Ông Tưởng Phúc Trung (Chiang Fu Chung) bị kết tội là đã tiết lộ một lượng lớn tài liệu mật cho Trung Quốc thông qua người chú là một doanh nhân Đài Loan có cơ sở làm ăn tại Hoa lục. Tòa án không cho biết thêm chi tiết nào khác, nhưng ông Tưởng có thể kháng cáo.
Tưởng Phúc Trung phục vụ trong bộ phận chỉ huy radar và trung tâm điều khiển của không quân Đài Loan, bị bắt giam từ năm ngoái. Báo chí Đài Bắc cho biết đã từ lâu quân đội Trung Quốc tìm cách xâm nhập vào trung tâm, nơi tập trung những thông tin nhạy cảm trong đó có các chi tiết về chương trình radar « Strong Net » và hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot do Mỹ sản xuất.
Trung tâm này chịu trách nhiệm giám sát không phận trải dài từ phía bắc đảo quốc đến các tỉnh duyên hải của Trung Quốc như Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.
Trong những năm gần đây, Đài Loan đã phát hiện được một loạt các vụ gián điệp. Hồi tháng Chín, một Phó đô đốc về hưu đã bị lãnh án 14 tháng tù do thu thập các thông tin quân sự mật cho Trung Quốc. Trước đó vào tháng Hai, một trung tá không quân bị kết án 12 năm tù vì đã trao nhiều bí mật quân sự cho Trung Quốc trong suốt sáu năm, để đổi lấy số tiền 269.000 đô la.
Còn vào năm 2011, một tướng lãnh quân đội đồng thời là người đứng đầu một đơn vị tình báo đã nhận bản án chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Đây là một trong những xì-căng-đan tình báo tệ hại nhất tại Đài Loan.
Việc dọ thám vẫn tiếp tục cho dù Đài Loan đang có quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Mã Anh Cửu.
Tuy đã được tách rời làm hai nước vào năm 1949 khi cuộc nội chiến chấm dứt, nhưng Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và không loại trừ khả năng sáp nhập bằng vũ lực
Tưởng Phúc Trung phục vụ trong bộ phận chỉ huy radar và trung tâm điều khiển của không quân Đài Loan, bị bắt giam từ năm ngoái. Báo chí Đài Bắc cho biết đã từ lâu quân đội Trung Quốc tìm cách xâm nhập vào trung tâm, nơi tập trung những thông tin nhạy cảm trong đó có các chi tiết về chương trình radar « Strong Net » và hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot do Mỹ sản xuất.
Trung tâm này chịu trách nhiệm giám sát không phận trải dài từ phía bắc đảo quốc đến các tỉnh duyên hải của Trung Quốc như Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.
Trong những năm gần đây, Đài Loan đã phát hiện được một loạt các vụ gián điệp. Hồi tháng Chín, một Phó đô đốc về hưu đã bị lãnh án 14 tháng tù do thu thập các thông tin quân sự mật cho Trung Quốc. Trước đó vào tháng Hai, một trung tá không quân bị kết án 12 năm tù vì đã trao nhiều bí mật quân sự cho Trung Quốc trong suốt sáu năm, để đổi lấy số tiền 269.000 đô la.
Còn vào năm 2011, một tướng lãnh quân đội đồng thời là người đứng đầu một đơn vị tình báo đã nhận bản án chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Đây là một trong những xì-căng-đan tình báo tệ hại nhất tại Đài Loan.
Việc dọ thám vẫn tiếp tục cho dù Đài Loan đang có quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Mã Anh Cửu.
Tuy đã được tách rời làm hai nước vào năm 1949 khi cuộc nội chiến chấm dứt, nhưng Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và không loại trừ khả năng sáp nhập bằng vũ lực
No comments:
Post a Comment