Ngân sách quốc phòng năm 2014 vừa được thông qua bao gồm tổng cộng hơn 625 tỷ đô la, trong đó có hơn 80 tỷ được dành cho các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài, chủ yếu là tại Afghanistan.
Trong bối cảnh Chính quyền Obama đang triển khai chiến lược xoay trục qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương, giới quan sát đặc biệt lưu ý đến việc ngành lập pháp Mỹ đã chấp thuận phê duyệt yêu cầu của Lầu Năm Góc muốn trang bị thêm các phương tiện hiện đại cho hai binh chủng Hải quân và Không quân.
Đối với ngành Hải quân, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2014 dự trù 1,8 tỉ đô la cho việc mua thêm bốn chiếc tàu chiến cận duyên LCS (Littoral Combat Ship), mà bốn chiếc sẽ được triển khai tại Singapore, bên bờ Biển Đông.
Ngoài ra, ngân sách cũng dự trù nâng mức trần chi phí lên thành 12,9 tỷ đô la cho việc đóng tàu sân bay mới USS Gerald R. Ford. Như vậy, chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ là tàu chiến Mỹ đắt nhất từ trước đến nay.
Ngành Không quân Mỹ cũng không bị bỏ quên, với đèn xanh của Quốc hội Mỹ cho việc đặt mua 29 chiến đấu cơ phản lực F-35 như Lầu Năm Góc từng yêu cầu. Đề án F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, với mức chi phí dự kiến lên đến gần 400 tỷ đô la cho một đội gồm 2.443 chiếc.Quân đội Mỹ cũng sẽ được dùng 1,3 tỉ đô la để trang bị cho mình loại phi cơ trinh sát E-2D Hawkeye cải tiến.
Trong bối cảnh đấu đá quyết liệt tại Hoa Kỳ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, việc thông qua ngân sách quốc phòng Mỹ là một dấu hiệu hòa thuận hiếm hoi, chứng tỏ mối quan tâm của ngành lập pháp đối với sức mạnh của đất nước. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng với tỷ lệ 84 phiếu thuận,15 phiếu chống. Trước đó (ngày 12/12), Hạ viện cũng đã chấp nhận dự thảo ngân sách với 350 phiếu thuận và 69 phiếu chống.
Hành pháp Mỹ dĩ nhiên là ủng hộ ngân sách quốc phòng mới. Nhà Trắng vào hôm qua cho biết là Tổng thống Obama sẽ sớm ký ban hành.
Trong bối cảnh Chính quyền Obama đang triển khai chiến lược xoay trục qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương, giới quan sát đặc biệt lưu ý đến việc ngành lập pháp Mỹ đã chấp thuận phê duyệt yêu cầu của Lầu Năm Góc muốn trang bị thêm các phương tiện hiện đại cho hai binh chủng Hải quân và Không quân.
Đối với ngành Hải quân, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2014 dự trù 1,8 tỉ đô la cho việc mua thêm bốn chiếc tàu chiến cận duyên LCS (Littoral Combat Ship), mà bốn chiếc sẽ được triển khai tại Singapore, bên bờ Biển Đông.
Ngoài ra, ngân sách cũng dự trù nâng mức trần chi phí lên thành 12,9 tỷ đô la cho việc đóng tàu sân bay mới USS Gerald R. Ford. Như vậy, chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ là tàu chiến Mỹ đắt nhất từ trước đến nay.
Ngành Không quân Mỹ cũng không bị bỏ quên, với đèn xanh của Quốc hội Mỹ cho việc đặt mua 29 chiến đấu cơ phản lực F-35 như Lầu Năm Góc từng yêu cầu. Đề án F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, với mức chi phí dự kiến lên đến gần 400 tỷ đô la cho một đội gồm 2.443 chiếc.Quân đội Mỹ cũng sẽ được dùng 1,3 tỉ đô la để trang bị cho mình loại phi cơ trinh sát E-2D Hawkeye cải tiến.
Trong bối cảnh đấu đá quyết liệt tại Hoa Kỳ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, việc thông qua ngân sách quốc phòng Mỹ là một dấu hiệu hòa thuận hiếm hoi, chứng tỏ mối quan tâm của ngành lập pháp đối với sức mạnh của đất nước. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng với tỷ lệ 84 phiếu thuận,15 phiếu chống. Trước đó (ngày 12/12), Hạ viện cũng đã chấp nhận dự thảo ngân sách với 350 phiếu thuận và 69 phiếu chống.
Hành pháp Mỹ dĩ nhiên là ủng hộ ngân sách quốc phòng mới. Nhà Trắng vào hôm qua cho biết là Tổng thống Obama sẽ sớm ký ban hành.
No comments:
Post a Comment