Tin trên được Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo vào hôm qua 13/12/2013. Theo đó, tàu tuần dương của Hoa Kỳ có trang bị tên lửa dẫn đường, USS Cowpens, đã buộc phải chuyển hướng khẩn cấp, khi bị tàu của Trung Quốc chặn đường. Một quan chức Hoa Kỳ xin được giấu tên cho biết thêm là tàu của hải quân Trung Quốc chỉ còn cách tàu chiến Mỹ có 500 mét. Sự cố đã xảy ra tại vùng biển quốc tế, trên Biển Đông, hôm 05/12/2013.
Tàu tuần dương USS Cowpens đang ở một « vùng biển lân cận » với tàu sân bay mới của Trung Quốc, Liêu Ninh. Vẫn theo quan chức nói trên, « Cuối cùng, thủy thủ đoàn của đôi bên đã trao đổi thông tin với nhau một cách có hiệu quả để bảo đảm an toàn ».
Hãng tin AFP lưu ý, sự cố vừa qua trên biển đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng điều đó cho thấy căng thẳng trong trong vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với 80 % diện tích. Tai nạn đã được tránh khỏi vào phút chót nói trên cũng cho thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang rất phức tạp sau khi Bắc Kinh, hôm 23/11/2013 thông báo thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » bao phủ lên một phần lớn ở vùng biển Hoa Đông.
Vùng phòng không của Trung Quốc trải rộng từ Hàn Quốc đến Đài Loan và kể cả khu vực quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản quản lý nhưng Bắc Kinh lại khẳng định đó là vùng thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc từ bỏ dự án vùng phòng không nói trên. Cả Washington lẫn Tokyo, Seoul cùng điều máy bay quân sự đến khu vực. Đây là một tín hiệu chứng minh Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng không chấp nhận luật chơi mới do Trung Quốc đề ra.
Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thông cáo ngày hôm qua 13/12/2013 nhắc lại : Hoa Kỳ đã « rất rõ ràng để hướng tới một mối quan hệ quân sự ổn định và liên tục với Trung Quốc », nhưng đồng thời « vì lợi ích của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc » đôi bên cần « trao đổi một cách liên tục và trong tinh thần tin cậy lẫn nhau ».
Tàu tuần dương USS Cowpens đang ở một « vùng biển lân cận » với tàu sân bay mới của Trung Quốc, Liêu Ninh. Vẫn theo quan chức nói trên, « Cuối cùng, thủy thủ đoàn của đôi bên đã trao đổi thông tin với nhau một cách có hiệu quả để bảo đảm an toàn ».
Hãng tin AFP lưu ý, sự cố vừa qua trên biển đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng điều đó cho thấy căng thẳng trong trong vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với 80 % diện tích. Tai nạn đã được tránh khỏi vào phút chót nói trên cũng cho thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang rất phức tạp sau khi Bắc Kinh, hôm 23/11/2013 thông báo thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » bao phủ lên một phần lớn ở vùng biển Hoa Đông.
Vùng phòng không của Trung Quốc trải rộng từ Hàn Quốc đến Đài Loan và kể cả khu vực quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản quản lý nhưng Bắc Kinh lại khẳng định đó là vùng thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc từ bỏ dự án vùng phòng không nói trên. Cả Washington lẫn Tokyo, Seoul cùng điều máy bay quân sự đến khu vực. Đây là một tín hiệu chứng minh Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng không chấp nhận luật chơi mới do Trung Quốc đề ra.
Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thông cáo ngày hôm qua 13/12/2013 nhắc lại : Hoa Kỳ đã « rất rõ ràng để hướng tới một mối quan hệ quân sự ổn định và liên tục với Trung Quốc », nhưng đồng thời « vì lợi ích của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc » đôi bên cần « trao đổi một cách liên tục và trong tinh thần tin cậy lẫn nhau ».
No comments:
Post a Comment