Tuesday, September 19, 2017

Ngày 30 tháng Tư nhìn về tương lai

Ngày 30 tháng Tư nhìn về tương lai

Dinh Thống Nhất
Image captionTừ bao năm nay, dinh Thống Nhất là một nơi thịnh hành được các cặp thuê để tổ chức tiệc cưới
Nhân ngày 30 tháng Tư, BBC xin giới thiệu bài của Phái viên Ian Timberlake, AFP gửi đi từ thành phố Hồ Chí Minh:
Dưới bóng mát của hàng cây trong công viên trước dinh Thống Nhất , mà nay được cho thuê để tổ chức các lễ lạc khác nhau, các cặp thanh niên thiếu nữ ngồi tán tỉnh nhau, trong lúc các sinh viên chăm chú học bài chuẩn bị cho mùa thi.
Họ chỉ biết qua sách sử những gì đã xảy ra tại dinh này 34 năm về trước vào đúng ngày này, khi chiếc xe của bộ đội cộng sản Bắc Việt mang số 843 ủi cổng chính, chấm dứt nhiều thập niên chiến tranh và thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Hôm nay, hai phần ba dân số Việt Nam có đội tuổi bình quân dưới 35. Họ không biết chiến tranh là gì, họ không biết có nhiều người "chết thật tình cờ" và nổi nhọc nhằn mà người dân phải gánh chịu ngay sau đó.
Thanh niên thiếu nữ lớn lên trong những năm phát triển kinh tế thời bình nói rằng họ chú tâm tới thành quả mà đất nước đạt được.
Cô Trần Mỹ Lan, 22 tuổi, hiện đang bán áo quần trong một trung tâm thương mại tại Sàigon, nói :" Tôi rất tự hào là người Việt Nam đã đánh bại được hai siêu cường Pháp Mỹ, nhưng tôi không nghĩ rằng có nhiều người ngày nay, nhất là giới trẻ, muốn nói về quá khứ".
Anh Nguyễn Công Trường, 28 tuổi, tư vấn về đầu tư nói: "Tôi muốn Việt Nam sẽ trở thành một nước Singapore trong vòng 20 năm tới". Với một mức thu nhập bình quân theo đầu người trên dưới một ngàn đôla, tức là thấp hơn Singapore đến 37 lần, Việt Nam còn phải nỗ lực hơn nữa trong một thời gian dài, vì đa số người dân còn sống về nghề nông.
Image captionNgày nay xe gắn máy vẫn là phương tiện di chuyển chính
Tại thành phố Hồ Chí Minh, xe gắn máy, chứ không xe hơi, là phương tiện di chuyển thông dụng nhất, mặc dù thỉnh thoảng, người ta có thấy xe Ferrari hoặc xe Porsche chạy trên đường phố. Đường Đồng Khởi, trước đây trong thời chiến có tên là đường Tự Do, đã bắt đầu trông giống như một góc phố của Singapore với các cửa hiệu bán hàng hiệu và các vật dụng xa xỉ khác.
Các cờ xí có in hình búa liềm cộng sản đã được treo lên nhân dịp này để đánh dấu ngày lễ 30 tháng Tư. Anh Trường, mà song thân hiện vẫn làm nghề nông tại Tây Ninh, nói : " Cha mẹ nói hồi năm 1968 đời sống rất cơ cực, nhiều người phải ăn khoai mì".
Anh cho biết cha mẹ anh ngày nay chỉ kiếm được một trăm đôla mổi tháng trong lúc lương tháng của anh cao gấp sáu lần.
Nhìn về tương lai
"Tôi ra đời trong thời bình, và tôi có cơ hội phát triển khả năng của tôi", một thanh niên khác, anh Lê Thế Huân, 20 tuổi, sinh viên luật ngồi tại công viên này bên cạnh một máy vi tính xách tay và một máy nghe nhạc Pod, cho biết như trên.
Anh Huân nói tiếp: "Ngay cha mẹ tôi cũng không nói nhiều đến chiến tranh vì lúc đó, họ mới có 12 hay 13 tuổi, khi cuộc chiến kết liễu".
Cũng tại công viên này, anh Trần Trọng Nguyên, sinh viên cao học vật lý, tâm sự : "Tôi nghĩ rằng về mặt vật chất mà nói, đời sống của tôi tốt hơn cha mẹ tôi rất nhiều".
Anh Nguyên mà cha mẹ cũng là nông dân nói: "Chúng tôi có nhiều cơ hội để học lên, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục tốt hơn và cuộc sống hôm nay vững chãi hơn trước nhiều".
Image captionCơ hội làm giàu cho thế hệ trẻ
Cô Đặng Thị Bích Nga, 21 tuổi, rời nhà ở miền Trung để vào Sàigon theo học ngành kinh tế, nói rằng "cuộc sống mới đã mở ra rất nhiều cơ hội".
Cô hy vọng điều này cũng xảy ra cho nước Việt Nam.
Với đôi bông xinh đẹp lủng lẳng bên vành tai, Nga nói : "Tôi hy vọng nước tôi sẽ phát triển như là các nước khác trên thế giới".
Trong lúc đó, ông Phạm Thành Công, 52 tuổi : " Giới trẻ có thể chú tâm và hiện tại và tương lai, nhưng chúng cũng ý thức đến sự hy sinh của bậc cha anh".
Ông Công nói tiếp: " Đa số giới trẻ không bao giờ quay lưng lại quá khứ, vì lịch sử không thể chối cãi được".
Ông đã từng là du kích quân và nay là giám đốc bảo tàng viện Mỹ Lai tàng trữ các di tích của hàng trăm dân làng bị binh sĩ Mỹ tàn sát hồi năm 1968.
Ông Công nói tiếp: "Tôi dành toàn thời gian cho nhà bảo tàng này vì tôi muốn giới trẻ biết thêm về tội ác chiến tranh".
Nhưng một thanh niên, 27 tuổi, hiện đang quản lý một công ty về công nghiệp thông tin, xin được dấu tên, nói máu của những người đã đổ cho Việt Nam được độc lập, sẽ chẳng còn có ý nghĩa gì nếu như cầm quyền hiện nay "không minh bạch, bớt ăn hối lộ và hành xử vì quyền lợi đất nước".
Một thanh niên khác, anh Nguyễn Hoàng Quân, 28 tuổi, đồng ý đất nước phải đổi mới chính trị để có thể phồn thịnh.
Anh Quân, hiện là nhân viên bảo vệ một cửa hàng nói: "Tôi hy vọng giới lãnh đạo sẽ mở cửa để cho đất nước được phát triển nhanh hơn".

No comments:

Post a Comment