Những thành phố kỳ quặc không bóng người ở TQ
- 7 tháng 3 2017
Nhiều thành phố rộng lớn tại các khu công nghiệp mới của Trung Quốc đang trong tình trạng vắng tanh, chờ người lao động tới. Các nhiếp ảnh gia Raphael Olivier và Kai Caemmerer ghi lại những hình ảnh lạnh lẽo tại những nơi này.
Những thành phố ma lớn nhất thế giới
Trong vài thập niên qua, các khu vực được xây dựng mới tại Trung Quốc đã tăng gần gấp năm lần - từ 8.842 cây số vuông hồi 1984 lên tới 41.768 cây số vuông vào năm 2010. Để xây dựng được những khu đô thị rộng lớn này, Trung Quốc chỉ trong ba năm, từ 2011 đến 2013, đã dùng lượng xi măng nhiều hơn cả nước Mỹ trong suốt thế kỷ 20.
Thế nhưng ngay cả trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này, tỷ lệ phát triển đã vượt quá nhu cầu. Hãy xem thành phố ma lớn nhất Trung Quốc, Kangbashi ở Ordos, Nội Mông.
Đây là tỉnh giàu các nguồn trữ lượng tài nguyên tự nhiên, và chính quyền đã nhanh chóng xây dựng một thành phố vị lai nhằm làm nơi ở cho làn sóng nhân công được cho là sẽ tràn tới. Thế nhưng làn sóng đó đã không xảy ra.
Ngoài một số ít các tòa nhà công sở và một không đáng kể các nhân công nhập cư bị dụ dỗ bởi khoản "thưởng thay đổi chỗ làm" đặc biệt, các tòa nhà cao ngất, các khu plaza và sân vận động rộng lớn của thành phố trống vắng không bóng người.
Có hàng chục các khu phát triển đô thị không có người ở trên toàn Trung Quốc. Tuy làn sóng mới đẩy 100 triệu người từ nông thôn ra thành thị, nhưng các khu đô thị ma này vẫn là lời nhắc nhở đầy ám ảnh về tham vọng kinh tế khổng lồ của của Trung Quốc.
Credit: Raphael Olivier (ảnh 1-6) / Kai Caemmerer (ảnh 7-9) / Getty Images (ảnh 10-12).
Địa điểm: Kangbashi (ảnh 1-7) / Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (8) / Tân Hải Tân Khu, Thiên Tân (9) / Khu công nghiệp Tào Phi Điện gần thị xã Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc (ảnh 10-12)
Kangbashi, Ordos, Nội Mông
Trường Sa, tỉnh Hồ Nam
Tân Hải Tân Khu, Thiên Tân
Khu xây dựng trị giá 100 tỷ đô la
Mười năm và 100 tỷ đô la đổ vào, Khu công nghiệp Tào Phi Điện ở gần thị xã Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc được xây dựng nhằm phục vụ cho một triệu người. Thế nhưng hiện chỉ có vài ngàn người sinh sống tại đây. Việc xây cất đã được tạm dừng do giá nguyên vật liệu tăng cao và các khoản vay ngân hàng đã cạn kiệt. Tin tức nói chính quyền đang chuyển một phần Đại học Đường Sơn tới đây để thúc đẩy kinh tế.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
No comments:
Post a Comment