Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam sẽ chỉ thăm dò dầu khí tại những khu vực được cộng đồng quốc tế chấp nhận, và khu vực giao cho Ấn Độ thăm dò nằm trong vùng 200 hải lý, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông nhấn mạnh với các nhà báo Ấn Độ : « Tôi có thể nói với các vị rằng không có tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ tại khu vực này ».
Khi được hỏi là liệu sự phản đối của Trung Quốc là sai trái hay không, Phó thủ tướng Việt Nam nói: « Việc phản đối của Trung Quốc là công việc của họ và điều này không phù hợp với công ước quốc tế mà Trung Quốc là một trong các bên đã ký ».
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam và các nước khác, trong đó có Trung Quốc, đã ký Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Do vậy, Việt Nam có quyền đối với vùng biển 200 hải lý.
Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã có những tuyên bố như trên sau khi Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ không nên tiến hành thăm dò dầu lửa tại các khu vực ở Biển Đông mà Việt Nam giao cho, bởi vì, theo Bắc Kinh, đây là những nơi đang có tranh chấp chủ quyền.
Ngày 25/3, trả lời các câu hỏi của một nhóm các nhà báo Ấn Độ tới thăm Bắc Kinh, một quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đã tuyên bố rằng đó là một khu vực có tranh chấp, và sẽ không tốt đẹp gì cho Ấn Độ nếu tiến hành thăm dò dầu khí tại nơi này.
Xin nhắc lại là bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ vẫn ký với Việt Nam một thỏa thuận thăm dò dầu khí tại Biển Đông.
Khi được hỏi là liệu sự phản đối của Trung Quốc là sai trái hay không, Phó thủ tướng Việt Nam nói: « Việc phản đối của Trung Quốc là công việc của họ và điều này không phù hợp với công ước quốc tế mà Trung Quốc là một trong các bên đã ký ».
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam và các nước khác, trong đó có Trung Quốc, đã ký Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Do vậy, Việt Nam có quyền đối với vùng biển 200 hải lý.
Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã có những tuyên bố như trên sau khi Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ không nên tiến hành thăm dò dầu lửa tại các khu vực ở Biển Đông mà Việt Nam giao cho, bởi vì, theo Bắc Kinh, đây là những nơi đang có tranh chấp chủ quyền.
Ngày 25/3, trả lời các câu hỏi của một nhóm các nhà báo Ấn Độ tới thăm Bắc Kinh, một quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đã tuyên bố rằng đó là một khu vực có tranh chấp, và sẽ không tốt đẹp gì cho Ấn Độ nếu tiến hành thăm dò dầu khí tại nơi này.
Xin nhắc lại là bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ vẫn ký với Việt Nam một thỏa thuận thăm dò dầu khí tại Biển Đông.
No comments:
Post a Comment