Saturday, September 29, 2018

Đàm phán mua lại 75,01% vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn

Đàm phán mua lại 75,01% vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn

(Doanh nghiệp) - Bộ GTVT đã giao Vinalines đàm phán với nhà đầu tư để mua lại 75,01% vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn.

Ngày 28/9, tại buổi họp báo quý III/2018 do Bộ GTVT tổ chức, phóng viên đã đặt câu hỏi về việc xử lý các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn (Bình Định), Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết,  Bộ đã nhận được kết luận thanh tra, trên cơ sở đó Bộ trưởng đã có văn bản chỉ đạo các cá nhân, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
“Cơ quan Bộ sẽ kiểm điểm, xử lý nghiêm các kiến nghị của thanh tra liên quan tới sai phạm của cá nhân, đơn vị liên quan”, báo Tiền phong dẫn lời ông Đông khẳng định.
Thứ trưởng Đông cũng cho biết, Bộ đã giao Vinalines đàm phán với nhà đầu tư để mua lại 75% vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn.
Trước đó, ngày 17/9, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn (Bình Định).
Cơ quan thanh tra đã chỉ rõ việc đề xuất, tham mưu, quyết định tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ khi cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và thoái vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn đã có những khuyết điểm, vi phạm.
Dam phan mua lai 75,01% von nha nuoc tai Cang Quy Nhon
Bộ GTVT giao Vinalines thực hiện kết luận thanh tra, thu hồi 75% cổ phần cảng Quy Nhơn.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ cho biết, Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng cho phép Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ tại Cảng Quy Nhơn, song sau đó Bộ lại tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho phép Vinalines chuyển nhượng hết 49% vốn điều lệ, điều này không đúng với đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.
Ngoài ra, công ty mẹ của Cảng Quy Nhơn là Vinalines có kiến nghị Bộ GTVT không bán hết cổ phần nhà nước. Song Bộ GTVT vẫn có văn bản đề nghị Thủ tướng cho bán hết phần vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn là thiếu căn cứ về pháp lý và thực tiễn.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ GTVT thu hồi lại 2 quyết định về việc bán cổ phần nhà nước tại Cảng Quy Nhơn vì có nội dung trái thẩm quyền, vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, Thanh tra kiến nghị giao Bộ GTVT chủ trì, thu hồi 75,01% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn đã được Bộ GTVT cho phép chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành.
Trao đổi với Đất Việt, nhiều chuyên gia không tán thành với đề xuất đưa lại Cảng Quy Nhơn về lại với Nhà nước.
LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, việc chuyển nhượng cổ phần Cảng Quy Nhơn giữa Vinalines và Công ty Hợp Thành đã hoàn tất, đã hết thời hiệu khởi kiện nên nếu Nhà nước muốn lấy lại 75,01% cổ phần thì phải làm đúng luật.
Có hai cách giải quyết: Một là, thỏa thuận tự nguyện việc mua lại, bán lại theo giá thị trường; Hai là, khởi kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp, khi đó tòa phán quyết như thế nào thì phải chấp nhận.
Dù vậy, theo quan điểm cá nhân, Luật sư Trương Thanh Đức bày tỏ, phương án tối ưu cho Cảng Quy Nhơn vẫn là nên để cho tư nhân quản lý và nếu Nhà nước thấy bất cập thì có thể sửa đổi pháp luật và chính sách cổ phần hoá, đồng thời rút kinh nghiệm đối với các trường hợp tương tự về sau sao cho đỡ bất cập.
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cũng cho rằng, không nên quay trở lại sở hữu nhà nước bởi lâu nay DNNN của Việt Nam có quá nhiều vấn đề, đặc biệt là làm ăn kém hiệu quả.
"Các chuyên gia kinh tế thế giới đã kết luận rằng, những gì thuộc về sở hữu nhà nước thì thường kém hiệu quả hơn sở hữu tư nhân, vì thế tôi không ủng hộ quay trở lại sở hữu nhà nước.
Cổ phần hóa cảng, giao cho tư nhân quản lý không có nghĩa là chúng ta mất kiểm soát, kể cả về quốc phòng - an ninh. Một mặt, Nhà nước vẫn có thể tăng cường quản lý về quốc phòng-an ninh, mặt khác cứ để cho tư nhân quản lý cảng bởi như thế sẽ hiệu quả hơn", ông bày tỏ quan điểm.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cũng cho rằng, không thể trở về mô hình quản trị cũ với đối tác chiến lược là Vinalines mà phải dựa vào các nhà đầu tư chiến lược tư nhân có năng lực quản trị và tiềm lực tài chính mạnh.
Đề xuất thay đổi cơ chế quản trị của Cảng Quy Nhơn, VAFI gợi ý phải thúc cảng này nhanh chóng niêm yết. Đây là nhiệm vụ của Bộ GTVT và Vinalines, Cảng Quy Nhơn đã làm xong thủ tục niêm yết từ lâu, vấn đề bây giờ là phải đưa cảng lên sàn để thực hiện minh bạch tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.
Tiếp theo, tổ chức bán đấu giá công khai 75,01% cổ phần nhà nước cho các nhà đầu tư chiến lược. Cần phải đưa ra chi tiết tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tốt nhất cộng với cam kết đầu tư lâu dài.
Minh Thái
 

Wednesday, September 26, 2018

Đề nghị cho chuyển nhượng lại đất ở Bắc Vân Phong

Đề nghị cho chuyển nhượng lại đất ở Bắc Vân Phong

Một khu đất được rao bán tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Một khu đất được rao bán tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
 Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật Online
Ủy ban Nhân dân huyện Vạn Ninh, đơn vị quản lý hành chánh nơi được dự kiến trở thành đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép huyện được tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất trở lại theo các quy định của Luật đất đai.
Đây là thông tin được Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hòa ông Trần Xuân Tây nói với báo chí vào chiều ngày 26 tháng 9.
Trong công văn, huyện Vạn Ninh nêu rõ thời gian qua việc quản lý đất đai ở địa phương này đã được tăng cường và hiện đã ổn định trở lại. Tuy nhiên nhiều hồ sơ về đất đai của người dân nộp nhưng huyện Vạn Ninh không thể tiếp nhận, vì vậy huyện đề nghị tỉnh tạo điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Trước đó, vào ngày 9 tháng 5, tỉnh Khánh Hòa đã ra công văn yêu cầu tạm dừng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện tách thửa cho đến khi luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, hay còn gọi là luật đặc khu, có hiệu lực.
Ngay sau đó huyện Vạn Ninh đề nghị tỉnh cho gỡ một phần lệnh cấm, tức là xin được giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất của những hộ vừa có đất ở vừa có một phần đất nông nghiệp lâu năm trên cùng một thửa ruộng. Kiến nghị này lúc đó được tỉnh Khánh Hòa chấp nhận. Đến nay, huyện Vạn Ninh xin gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm.
Trong thời gian vừa qua báo chí thường xuyên phản ánh tình trạng gom đất, sốt đất ảo tại huyện Vạn Ninh, cũng như tình trạng phá rừng, lấn chiếm, mua bán đất trái phép trên các đảo ở huyện này.
Huyện Vạn Ninh là nơi dự kiến thành lập đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, hay còn gọi là đặc khu Bắc Vân Phong. Thời gian qua công luận phản đối mạnh mẽ dự luật đặc khu cho nước ngoài thuê đất 99 năm. Lý do phản đối vì có ý kiến cho rằng quy định như thế không khác gì là nhượng quyền cho nhà đầu tư; và trong tình thế hiện nay thì giới đầu tư Trung Quốc sẽ thâu tóm những đặc khu như thế.
Trước những phản đối của đông đảo người dân, Quốc hội VN phải hoãn việc bàn dự luật đặc khu tại kỳ họp thứ 5 và cả kỳ họp thứ 6 theo kế hoạch sẽ khai mạc vào tháng 10 này.
Trong những ngày 10 và 11 tháng 6 vừa qua, nhiều cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu và an ninh mạng nổ ra tại nhiều nơi trên cả nước. Có cuộc biểu tình trở thành bạo động và nhiều người tham gia đã bị bắt, bị kết án tù.

'Sói già' Trump có đang áp đảo ông Tập Cận Bình?

'Sói già' Trump có đang áp đảo ông Tập Cận Bình?

TrumpBản quyền hình ảnhTPG
Image captionÔng Trump nghĩ gì khi đứng ở Tử Cấm Thành hồi thăm Bắc Kinh tháng 11/2017
Thương chiến Mỹ -Trung đã sang hồi 2, và đúng với phương án hai mà các học giả Trung Quốc dự đoán, theo một nhà báo từ Bắc Kinh nói với tôi.
Tôi quen anh bạn người Giang Tô trong một lần đến giảng tại trường cũ là Goldsmiths College, University of London.
Chen Zhiqun (Trần Chí Quân) học một năm lấy bằng thạc sỹ ngành global communications ở Anh rồi về nước làm việc.
Nay anh quay lại cùng làn sóng bành trướng sang châu Âu của truyền thông Trung Quốc, và làm sub-editor cho một trang tin song ngữ Anh-Hoa.
Gặp lại nhau, chúng tôi chia sẻ chuyện trường cũ rồi tất nhiên là không thể tránh khỏi nói về cuộc thương chiến Mỹ - Trung.
Chen cũng hỏi tôi về Brexit, về chuyện EU và Trung Quốc.
Tôi bảo Chen,"nói về Anh Quốc thì bạn cứ tạm quên đi, chừng nào cái đống mess về Brexit này xong đã", và tôi nói thêm, "mà cũng chưa biết bao giờ nó xong".
Khả năng cao là sẽ khó có thỏa thuận gì cụ thể trong năm nay mà sẽ là đi từ 'chuyển tiếp' này sang 'chuyển tiếp' khác.
Bà Theresa May sẽ cố tại vị đến tháng 3/2019 và khi Anh không còn trong EU nhưng vẫn có 21 tháng 'transition' thì ai lên thay bà sẽ phải lo có một 'deal'.
Chen hỏi tôi:
"Anh đã sống ở nhiều nước châu Âu vậy cho tôi biết tại sao họ không thích Trung Quốc? Đầu tư vào Hy Lạp để cứu kinh tế của họ cũng có người phản đối, bỏ tiền vào Ba Lan, Hungary cũng có kẻ ghét, vì sao thế, hay là họ phân biệt chủng tộc (racist)?"
Tôi nghĩ một lúc rồi đáp và bảo Chen là đây chỉ theo trải nghiệm riêng thôi:
"Người châu Âu, không kể các nhóm bài ngoại, cực hữu đang nổi lên, thì đa số là thân ái, tôn trọng công bằng, có tinh thần dân chủ, và không phân biệt chủng tộc như chúng ta hiểu ở châu Á."
"Nhưng họ có vấn đề cố hữu là phân biệt và tự tôn văn hóa."
Chen ngạc nhiên:
"Nghĩa là sao?"
"Nghĩa là dù người châu Á, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, có nỗ lực đến đâu, thì đa số người Âu vẫn rất tự hào và tự tôn văn hóa, và chuyện Trung Quốc các bạn mở viện Khổng tử, quảng bá văn hóa Hán, sẽ vô ích thôi. Dân bản xứ có thể coi đó là thứ là lạ, có chút thiện cảm, nhưng bảo họ bị ảnh hưởng và đi theo thì sẽ không xảy ra."
Tôi phải nói thêm cho người bạn Trung Quốc rằng sự phân biệt văn hóa đầu tiên là sự phân biệt giữa nước này với nước kia ở châu Âu.
Người Áo và Thuỵ Sĩ tìm mọi cách để tỏ ra họ không phải người Đức dù vẫn dùng tiếng Đức.
Người Ba Lan hiểu rõ người Nga, người Czech nhưng lại quý...người Hungary hơn.
Người Irish vừa chào xong đã nhấn mạnh trong câu thứ nhì họ không phải là người Anh.
Đại loại như vậy.
Tôi cho Chen một ví dụ là yoga và võ thuật Nhật, Hàn, Trung và Việt vào châu Âu vài chục năm qua kể cũng là một thành công của người Đông Á.
Hy LạpBản quyền hình ảnhNURPHOTO
Image captionLễ hội Prometheia ở Litochoro, Hy Lạp. Dù cần tiền đầu tư từ Trung Quốc, các xã hội châu Âu vẫn giữ truyền thống văn hóa mà họ tự hào
Nhưng tư tưởng và nếp sống hàng ngày của người Âu vẫn theo truyền thống Hy Lạp, La Mã và các tôn giáo lớn của họ: Công giáo La Mã, Tin Lành, Chính thống giáo...cộng với hai kỷ nguyên Phục hưng, Khai sáng và thời công nghiệp hóa đã sang thế hệ ba.
Không kể EU mà các xứ còn nghèo như Albania, Ukraine cũng tự hào với di sản châu Âu của họ.
Đầu tư Trung Quốc có thể thành công về kinh tế nhưng chỉ dừng ở đó.
Sẽ khó có chuyện người châu Âu đi theo đạo giáo, cách dạy con, chơi đàn, thể thao của Trung Quốc.
Chen đồng ý và cho hay chính giới nhà giàu ở Trung Quốc đang 'phát rồ' với đàn piano, với tennis, với đua xe F1.
Sự nhìn nhận từ Phương Tây vẫn là niềm khao khát, và lời phê phán to hay nhỏ từ Âu Mỹ đều là điều nhạy cảm ở Trung Quốc.

Chúng ta đang ở phương án 2

Sang chuyện thương chiến, Chen bảo tôi, ngay từ khi Trump bắt đầu đe dọa đánh thuế, các học giả Trung Quốc đã dự báo ba phương án (scenario):
-Một là Trung Quốc thủ thúc, không đáp trảcố bảo vệ đồng nhân dân tệ và mạng lưới xuất khẩu;
-Hai là Trung Quốc sẽ đáp trả vừa phải, chờ xem có cách nào tốt hơn, tốt nhất là 'vừa đàm vừa đánh';
-Ba là hai bên đánh nhau bằng kinh tế tới cùng (all-out war);
Vào lúc tôi và Chen nói chuyện thì phương án một coi như không còn vì Trung Quốc đã đáp trả bằng vài chục tỷ USD thuế quan lên hàng Trung Quốc.
Như thế chúng ta đang sống trong phương án 2 và cuộc giao đấu cũng vào giai đoạn 2.
Các đợt tariffs, ban đầu chỉ đánh vào hàng thép, công nghiệp nặng nhưng nay nhắm tới sản phẩm tiêu dùng, hàng nông sản.
TrumpBản quyền hình ảnhFRED DUFOUR
Image captionTrung Quốc đang cố giải mã 'nụ cười Trump'
Nghe nói đậu nành của Mỹ cũng đang "trúng chưởng" từ Trung Quốc.
Cuộc chiến này sẽ đi về đâu, có tàn phá nhiều nền kinh tế hay không thì không ai dám đoán trước.
Nhưng câu chuyện Chen kể thì lại là vấn đề tâm lý, là cuộc chiến cân não Trump - Tập.
Khi ông Trump mới lên, người Trung Quốc vui mừng vì nghĩ ông ta không biết gì, và mạng xã hội còn nhạo ông.
Tên chính thức của Trump là Te-Lang-Pu (特朗普) bị gọi là 'Chuan Pu'(川普) với Chuan như Xuyên trong Tứ Xuyên, ám chỉ kẻ quê mùa, từ vùng sâu vùng xa chui ra.
Nhưng nay thì Trump hiện rõ là tay chơi quỷ quyệt, một 'sói già' không e ngại tung đủ mọi đòn mà không ai lường trước được.
Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thưởng trà, tiệc tối, bữa trưa, với bà Bành và bà Melania khoe váy dài áo đẹp tưởng như đã chinh phục được nhà Trump.
Nay thì rõ là không phải như vậy.
Ông Tập Cận Bình hiện mắc kẹt ở hai điểm.
Một là trong quá trình thu quyền bính về một mối, ông đã hạ gục hết các đối thủ nội bộ vùng miền, phe Thượng Hải, Quảng Đông, Trùng Khánh nên chính trị Trung Quốc mất đi tính đa dạng.
Ông Tập cũng trở nên cô đơn vì 'duy nhất đúng'.
Chen bảo nhiều báo cáo "dâng lên" chỉ để vừa lòng ông trong khi nợ công ngoài khu vực tài chính của các tỉnh, đô thị nay lên tới 250% GDP, rất đáng lo ngại.
Hai là, ông Tập đi lên từ một cán bộ trường Đảng trung ương, đã xây dựng hình ảnh của mình như một 'nhà đức trị' (man of virtue).
Điều này hóa ra là một cản trở, vì ông không thế nói ngược nói xuôi tùy lúc như ông Trump và không dùng mạng xã hội.
Chính phủ Trung Quốc liên tiếp bị choáng bởi những phát biểu bất ngờ trên mạng xã hội của ông Trump, về Bắc Hàn, về Biển Đông, về Trung Quốc.
Mà hệ thống của họ vận hành theo kiểu truyền thống, vẫn phải đợi duyệt qua nhiều cấp: Đảng, tuyên giáo, an ninh, rồi mới cho Bộ Ngoại giao phát biểu định kỳ.
Còn ông Trump, cứ 4 giờ sáng giờ bờ Đông nước Mỹ vì khó ngủ hay sao mà liên tục bắn ra các cú Twitter.
Điều này khiến cá nhân ông Tập Cận Bình đang lúng túng.
Ông Tập không có tài khoản mạng xã hội Weibo, WeChat tuy Chen bảo một số nhân vật và cơ quan không chính thức đôi khi bắn tin ra thay cho ông.
Cái được và mất của ông Trump thật khó định nghĩa, còn cái mất đầu tiên của ông Tập mà ông lo nhất là 'mất mặt', tỏ ra yếu.

CEO hay Chủ tịch của China Inc?

Vụ tan rã của các mạng tín dụng tư (P2P lending platform) cho thấy nếu Trung Quốc là một đại tập đoàn thì cần có một chủ tịch hội đồng quản trị vững về tầm nhìn xa, và một CEO rất quyền biến, linh hoạt.
Nay cả hai chức này gộp vào một vị trí của ông Tập, và Lý thủ tướng chỉ còn là phụ tá.
Và bài toán thương chiến đang diễn ra khá phức tạp.
Các đợt thuế ông Trump tung ra đầu tiên để làm vừa lòng cử tri ủng hộ ông trong tinh thần "Hoa Kỳ là trên hết".
Nhưng nay người ta cảm thấy ông Trump muốn đánh quỵ và phá vỡ (disrupt) cả mạng lưới sản xuất - chế biến - xuất khẩu, là xương sống của kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc hoàn toàn có thể 'ém quân' bằng cách chuyển sản xuất sang Đông Nam Á, sang châu Phi như đang làm, nhưng khó làm nhanh.
Để xuất khẩu, Trung Quốc cần công nghệ cao từ Hoa Kỳ, nhưng Trump đã ra lệnh "chặn lương" nguồn này, bất kể nó có tác động xấu đến chính một số công ty Mỹ.
Với ông Trump, kinh tế, quân sự và công nghệ có nhiều liên quan.
Ông ký Luật Chính sách Quốc phòng (NDAA) trị giá 716 tỷ USD, văn bản bị coi là thù địch nhất với Trung Quốc từ Chiến tranh Lạnh.
Luật này có mục đánh cả vào ZTE và Huawei.
Ông vứt cam kết từ xưa và ve vãn Đài Bắc, khiến các công ty Hoa Kỳ cũng 'định hướng lại' cùng chính trị: Google, Facebook, IBM nay đầu tư ồ ạt vào Đài Loan.
Tôi hỏi Chen vậy giới trẻ Trung Quốc nghĩ gì?
Anh cho biết họ sợ Trung Quốc không đủ tiền để bước vào phương án 3, 'chơi tới bến' với ông Trump trong cuộc thương chiến.
Về cảm quan cá nhân, anh nói sau hai ba thế hệ Khai phóng, hàng chục triệu người Trung Quốc đã biết quá rõ hết những điều hay dở trong và ngoài nước.
Bành Lệ ViệnBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBà Bành Lệ Viện tặng bà Melania Trump chữ 'Phúc'
Tất nhiên, họ phải tự khôn ngoan chọn cho mình và con cái.
Giới còn trẻ thì đang tìm "cơ hội ở Trung Quốc, cuộc sống ở bên ngoài".
Ai đã đi cũng muốn về Trung Quốc kiếm tiền nhất là khi chính quyền và doanh nghiệp đang kêu gọi nhân tài, đầu tư tiền tỷ vào AI, vào công nghệ sinh học.
Nhưng tốt nhất thì vẫn có một lối quay lại Âu, Mỹ, Úc, và người giàu cũng tìm một vị trí công việc, bất động sản, cơ sở bên ngoài để khi cần khi đi.
Không chỉ dân trung lưu mà không ít doanh nghiệp đang tìm cách lặng lẽ chuyển đi nơi khác.
Điều họ lo là Trung Quốc sẽ còn lâu mới có nhà nước pháp quyền.
Một doanh nhân thành đạt, một diễn viên xinh đẹp nổi danh có thể bị gọi đi đâu đó, bị 'biến mất' vài tuần, vài tháng, hoặc mất hút luôn, mà không ai biết.
Nhà nước có thể ra lệnh cho mạng xã hội xóa mọi dấu vết về sự tồn tại trên thế giới ảo của họ.
Nói chuyện với Chen tôi hiểu thêm về một nước Trung Quốc năng động, phức tạp, con người tài năng, nhiều tham vọng nhưng cũng không ít lo âu.
Đúng năm nay là năm kỷ niệm vụ ngân hàng Lehman Brothers tan rã, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế, bắt đầu từ tài chính.
Gặp Chen sau vài hôm thì tôi đọc được Niall Ferguson viết rằng nhìn lại Khủng hoảng 2008, người ta nghĩ ngay đến Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay.
Và biết đâu sẽ đến lượt Trung Quốc, ông Ferguson từ Harvard nêu vậy.
Tôi thì nghĩ Trung Quốc đã liên kết sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, nên một Trump 'phá lệ' chưa chắc đã lật lại được cả cuộc chơi to của chủ nghĩa tư bản.
Nhưng mô hình Nhất nhân trị của Trung Quốc đang bộc lộ nhiều bất cập trước một Trump đầy bất trắc.
Xem thêm về Trung Quốc:
Cùng tác giả:

Tin liên quan