Monday, January 30, 2017

Việt Nam được gì từ thỏa thuận ký với Exxon Mobil?

Việt Nam được gì từ thỏa thuận ký với Exxon Mobil?

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-01-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil.
 AFP photo


Vào ngày 13 tháng 1 vừa qua, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký hai thỏa thuận khai thác khí đốt với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ.
Việc ký kết diễn ra giữa lúc chính phủ mới của Mỹ chuẩn bị lên nắm quyền và người được tân Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm làm Ngoại trưởng ông Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil vừa lên tiếng trước quốc hội Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Việc ký kết cũng diễn ra giữa lúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới thăm Việt Nam. Những diễn tiến này có ý nghĩa gì với Việt Nam và tình hình biển Đông. Việt Hà phỏng vấn giáo sư  Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc. Trước hết nói về nguyên nhân tại sao Việt Nam lại quyết định ký kết những thỏa thuận mới với Exxon Mobil vào lúc này, giáo sư Carl Thayer cho biết:
Theo nhận định của tôi thì PetroVietnam đã được thúc giục để lên kế hoạch cho việc ký những thỏa thuận này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry.
- Gs. Carl Thayer
Thực sự là có hai thỏa thuận và một hợp đồng không chính thức, không ràng buộc cần phải được có sự chấp thuận của hai chính phủ mà theo nhận định của tôi thì sẽ không có khó khăn gì. Theo tôi thì rõ ràng là Việt Nam muốn tập trung hóa việc lên kế hoạch, đặc biệt là đối với các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao, những người đến Việt Nam. Việt Nam biết là Tổng Bí thư sẽ sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Jonh Kerry sẽ đến Hà Nội, rồi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ đến Hà Nội ngay sau đó.
Theo nhận định của tôi thì PetroVietnam đã được thúc giục để lên kế hoạch cho việc ký những thỏa thuận này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry. Liên quan đến phát biểu của người được bổ nhiệm Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là ông Rex Tillerson về vấn đề biển Đông thì hầu như không ai nghĩ là ông ấy sẽ có những phát biểu như vậy vào lúc đó. Nhưng theo tôi thì việc ký kết này có liên quan đến chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry nhiều hơn.
Ông Kerry muốn khẳng định mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và việc ký kết những thỏa thuận này là một bước tiến lớn vì nó có thể được coi là khoản đầu tư lớn nhân về khí đốt ở Việt nam tính đến lúc này. Việc ký những thỏa thuận này được sắp xếp vào đúng lúc Ngoại trưởng John Kerry có mặt ở Việt Nam và đến lúc ông không còn làm Ngoại trưởng nữa thì ông ấy có thể nói là quan hệ với Việt nam đã đạt một tầm cao mới.
Chính sách của Việt Nam
000_SAWH981201399660-400.jpg
Một cửa hàng xăng dầu thuộc Exxon Mobil ở Mỹ. AFP photo
Việt Hà: Việt Nam rõ ràng là cũng lo ngại những đe dọa có thể có từ phía Trung Quốc vì như hồi năm 2007 nước này đã gây sức ép lên  Exxon Mobil để tập đoàn này không đầu tư vào khai thác dầu khí ở Việt Nam. Vậy Việt Nam có lợi gì từ việc ký kết này?
Gs. Carl Thayer: Việt Nam muốn có cái bánh và cũng muốn ăn cái bánh. Thỏa thuận với Exxon Mobil liên quan đến lô dầu khí  được nói tới từ năm 2006 vào cùng thời gian mà ông Rex Tillerson được đề bạt làm Tổng Giám đốc điều hành của Exxon Mobil. Phải mất khoảng 6 năm cho đến lần khoan thử thứ 2 hay thứ 3 thì Exxon Mobil mới tìm thấy khí đốt. Exxon Mobil đã đến Việt Nam trước đó từ lâu. Chúng ta bây giờ biết là vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào vùng nước của Việt Nam thì vị trí đó rất gần nơi Exxon Mobil khai thác. Có tin lúc đó cho biết ông Rex Tillerson đã sang Bắc Kinh để dò hỏi ý của Bắc Kinh muốn gì….Khi tôi nói rằng Việt Nam muốn có cái bánh và ăn bánh thì tôi muốn nói là Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc và muốn có quan hệ với các cường quốc khác.
Theo tôi, chính sách của Việt Nam là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các cường quốc, và cho mỗi cường quốc một phần lợi ích liên quan đến Việt Nam bao gồm lợi ích về thương mại và an ninh với hy vọng là các cường quốc sẽ bảo vệ lợi ích của mình và không mất sự quan tâm đối với Việt Nam cho cường quốc khác. Việt Nam đang theo một chiến lược là cố gắng làm việc với tất cả các nước vì biết rằng quyền lợi quốc gia của họ sẽ được cân bằng và có thể Việt Nam có lợi từ đó.
Việt Nam đang theo một chiến lược là cố gắng làm việc với tất cả các nước vì biết rằng quyền lợi quốc gia của họ sẽ được cân bằng và có thể Việt Nam có lợi từ đó.
- Gs. Carl Thayer
Việt Hà: Theo ông thì liệu Trung Quốc sẽ có thái độ thế nào đối với việc ký kết mới này của Việt Nam với Exxon Mobil?
Gs. Carl Thayer: Cho đến lúc này Trung Quốc khá là im lặng và không lớn tiếng về chuyện này. Khu vực Lô 118 rất gần với đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc, nhưng toàn bộ khu vực này chỉ cách bờ biển Việt Nam có 80 km. Việt Nam nói một cách không chính thức rằng về lý thuyết Việt Nam muốn Trung Quốc tôn trọng đường trung gian trong vùng nước của Việt Nam. Nói theo cách khác, Trung Quốc có thể hoạt động ở phía bên kia vùng nước tranh chấp và Việt Nam hoạt động phía bên này. Theo tôi thì Trung Quốc sẽ không trả đũa Việt Nam về chuyện này vì mối quan tâm chính của Trung Quốc bây giờ là Trump và cách tiếp cận của ông ta đối với vấn đề thương mại và vấn đề tiền tệ với Trung Quốc.
Ngoài ra thì vì cách tiếp cận của Tổng thống Philippines Duterte, các nước trong khu vực cũng lờ đi phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế vào năm ngoái và không muốn làm Trung Quốc tức giận. Cho nên Trung Quốc cũng đang hưởng lợi rất nhiều từ tình hình này. Ngoài ra thì  Trung Quốc cũng đang cố gắng ép Việt Nam tham gia vào một hợp tác phát triển chung ở ngoài vùng cửa vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam thì rất miễn cưỡng. Hai bên đã gặp nhau nhiều lần và Trung Quốc rất khó chịu vì chưa đạt được gì.Trung Quốc muốn thấy là nếu họ ép được Việt Nam tham gia vào hợp tác phát triển chung này thì họ cũng có thể khiến các nước tham gia các hợp tác phát triển chung tương tự.
Đe dọa nào từ Trung Quốc?
hd981.jpg
Dàn khoan HD981 của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam tháng 5/2014. AFP photo
Việt Hà: Nếu Việt Nam mời các công ty nước ngoài vào khai thác ở vùng nước mà Trung Quốc coi là vùng tranh chấp nhưng Việt Nam xác định là thuộc chủ quyền của mình, thì Việt Nam cần phải chuẩn bị đối phó với những đe dọa có thể có nào từ Trung Quốc?
Gs. Carl Thayer: Nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ yêu cầu công ty ngoại quốc ngưng hoạt động ở lô mới. Việt Nam đã có công ty dầu khí của Ấn Độ, Mỹ và liên doanh với Nga. Theo tôi yếu tố then chốt là nguồn năng lượng chính ở biển Đông là khí đốt nhiều hơn là dầu và các mỏ này thường nằm sâu xuống phía nam. Việt Nam sẽ cố gắng mời công ty nước ngoài vào khai thác và mở rộng những lô hiện có để khiến các cường quốc phải có quyền lợi ở đây để bảo vệ và cho đó giảm sức ép từ Trung Quốc. Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ các quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc nếu họ vẫn tiếp tục giúc Việt Nam phát triển.
Nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ yêu cầu công ty ngoại quốc ngưng hoạt động ở lô mới. Việt Nam đã có công ty dầu khí của Ấn Độ, Mỹ và liên doanh với Nga.
- Gs. Carl Thayer
Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn với Việt nam và Việt Nam chịu thâm thủng cán cân thương mại rất lớn với Trung Quốc. Cho nên nếu điều này xảy ra thì sẽ rất khó cho Việt Nam. Cho nên nhìn chung thì mối nguy lớn chính là khi Trung Quốc không chấp nhận những gì Việt Nam đang làm và thực hiện các hành động gây hấn hoặc gây sức ép lên các công ty nước ngoài.
Việt Hà: Theo ông liệu thì thỏa thuận mới giữa Việt Nam và Exxon Mobil có thể khuyến khích các công ty nước ngoài khác đầu tư vào việc khai thác dầu khí ở biển Đông với Việt Nam trong tương lai?
Gs. Carl Thayer: Việt Nam đã có các công ty của Nga, Ấn Độ, Mỹ và thậm chí cả Canada tham gia vào việc tìm kiếm khai thác dầu khí. Tương lai của những thỏa thuận khai thác ngoài khơi Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố là có lợi cho đầu tư hay không. Việt Nam muốn các công ty nước ngoài có lợi ích thực sự mà nói theo nghĩa rộng hơn là có quyền lợi ở Việt Nam mà họ phải bảo vệ vì nếu không thì các cường quốc khác sẽ chiếm chỗ.
Lĩnh vực dầu khí là lĩnh vực có lợi nhuận vì các công ty sẽ không ở đó nếu họ không có lợi…. Trong tình huống hiện tại khi giá dầu trên thế giới xuống rất thấp, và Việt nam cũng bỏ dự án điện hạt nhân, thì khí đốt là nguồn nguyên liệu chính ở khu vực biển Đông và dầu mỏ cũng đang được khai thác. Cho nên Việt Nam sẽ mời chào việc khai thác khí đốt với các công ty nước ngoài và các công ty nước ngoài sẽ chấp nhận nếu thấy có lợi nhuận.
Việt HàXin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

No comments:

Post a Comment