SINH VIÊN PHƯƠNG UYÊN PHẢN ĐỐI NỘI DUNG BẢN CÁO TRẠNG

Hiện nay Viện kiểm sát tỉnh Long An đã có bản cáo trạng đối với sinh viên tên Nguyễn Phương Uyên, người Bình Thuận đã “rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam tại cầu vượt Quang Trung (quận 12, TP HCM), vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tội tuyên truyền chống Nhà nước” (theo VOV). Phương Uyên bị công an Long An tạm giam đến nay gần 6 tháng. Tuy nhiên, Phương Uyên cho thân nhân biết rằng cô không đồng ý 2 điểm quan trọng sau khi được xem bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An

NGUYỄN HƯNG QUỐC - NHỮNG QUÁI THAI CỦA MARX

Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên không ngừng tô vẽ các gã AQ chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ở nước họ như những thần linh. Ngày Kim Chính Nhật chào đời có hai chiếc cầu vồng lấp lánh xuất hiện trên bầu trời. Ra đời được ba tuần, ông đã biết đi; tám tuần đã biết nói. Khi học đại học, trong vòng ba năm, ông viết được trên 1.500 cuốn sách và sáu bản opera. Các bản nhạc này được giới phê bình Bắc Triều Tiên khen là “hay hơn bất cứ một bản opera nào từng được viết trong lịch sử âm nhạc thế giới”. Các trạng thái tâm lý của Kim Chính Nhật có thể ảnh hưởng đến thời tiết: ông buồn, thời tiết xấu đi, ông vui, trời sẽ đẹp và ấm hơn. Người ta lại nói: cả đời ông không hề đi tiêu hay đi tiểu. Lần đầu tiên chơi golf, ông đã lập được kỷ lục thế giới và vì đã lập được kỷ lục nên ông không thèm chơi nữa. Bằng cách nhét miếng thịt vào giữa hai lát bánh mì để cầm ăn cho dễ, ông được lịch sử Bắc Triều Tiên ghi công là đã phát minh ra hamburger, sau đó, Tây phương bắt chước. Ngày ông chết, cả trời đất cũng tiếc thương: các mảnh băng tự động tan ra; chim chóc cất lên tiếng khóc.

PHẠM CHÍ DŨNG - TPP HAY KHÚC QUANH VIỆT - MỸ?

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể được khởi đầu từ tinh thần hòa giải, nhưng phải là một sự hòa giải thực chất chứ không phải bóng gió quanh co.
William Lee – Chuẩn đô đốc phụ trách về chính sách và năng lực của Tuần duyên Hoa Kỳ, cho trang mạng US News biết về “một cuộc gặp giữa quan chức hai bên đã diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy nóc cabin”; và “hai nước Việt Nam và Mỹ đang hợp tác để phát triển lực lượng cảnh sát biển đủ năng lực giúp các ngư dân Việt Nam khi họ gặp nạn”. Cùng thời gian trên, cụm từ “âm mưu của các thế lực thù địch” – thường được sử dụng để ám chỉ sự can thiệp của phương Tây về các vấn đề dân chủ và nhân quyền – lại có vẻ nhạt nhòa một cách bất thường trên mặt các báo Đảng như Nhân dân và Quân đội nhân dân.
Vô tình hay hữu ý, chỉ một ngày sau tiết lộ của Chuẩn đô đốc William Lee, một ủy viên Bộ chính trị là Bộ trưởng quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh đã có một cuộc “thăm và kiểm tra” tại Cục cảnh sát biển – một lực lượng trực thuộc Bộ quốc phòng Việt Nam.

ÐI TÌM CON CHÁU THUYỀN NHÂN 849 NĂM TRƯỚC: NGUYÊN TỔ HAI GIÒNG HỌ LÝ TẠI ÐẠI HÀN

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng-thống Ngô-đình Diệm công du Ðại-hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại-hàn dân quốc là Lý Thừa Vãn, viếng thăm Việt-Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Báo hồi ấy có tường thuật sơ sài. Còn chính quyền thì gần như không để ý đến chi tiết lịch sử này.
Bấy giờ, đệ nhất Cộng-hòa thành lập chưa quá hai năm, mới chỉ có viện Khảo-cổ, không có cơ quan nghiên cứu lịch sử. Cho nên không ai nghĩ đến việc sang Ðại-hàn tìm hiểu xem họ Lý từ Việt Nam, đã đi sang đây từ bao giờ? Ai là nguyên tổ của họ? Thời gian này tôi mới 19 tuổi, vừa bước chân vào đại học. Nhưng nhờ thấm nhuần Nho-giáo, nên đã chững chạc lắm rồi. Tôi viết thư cho sứ quán Ðại-hàn tại Việt-Nam để hỏi về chi tiết này. Dĩ nhiên tôi viết bằng chữ Nho. Hơn tháng sau tôi được thư trả lời của tộc Lý tại Nam-hàn. Trong thư, họ cho tôi biết rằng: "Tổng-thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến-bình vương Lý Long Tường. Kiến Bình vương là con thứ 6 của vua Lý Anh-tông. Người cùng tông tộc sang Cao-ly vào đầu thế kỷ thứ 13 vì quốc nạn".

MINH DIỆN - DÂY TRÓI TRÊN LUỐNG CÀY - PHẦN 2

Khi công cuộc đổi mới đang trên đà phát triển, Việt Nam được coi là một “con rồng” của Châu Á, với mức tăng trưởng 7,6% vào năm 1990 và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thì bỗng khựng lại. Nguyên nhân cũng lại do ông Nguyễn Văn Linh. Ông quê Hải Dương, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, phần lớn thời gian hoạt động trong Nam, ở những địa bàn ác liệt, được dân đùm bọc. Ông có nhiều kinh nghiệm thực tế, tính ngay thẳng, cuộc sống liêm khiết , nhưng hạn chế về tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Ông đã có công phá rào khi làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Đầu nhiệm kỳ Tổng bí thư ông đề ra “ những việc cần làm ngay”, cởi trói cho văn nghệ sỹ, khuyến khích sáng tác nói thẳng nói thật, và cởi trói cho nông dân ,cho phép rút ruộng đất ra khỏi tập đoàn , sản xuất tư nhân. Nhưng ông lại bị mắc hợm Trung Quốc ở Hội nghị Thành Đô, với cái gọi là “ Giải pháp đỏ”. Nói như Nguyễn Văn An : “ Nguyễn Văn Linh không phải là con người thực sự đổi mới!” Sau Hội nghị Thành Đô, ông đã bỏ “những việc cần làm ngay”, xiết lại sợi dây cơ chế chính sách, đẩy con thuyền đổi mới lùi lại. Ông từ chối không tham gia nhân sự Đại hội VII của đảng cộng sản ViệtNam , dù nhiều người vẫn tín nhiệm .

MINH DIỆN - DÂY TRÓI TRÊN LUỐNG CÀY - PHẦN 1

Ông Võ Văn Kiệt đồng quan điểm này với ông Nguyễn Văn Linh. Ông nói: “ Tại sao 5% đất giao cho dân có hiệu quả còn 95% đất của toàn dân lại không đạt hiệu quả? Người nông dân chỉ có thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của họ. Đó chính là NEP của Lê Nin”.
Ông Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận giải tán các tập đoàn, giao đất cho dân. Người nông dân phẩn khời nhận lại ruộng, tự chủ canh tác, mùa màng bội thu. Năm 1992 Việt Nam đã xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo.
Nhưng “Thương cho cái kiếp má đào, cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!”. Cũng là đất đai mồ hôi, nước và cả máu xương bao đời nay người nông dân mới mới có được, nhưng cái câu“sở hữu toàn dân” như sự mồi mớm, mị dân đã sinh ra nhiều hệ lụy. Cùng một chế độ chính trị-xã hội, cùng do đảng Cộng sản cầm quyền, thế nhưng vị lãnh đạo này hô “cởi trói” cho nông dân, đến vị lãnh đạo khác lại đi trói người nông dân để chiếm đoạt ruộng đất ngay trên luống cày của họ!

TIẾN SỸ TOÁN HỌC NGUYỄN NGỌC CHU - TRUNG LẬP: QUYỀN LỢI DÂN TỘC HAY QUYỀN LỢI GIAI CẤP?

...Chính sách trung lập của lãnh đạo nước ta hiện nay là do mâu thuẫn chính trong nội tâm của họ. Họ muốn bảo vệ thể chế một đảng nên lúng túng không thể lựa chọn liên minh. Nếu đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì câu trả lời đã quá rõ ràng. Cần thiết phải chỉ ra rằng, tình cảnh “Con kiến mà leo cành đa” hiện nay sẽ dẫn đến những hệ lụy tất yếu sau đây, ảnh hưởng đến an nguy và lợi ích dân tộc.
Khi xung đột vũ trang xẩy ra với Trung Quốc, không cường quốc lớn nào hay liên minh nào liều mình bảo vệ nước ta.

NHÓM CÔNG LÝ CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN - YÊU CẦU ĐOÀN TNCS HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM XIN LỖI

Việc tác giả Trung Nhân và một số cá nhân có thẩm quyền liên quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM, đăng tải bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” vào ngày 09-04-2013 trên website doanthanhnienluat.com, công khai cho rằng hành động khởi xướng Tuyên ngôn của chúng tôi là: “nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cá nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng phiến diện”, với giải thích: “Bởi vì, đây chỉ là những sinh viên năm hai, năm ba, chưa có sự tiếp cận một cách đầy đủ nhất về những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập (...) ...hành động này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng,” chẳng những đã xem thường quyền hiến định của công dân Việt Nam, mà còn có dấu hiệu phạm tội “làm nhục người khác” và tội “vu khống” được quy định tương ứng tại các điều 121 và 122 Bộ luật Hình sự;

VIETNAMNET - NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA TRIỀU TIÊN VÀ HÀN QUỐC

 width=Hôm nay, VNN, báo điện tử có lượng độc giả lớn nhất Việt Nam dẫn đăng một bài báo so sánh hai chế đô: CSCN ở miền Bắc và TBCN ở miền Nam Triều Tiên:
"Sau khi chia tách vào cuối Thế chiến II, CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Hàn Quốc đã đi theo hai con đường vô cùng khác biệt. .
Dưới sự lãnh đạo của các chính phủ thân Mỹ kế tiếp nhau, Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, một thành viên của G-20 - nhóm các nền kinh tế lớn của thế giới. Các công ty của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai và LG nổi tiếng khắp toàn cầu. Trong khi đó, Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của gia đình họ Kim trở thành một quốc gia nghèo và khó đoán."

BÙI NGỌC TẤN - 40 NĂM BỘ TỘC TÀ-RU

 width=Xin nói ngay cái bộ tộc này không có tên trong danh sách các bộ tộc thuộc xã hội Việt Nam. Lần đầu tiên tôi được nghe nói đến là từ một người nước ngoài, ông André Menras trong cuộc gặp tại một quán cà phê thành phố Hồ Chí Minh do Hoàng Dũng mời, ông bắt tay tôi thật chặt và nói bằng tiếng Việt: - Anh em mình thuộc dân tộc, à quên, bộ tộc Tà Ru.
Thấy tôi ngơ ngác, Hoàng Dũng cười phá lên. Ông Tây cũng cười. Rồi ông nói: Tức là bộ tộc Tù Ra.
....Nhưng 40 năm ra tù, 40 năm Tà Ru thì thật đáng nhớ. Đã 10 năm Tà Ru, 20 năm Tà Ru, 30 năm Tà Ru trôi qua không dấu tích, không nhớ được những ngày ấy xảy ra như thế nào nữa. Năm Tà Ru thứ 40 này phải có chút gì ghi lại. Bởi có thể đây là năm Tà Ru chẵn cuối cùng. Bởi khó đạt đến mốc Tà Ru thứ 50. 50 năm Tà Ru xa vời vợi và cũng đến rất nhanh, đáng sợ vô cùng! Đáng sợ bởi già yếu, ốm đau, bệnh tật. Đa thọ đa nhục.