên Trung Quốc'

Nhân viên Bộ Ngoại giao 'che giấu liên lạc với tình báo viên Trung Quốc'

  • 9 giờ trước
Trung QuốcBản quyền hình ảnhAP
Image captionNhân viên này đã nhiều lần liên lạc với hai tình báo viên Trung Quốc
Một nhân viên lâu năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có quyền tiếp cận thông tin tuyệt mật, bị tố cáo là đã che giấu liên lạc của bà ta với tình báo Trung Quốc, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ nói.
Một khiếu nại hình sự nói bà Candace Marie Claiborne, 60 tuổi, đã nhận quà cáp giá trị hàng chục ngàn đô la.
Nhân viên này đã bị truy tố cản trở người thi hành công vụ và khai gian với FBI.
Bà đã bị bắt giữ hôm 28/3. Trong phiên tòa hôm 29/3, bà ta vẫn nói bà vô tội.
Bà Claiborne bắt đầu làm cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 1999 và đã có nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài, bao gồm Iraq, Sudan và Trung Quốc.
Bà ta được tiếp cận hồ sơ an ninh cấp tuyệt mật, và buộc phải báo cáo về bất kỳ liên lạc nào với người bị nghi ngờ là liên quan đến cơ quan tình báo nước ngoài, Bộ Tư pháp nói trong một thông cáo.
"Bà Claiborne đã không báo cáo về những lần liên lạc với hai tình báo viên của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, mặc dù những tình báo viên này đã cung cấp quà cáp và ưu đãi trị giá hàng chục ngàn đô la cho bà ta và gia đình bà ta trong hơn 5 năm qua," thông cáo ghi nhận.
Bà bị cáo buộc đã nhận gần $2,500 từ một tình báo viên Trung Quốc năm 2011 đổi lại thông tin về chính sách kinh tế của Mỹ liên quan đến nước này.
"Bà Claiborne, người đã trao đổi với người đồng mưu rằng những tình báo viên này là 'gián điệp', và đã lừa dối các điều tra viên Bộ Ngoại giao và điều tra viên FBI về những đợt liên lạc giữa bà ta và những tình báo viên này," thông cáo của Bộ Tư pháp cho biết.
Thông cáo cũng nói thêm bà đã "chỉ thị cho người đồng mưu xóa các bằng chứng liên lạc giữa bà ta và các tình báo viên Trung Quốc" sau khi Bộ Ngoại Giao và FBI liên hệ bà ta.
Bà xuất hiện lần đầu tiên tại tòa án hôm 29/3. Phiên điều trần sơ thẩm sẽ diễn ra hôm 18/4.
Hình phạt cao nhất cho một người phạm tội cản trở người thi hành công vụ là 20 năm. Và khai gian với FBI, mức tù là 5 năm.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra lời bình luận nào về vụ việc này. Nhưng vụ việc phát giác ngay trước cuộc gặp diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình vào tuần tới.

Saturday, March 25, 2017

Đường hầm bí ẩn Triều Tiên dẫn sang Hàn Quốc

Đường hầm bí ẩn Triều Tiên dẫn sang Hàn Quốc

Với những đường hầm kể trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là có thể điều động 30.000 quân mỗi giờ đồng hồ sang Hàn Quốc nếu tấn công bí mật.
 >> Ảnh vệ tinh "tố" Triều Tiên đào đường hầm mới để thử hạt nhân

Một số đường hầm được xây dựng sâu hàng trăm mét dưới lòng đất và kéo dài hàng chục km. Bên trong có cả khu vực dùng để ngủ, đủ độ rộng để di chuyển xe tăng và có cả một tuyến đường sắt. Tường hầm được gia cố bằng các tấm bê tông.
Ông Kim Jong-un. (Ảnh: AP)
Ông Kim Jong-un. (Ảnh: AP)
Với những đường hầm kể trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là có thể điều động 30.000 quân mỗi giờ đồng hồ sang Hàn Quốc nếu tấn công bí mật.
Sự tồn tại của những lối di chuyển bí mật như vậy hiện đang làm dấy lên lo sợ về một cuộc tấn công bất ngờ trong bối cảnh căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang tăng cao.
Nổi bật nhất là đường hầm dài 3,5 km sâu 160m rộng 2,2m, được phát hiện hồi tháng 11/1974. Vị trí đường hầm nằm ở đông bắc Karangpo thuộc DMZ - kéo dài 1km qua đường biên giới chính thức.
Tiếp đến là đường hầm kéo dài 1,1km qua khu vực biên giới chung. Công trình ngầm này được phát hiện hồi tháng 3/1975, cách Chorwon 13km về phía bắc, đủ lớn để có thể di chuyển các vũ khí hạng nặng, xe tăng và pháo dã chiến.
Đường hầm thứ 3 phát hiện nhờ tin báo của một người đào tẩu tên là Kim Bu-seong vào tháng 10/1978.
Vào năm 1990, Seoul cũng thông báo họ đã phát hiện và phá hủy 7 đường hầm ngầm ở khu phi quân sự.
Báo The Sun của Anh vừa đăng tải một số bức ảnh về những đường hầm này:
Ảnh: Wikipedia
Ảnh: Wikipedia
Ảnh: DMZ Tours
Ảnh: DMZ Tours
Ảnh: BETTMANN
Ảnh: BETTMANN
Ảnh:Alamy
Ảnh:Alamy
Ảnh: NEWS
Ảnh: NEWS
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet

Monday, March 20, 2017

Việt Nam, Philippines và ‘bài toán’ Trung Quốc

Việt Nam, Philippines và ‘bài toán’ Trung Quốc

20/03/2017

Tổng thống Philippines và Chủ tịch Việt Nam tại lễ đón chính thức ở Hà Nội năm ngoái.
Tổng thống Philippines và Chủ tịch Việt Nam tại lễ đón chính thức ở Hà Nội năm ngoái.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 19/3 tuyên bố rằng nước ông, hay thậm chí Mỹ, cũng không thể cản bước Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ xây một trạm quan trắc môi trường trên bãi cạn tranh chấp ngoài khơi tây bắc Philippines.
Tôi có thể làm gì? Tuyên chiến với Trung Quốc? Tôi có thể, nhưng chúng tôi sẽ để mất tất cả quân đội, cảnh sát, và đất nước sẽ bị phá hủy.
“Tôi có thể làm gì? Tuyên chiến với Trung Quốc? Tôi có thể, nhưng chúng tôi sẽ để mất tất cả quân đội, cảnh sát, và đất nước sẽ bị phá hủy”, ông Duterte được AP trích lời nói tại sân bay ở thành phố Davao trước khi lên đường đi thăm Miến Điện.
Tuy nhiên, ông Duterte cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh khai thác các tài nguyên ở ngoài khơi quốc gia Đông Nam Á này, nước ông sẽ dùng tới phán quyết năm ngoái của Tòa Trọng tài Quốc tế, trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu của ông Duterte hơi khác so với Bộ Ngoại giao Philippines, cơ quan cho biết sẽ không đưa ra bình luận trong khi tìm cách xác minh thông tin về việc Trung Quốc sẽ xây dựng trên bãi cạn Scarborough.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bình luận của ông Duterte cho thấy ông “chùn bước” trước Trung Quốc do tiềm lực quân sự không mạnh bằng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Manila “bỏ cuộc ở Biển Đông” như ý kiến của một số nhà quan sát.
Việt Nam muốn xử lý các tranh chấp ấy bằng các phương pháp hòa bình. Thế nhưng mà Việt Nam cũng nhiều lần tuyên bố rằng nếu mà có một nước nào đó tấn công Việt Nam thì Việt Nam buộc lòng phải tự vệ và đánh thôi.
Khi được hỏi rằng liệu Việt Nam có chung suy nghĩ như quốc gia cùng là thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, hay không, chuyên gia này nói tiếp: “Việt Nam muốn xử lý các tranh chấp ấy bằng các phương pháp hòa bình. Thế nhưng mà Việt Nam cũng nhiều lần tuyên bố rằng nếu mà có một nước nào đó tấn công Việt Nam thì Việt Nam buộc lòng phải tự vệ và đánh thôi. Việt Nam mà so sánh về mặt tiềm lực quân sự và cán cân quân sự với Trung Quốc thì nó nhỏ hơn. Nhưng mà để làm việc quốc phòng, tự vệ thôi, thì to nhỏ không thành vấn đề lắm. Việt Nam không đi tấn công nước nào cả”.
Tổng thống Philippines nói như trên ít ngày sau khi quân đội nước này chặn một nhóm các nhà lập pháp và quan chức an ninh ra thăm Thị Tứ, một trong 9 đảo mà Manila kiểm soát ở Biển Đông do các vấn đề về an toàn, trong khi có ý kiến cho rằng lý do chủ yếu là vì không muốn làm mếch lòng Trung Quốc.
Phát biểu của ông Duterte còn được đưa ra đúng ngày Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh trong chặng cuối của chuyến công du Đông Á còn đưa nhà ngoại giao này tới Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19/3.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19/3.
Ông Tập dành không ít lời ca ngợi cho cựu giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí ExxonMobil, nhất là về bình luận của ông Tillerson rằng “quan hệ Mỹ - Trung chỉ có thể được xác định trên cở sở hợp tác và bạn hữu”.
Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ nói tới việc “tránh xung đột và đối đầu”, sự cần thiết phải gây dựng “sự tôn trọng lẫn nhau" và nỗ lực hợp tác “đôi bên cùng có lợi”, theo Washington Post.

Tờ báo này còn dẫn lời một số người chỉ trích nói rằng ông Tillerson đã quá nhún nhường, và trao cho Bắc Kinh điều mà báo chí Trung Quốc nói là một “chiến thắng ngoại giao”.
Trong các tuyên bố của Mỹ và Trung Quốc sau các cuộc thảo luận song phương cấp cao, vấn đề Bắc Hàn dường như đứng đầu nghị trình, trong khi Biển Đông không được đề cập, trái với nhận định của các nhà phân tích trước khi ông Tillerson công du Đông Á.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết rằng ông có hỏi một số nguồn tin thì được biết rằng phía Mỹ và Trung Quốc có đặt ra vấn đề Biển Đông.
Họ đặt ưu tiên chuyện Bắc Triều Tiên trước, và không có lý do gì họ không đặt vấn đề Biển Đông ở một mức ưu tiên cao. Rõ ràng một chuyến thăm có một ngày thì họ không thể nói hết được.
Ông nói thêm: “Họ đặt ưu tiên chuyện Bắc Triều Tiên trước, và không có lý do gì họ không đặt vấn đề Biển Đông ở một mức ưu tiên cao. Rõ ràng một chuyến thăm có một ngày thì họ không thể nói hết được. Vả lại, cuộc hội đàm kín giữa ông Tillerson và người Trung Quốc thì không được công bố ra ngoài, chỉ có nói ra với báo chí từ phía Trung Quốc, và lời nói cuối cùng là của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, không mang tính thông tin nhiều”.
Trong khi ông Tillerson đi Đông Á, hai thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã trình một dự luật đòi áp đặt trừng phạt đối với các công ty của Trung Quốc tham gia vào “các hoạt động bất hợp pháp” ở Biển Đông.
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng nói rằng dự luật, trong đó nói rằng Bắc Kinh “trắng trợn” vi phạm các luật lệ quốc tế, cho thấy “sự ngạo mạn và thiếu hiểu biết” của các nhà lập pháp Mỹ.