Vụ việc xảy ra tại vùng biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Theo bộ Ngoại giao Nhật Bản, tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển thuộc khu vực quần đảo Senkaku bất chấp những lời « cảnh cáo liên tiếp » của lực lượng tuần duyên Nhật. Theo Tokyo, đây là một sự cố « cực kỳ nghiêm trọng », và bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên để phản đối.
Theo các nhà quan sát, dù Trung Quốc vẫn thường xuyên lên tiếng đòi chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng hôm qua là lần đầu tiên từ tháng Tám năm ngoái đến nay, Bắc Kinh lại cho tàu hải giám thâm nhập vào khu vực này.
Không những thế, lần này, Trung Quốc lại có một động thái quyết đoán hơn khi công bố hoạt động của tàu hải giám của họ thông qua một thông cáo của chính Cục Quản lý Đại dương, một cơ quan cấp bộ phụ trách vùng biển.
Theo bản thông cáo đăng trên trang web của Cục Quản lý Đại dương Trung Quốc thì hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 05:00 giờ, giờ địa phương hôm qua. Bản thông cáo xác định « Chuyến tuần tra đó thể hiện lập trường trước sau như một của chính quyền Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư ».
Sau đó ít lâu, cũng vào hôm qua, cơ quan này lại ra một thông cáo thứ hai, kể lại chi tiết sự cố với tàu tuần duyên Nhật. Theo bản tin này thì sau khi phát hiện chiếc tàu Nhật Bản, phía Trung Quốc đã tự xưng danh, rồi yêu phía Nhật xác định danh tánh. Thế nhưng « con tàu Nhật Bản đã không trả lời và tiếp tục bám theo chúng tôi ».
Sự cố tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư xẩy ra vào lúc Bắc Kinh liên tiếp có động thái khẳng định chủ quyền của họ trên tất cả các vùng biển đang tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Ngày 12/3 vừa qua chẳng hạn, chính quyền Seoul đã phải triệu mời đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc lên để phản đối vụ một quan chức cao cấp thuộc Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc tuyên bố là một bãi đá ngầm nằm trong khu vực hải phận chồng lấn giữa hai nước là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, và cần phải cho tàu và máy bay đến đó để tuần tra.
Đó là bãi đá ngầm Socotra nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của cả Hàn Quốc lẫn Trung Quốc, nhưng gần Hàn Quốc hơn, được Seoul đặt tên là Ieodo, trong lúc Bắc Kinh gọi đó là Tô Nham Tiêu. Hàn Quốc đã giành quyền kiểm soát vùng đó từ lâu và đã cho xây trên đó môt trạm khảo sát đại dương và bị phía Trung Quốc phản đối.
Đối với Việt Nam cũng thế, bất chấp những lời hứa hòa dịu, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có một loạt động thái quyết đoán trong việc xác lập chủ quyền của họ trên vùng Hoàng Sa đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974, như cho tập đoàn dầu khí ngoài khơi CNOOC gọi thầu thăm dò dầu khí tại khu vực đảo Cù Mộc, mà Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật, hay thúc đẩy chương trình đưa du khách đến Hoàng Sa.
Các động thái này đã buộc phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng ngày 15/03, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Theo giới quan sát, càng gần đến Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, các sự cố hay động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng tranh chấp với các láng giềng, lại càng có điều kiện sinh sôi nẩy nở. Lý do là vì phe cánh diều hâu muốn lợi dụng thời cơ, kích động tinh thần dân tộc để giành ưu thế trên chính trường trong nước.
Theo các nhà quan sát, dù Trung Quốc vẫn thường xuyên lên tiếng đòi chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng hôm qua là lần đầu tiên từ tháng Tám năm ngoái đến nay, Bắc Kinh lại cho tàu hải giám thâm nhập vào khu vực này.
Không những thế, lần này, Trung Quốc lại có một động thái quyết đoán hơn khi công bố hoạt động của tàu hải giám của họ thông qua một thông cáo của chính Cục Quản lý Đại dương, một cơ quan cấp bộ phụ trách vùng biển.
Theo bản thông cáo đăng trên trang web của Cục Quản lý Đại dương Trung Quốc thì hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 05:00 giờ, giờ địa phương hôm qua. Bản thông cáo xác định « Chuyến tuần tra đó thể hiện lập trường trước sau như một của chính quyền Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư ».
Sau đó ít lâu, cũng vào hôm qua, cơ quan này lại ra một thông cáo thứ hai, kể lại chi tiết sự cố với tàu tuần duyên Nhật. Theo bản tin này thì sau khi phát hiện chiếc tàu Nhật Bản, phía Trung Quốc đã tự xưng danh, rồi yêu phía Nhật xác định danh tánh. Thế nhưng « con tàu Nhật Bản đã không trả lời và tiếp tục bám theo chúng tôi ».
Sự cố tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư xẩy ra vào lúc Bắc Kinh liên tiếp có động thái khẳng định chủ quyền của họ trên tất cả các vùng biển đang tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Ngày 12/3 vừa qua chẳng hạn, chính quyền Seoul đã phải triệu mời đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc lên để phản đối vụ một quan chức cao cấp thuộc Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc tuyên bố là một bãi đá ngầm nằm trong khu vực hải phận chồng lấn giữa hai nước là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, và cần phải cho tàu và máy bay đến đó để tuần tra.
Đó là bãi đá ngầm Socotra nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của cả Hàn Quốc lẫn Trung Quốc, nhưng gần Hàn Quốc hơn, được Seoul đặt tên là Ieodo, trong lúc Bắc Kinh gọi đó là Tô Nham Tiêu. Hàn Quốc đã giành quyền kiểm soát vùng đó từ lâu và đã cho xây trên đó môt trạm khảo sát đại dương và bị phía Trung Quốc phản đối.
Đối với Việt Nam cũng thế, bất chấp những lời hứa hòa dịu, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có một loạt động thái quyết đoán trong việc xác lập chủ quyền của họ trên vùng Hoàng Sa đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974, như cho tập đoàn dầu khí ngoài khơi CNOOC gọi thầu thăm dò dầu khí tại khu vực đảo Cù Mộc, mà Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật, hay thúc đẩy chương trình đưa du khách đến Hoàng Sa.
Các động thái này đã buộc phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng ngày 15/03, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Theo giới quan sát, càng gần đến Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, các sự cố hay động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng tranh chấp với các láng giềng, lại càng có điều kiện sinh sôi nẩy nở. Lý do là vì phe cánh diều hâu muốn lợi dụng thời cơ, kích động tinh thần dân tộc để giành ưu thế trên chính trường trong nước.
No comments:
Post a Comment