Saturday, May 26, 2012

BQP Philippines sang Italy mua vũ khí ồ ạt

BQP Philippines sang Italy mua vũ khí ồ ạt
Cập nhật lúc :11:54 AM, 09/02/2012
Bộ Quốc phòng Philippines vừa có chuyến công du sang Italy và đã ký thỏa thuận trị giá gần 1,6 tỷ USD để mua hàng loạt các thiết bị quân sự hiện đại.
Chiến hạm lớp Maestrale thuộc loại tàu hộ tống chống ngầm, có tải trọng 3.100 tấn và dài 122,7 m; rộng 12,9 m; mướn nước 4,2 m, tốc độ di chuyển 33 hải lý/h. Tàu được bắt đầu đưa vào phục vụ trong Hải quân Italy từ năm 1982. 

Tàu khu trục lớp Soldati được Hải quân Italy đưa vào sử dụng bắt đầu từ năm 1938-1939 và đã từng tham chiến trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Tàu có tải trọng 1.620 tấn (tải chuẩn) và 2.550 tấn (tải trọng tối đa), dài 106,7 m; rộng 10,15 m và mướn nước 3,15 m, tốc độ di chuyển 38 hải lý/h. Ảnh chiến hạm lớp Maestrale.
Máy bay tuần thám biển Piaggio-180.
Chiến đấu cơ AMX.
 
UAV Falco.
(ĐVO) Theo tờ Business Mirror, trong chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines, chính phủ nước này sẽ mua một loạt các trang thiết bị quân sự hiện đại từ nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cùng các quan chức quan trọng trong chính phủ đã có chuyến công du dài một tuần đến Italy để mua hàng loạt các thiết bị quân sự mới
Hãng tin Phistar dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin cho biết, Manila đang đàm phán để mua được các máy bay chiến đấu, tàu chống ngầm, tàu khu trục và các phương tiện bay không người lái (UAV) với Bộ Quốc phòng Italy trong 5 năm tới.

Ông Gazmin cùng với các thành viên trong nhóm mua sắm quốc phòng DAS (Defense Acquisition System) đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Italy, ông Giampaolo Di Paola cho việc ký kết các hợp đồng quốc phòng trên, sau khi đã được các quan chức quân sự Italy giới thiệu và kiểm tra các trang thiết bị chiến đấu nằm trong kế hoạch mua sắm.

“Thỏa thuận này là một kết quả của những nỗ lực tìm hiểu của chúng tôi để mua được các loại vũ khí hiệu quả hơn cho quân đội trong chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang”, ông Gazmin nói.

Mục tiêu cho việc mua vũ khí đã qua sử dụng gồm tàu tuần tra chống ngầm lớp Maestrale và tàu khu trục lớp Soldati cùng với máy bay tuần thám biển Piaggio-180 để có thể được sử dụng để tuần tra ở các vùng biển xa, ông Gazmin cho biết.

Ngoài ra, Chính phủ Philippines còn mua thêm cả máy vận tải chiến thuật tầm trung C-27J, hệ thống radar phòng không 3D, tàu tuần tra của Hải quân Italy cũng như máy bay tấn công mặt đất AMX, phương tiện bay không người lái (UAV) Falco và cả xe bọc thép chở quân.

Các quan chức quốc phòng Philippines và các nhà cung cấp của Italy cũng đã thảo luận về hệ một hệ thống công nghệ thông tin có thể cho phép truyền tải dữ liệu, cho phép cung cấp các dữ liệu quan trọng từ các cơ quan Bộ Quốc phòng tới các sỹ quan chỉ huy, cũng như nâng cao kiến thức quốc phòng cho các binh sỹ và dân thường.

Trong một cuộc phỏng vấn, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, ông Peter Paul Galvez giải thích, ngân sách mua lại bao gồm chi phí hoạt động đào tạo để sử dụng và duy trì các thiết bị đúng cách. "Chúng tôi cần các thiết bị này để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi", ông Galvez cho biết.

"Chúng tôi muốn đảm bảo với người dân Philippines rằng tất cả các cuộc đàm phán được giám sát chặt chẽ, minh bạch và quản lý tốt", ông Gazmin nói.

Philippines đã mua 18 máy bay huấn luyện từ Alenia Aermacchi, công ty chuyên thiết kế và sản xuất các máy bay huấn luyện của Italy. 

Theo thông tin trước đó, việc cung cấp 18 máy bay huấn luyện này được hoàn thành năm 2011.

Tháng 7/2011, Bộ Quốc phòng Philippines đề xuất kế hoạch tìm kiếm 138 dự án hiện đại hóa thiết bị quân sự cho quân đội có trị giá tới 70 tỷ Peso.

Các dự án bao gồm việc mua các chiến đấu cơ phản lực và máy bay tuần tra tầm xa cho Không quân, các radar quan sát bờ biển và các chiến hạm đa năng cho Hải quân.

Ngoài đối tác Italy, các quốc gia khác đã cung cấp các thiết bị quân sự cho Bộ Quốc phòng Philippines bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Pháp và Anh.

Theo tuyên bố của Bộ Trưởng Quốc phòng Philippines, trị giá của hợp đồng vũ khí trên có giá trị tới gần 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng đơn vị của mỗi loại vũ khí không được tiết lộ.

>> Hải quân Philippines giữa ngã ba đường
>> Mỹ - Philippines nối lại 'duyên xưa'?
>> Philippines muốn mua F-16b

No comments:

Post a Comment