Tuesday, September 19, 2017

GS Vũ Minh Giang nói về bộ 'Lịch sử Việt Nam'

GS Vũ Minh Giang nói về bộ 'Lịch sử Việt Nam'

Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, bình luận về bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' gồm mười lăm tập do Viện Sử học Việt Nam mới công bố.
Về sự kiện chiến tranh biên giới Trung - Việt tháng 2/1979 mà bộ sách do PGS. TS. Trần Đức Cường làm tổng chủ biên vừa được Viện trên công bố trong đó gọi đó là 'cuộc chiến xâm lược' mà Trung Quốc tiến hành nhắm vào Việt Nam, Giáo sư Giang nói:
"Tôi phải nói ngay là tôi chưa đọc (bộ sách), nhưng về quan điểm ấy quan điểm của tôi là như thế này: thứ nhất, cuộc tấn công vào Việt Nam ngày 17/2/1979 của quân Trung Quốc, đấy là một sự kiện lịch sử lớn, không thể không đưa vào bộ lịch sử Việt Nam.
"Thứ hai, cuộc chiến tranh này, Việt Nam có quan hệ với Trung Quốc đến đâu chăng nữa, thì tính chất của nó không thể nói khác được, đấy là một cuộc chiến tranh xâm phạm lãnh thổ và có thể coi đấy là một cuộc xâm lược.
"Và việc ấy tôi nhắc lại là không biết trong quyển ấy có viết thế không, nhưng quan điểm của tôi là viết như thế cũng đúng, không có điều gì phải băn khoăn cả."

'Bớt đi biểu cảm'

Lịch sử Việt NamBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionBộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện sử học VN biên soạn mời được công bố trong hạ tuần tháng 8/2017.
Về chi tiết các tác giả cuốn 'Lịch sử Việt Nam' của Viện Sử học Việt Nam xuất bản đã không sử dụng cách gọi 'ngụy quân, ngụy quyền' khi đề cập chính quyền Việt Nam Cộng hòa, một thực thể cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975, ông Vũ Minh Giang nói:
"Điều nữa là trong lịch sử Việt Nam có nhiều thực thể lịch sử mà cách trình bày, cách gọi tên như thế nào đó là quyền của mỗi người, cái đó không có một quy ước nào là phải gọi thế này, hay gọi thế kia, nhưng với một bộ lịch sử mà có tính khoa học cao và nhất là tới đây có những bộ sử mà nó đảm bảo tính chuẩn quốc tế của nó, thì bớt đi những từ biểu cảm khi nói về các thực thể lịch sử, thì tính chất khoa học cao lên.
"Chẳng hạn như đối với thực thể chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì gọi đúng tên, định danh là như thế, tôi cho rằng nó đúng với những thực thể lịch sử ấy, thay vì việc thể hiện sự biểu cảm trong các danh xưng.
'Những người thích, yêu thì nói một kiểu, còn những người không thích thì nói một cách, thì đấy là cách, quyền của mỗi người khi mà gọi danh xưng ấy. Nhưng đã viết vào một bộ sử mà có tính chuẩn tắc, khoa học, nên sử dụng những từ hạn chế biểu cảm, đấy là quan điểm của tôi," Giáo sư Vũ Minh Giang nói với BBC hôm 23/8/2017.
Bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' do Viện Sử học Việt Nam soạn thảo được hoàn thành sau 9 năm với hơn 30 nhà nghiên cứu sử học tham gia, có độ dầy hơn 10 nghìn trang, đây được coi là bộ 'thông sử' quy mô 'chưa từng thấy' từ trước tới nay ở Việt Nam phản ánh lịch sử nước này từ khởi thủy cho đến những năm 2000, theo truyền thông Việt Nam.

No comments:

Post a Comment