Monday, January 30, 2017

Cam kết Việt-Trung về tranh chấp trên biển có đáng tin?

Cam kết Việt-Trung về tranh chấp trên biển có đáng tin?

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-01-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc xịt vòi rồng vào một tàu cá Việt Nam trên biển Đông hôm 2/6/2014.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc xịt vòi rồng vào một tàu cá Việt Nam trên biển Đông hôm 2/6/2014.
 AFP photo

Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc với một thông cáo chung nhấn mạnh cam kết giữa hai nước trong việc kiểm soát bất đồng trên biển và giữ gìn hòa bình ổn định ở khu vực biển Đông.
Kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc kéo dài từ ngày 12 đến 15 tháng 1 vừa qua, Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra một thông cáo chung giữa hai nước nhấn mạnh việc kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, cam kết không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở biển Đông. Hai bên cũng tuyên bố sẽ tôn trọng tuyên bố về ứng của các bên trên biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông COC.
Hy vọng dè dặt
Một số chuyên gia trong nước đã đón nhận những cam kết được đưa ra trong tuyên bố này một cách dè dặt, thậm chí nghi ngờ về khả năng cam kết có thể được thực hiện.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ bày tỏ hy vọng những cam kết giữa lãnh đạo hai nước sẽ được tôn trọng nhưng ông cũng tỏ ra dè dặt khi đưa ra nhận định về phía Trung Quốc:
Chúng ta rất tin tưởng, hy vọng có thể giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhưng trong thực tế thì chúng ta đã chứng minh được những thỏa thuận đó không đi đôi với việc làm.
- Tiến sĩ Trần Công Trục
Về mặt hy vọng thì chúng tôi nghĩ là nếu như cả hai bên đều nghiêm túc thực hiện những cam kết đó thì tình hình biển Đông sẽ có những phát triển tốt hơn, và không có khả năng xảy ra chiến tranh. Việc vi phạm các quyền và lợi ích của các nước sẽ giảm đi, đặc biệt tôn trọng các nguyên tắc xử lý trên biển Đông luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Đó là về phía Việt Nam, dư luận tiến bộ hy vọng vào Trung Quốc. Chúng ta rất tin tưởng, hy vọng và mong muốn như vậy để có thể giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhưng trong thực tế thì chúng ta đã chứng minh được những thỏa thuận đó không đi đôi với việc làm.
Chuyên gia về biển Đông của Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn nói rằng ông không tin vào những cam kết về vấn đề biển Đông giữa hai nước được nêu ra trong tuyên bố vì đây cũng là những gì mà hai nước đã từng nói nhiều lần trước kia mà không thực hiện được:
Trong toàn bộ thông cáo chung giữa tổng bí thư Việt Nam nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư  Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký thì tất cả những nội dung này chỉ lặp lại những nội dung của các đời Tổng Bí thư trước ở chừng mực này hay chừng mực khác chứ không có cái gì mới. Bản thân tôi không hy vọng bất cứ nội dung nào được Trung Quốc thực hiện và tất cả những gì mà nhiều đời Tổng Bí thư đã nêu ra kể cả phía Trung Quốc lẫn Việt Nam thì Trung Quốc chỉ xem những chữ ký đó, những dòng chữ đó chỉ là tờ giấy lộn mà thôi.
Những cam kết liên quan đến giải quyết các bất đồng trên biển giữa hai nước hay việc tôn trọng DOC và hướng tới COC luôn được nhắc tới trong các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo hai nước. Trong tuyên bố chung kết thúc chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái, điểm thứ 7 của tuyên bố cũng nói rằng hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC, thúc đẩy sớm đạt được COC, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. Xa hơn nữa, trong chuyến thăm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2015, tuyên bố chung của hai nước cũng nói như vậy ở điểm thứ 5 của tuyên bố.
051_XxjpbeE001797_20170113_TPPFN0A001-400.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017.AFP photo
Tuy nhiên trong suốt năm 2015 và 2016, Trung Quốc vẫn có những hành động bị các nước khác coi là làm phá vỡ thực trạng và làm mất ổn định tình hình biển Đông như việc triển khai vũ khí ra quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam và quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam và những nước khác trong khu vực. Trong suốt thời gian từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã liên tục tiến hành việc xây lấp các đảo và bãi đá trong khu vực quần đảo Trường Sa bất chấp những lên án của Mỹ và những nước khác trong khu vực. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi năm 2015 cáo buộc Trung Quốc đã bồi đắp hơn 1,170 ha đất ở khu vực quàn đảo Trường Sa tính đến tháng 6 năm 2015, nhiều hơn 17 lần trong vòng 20 tháng so với tổng cộng đất đai được bồi đắp bởi các quốc gia có tranh chấp trong khu vực tỏng suốt 40 năm qua.
Hữu nghị nhưng vẫn nghi ngờ
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông cho rằng mặc dù một mặt hai nước muốn củng cố quan hệ hữu nghị nhưng mặt khác Việt Nam vẫn không thể tin tưởng Trung Quốc
Chúng ta biết là trong những thời khắc quan trọng lãnh đạo Việt Nam đều sang Trung Quốc để trao đổi quan điểm vì Việt Nam là một quốc gia nhỏ nằm cạnh Trung Quốc là một cường quốc trên biển cho nên Việt Nam rất biết nếu duy trì hòa bình thì Việt Nam phải liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên mặt thứ hai là đối với những tranh chấp trên biển và tham vọng của Trung Quốc trên biển thì Việt Nam hoàn toàn không tin tưởng Trung Quốc dù hai bên luôn luôn đặt ra vấn đề là hai bền cùng thỏa thuận với nhau nhưng tất cả những thỏa thuận đó chỉ là trên giấy chứ trên thực tế chưa thực sự xảy ra.
... Việt Nam là một quốc gia nhỏ nằm cạnh Trung Quốc là một cường quốc trên biển cho nên Việt Nam rất biết nếu duy trì hòa bình thì Việt Nam phải liên quan đến Trung Quốc.
- Thạc sĩ luật Hoàng Việt
Điều này thể hiện trong việc Việt Nam tiếp tục củng cố tiềm lực quốc phòng của mình, triển khai giàn phóng tên lửa di động đến một số đảo ở Trường Sa trong năm 2016, tiến hành nạo vét kênh ở đảo Đá Lát thuộc Trường Sa. Những hành động này được các chuyên gia về quân sự quốc tế đánh giá là hành động kiên quyết hóa giải những tham vọng bành trướng chủ quyền trên biển của Trung Quốc.
Trong tuyên bố chung kết thúc chuyến thăm hữu nghị lần này, cả hai nước cũng một lần nữa nhấn mạnh việc thực hiện thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà lãnh đạo hai nước đã ký vào năm 2011 nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. Theo nhận định của thạc sĩ luật Hoàng Việt, việc thực hiện thỏa thuận này trong những năm qua đã không thực sự tốt, điển hình là vụ Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào khu vực Việt Nam đòi chủ quyền gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014. Những đường dây nóng được thiết lập giữa hai nước căn cứ trên các thỏa thuận đã đạt được đã không có hiệu quả trong suốt giai đoạn mối quan hệ hai nước căng thẳng.
Tuyên bố chung lần này cũng nói đến việc thúc đẩy thực hiện đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất ủa hoạt động nghề cá trên biển. Nhưng đây cũng là một điểm nóng trong quan hệ hai nước khi mà ngư dân Việt Nam trong các năm qua liên tục bị những tàu cá, tàu kiểm ngư của Trung Quốc rượt đuổi, tấn công khi họ đang đánh bắt cá ở khu vực ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa.

No comments:

Post a Comment