Theo báo chí Ấn Độ, Bộ Ngoại giao nước này đã đề nghị với Bộ Dầu khí là nên để cho tập đoàn ONGC Videsh (OVL), toàn quyền quyết định – trên cơ sở "thương mại - kỹ thuật" - duy trì hay hủy bỏ hợp tác với Việt Nam trong đề án thăm dò lô dầu khí ngoài Biển Đông mà họ trúng thầu từ năm 2006. OVL là chi nhánh đặc trách các hoạt động quốc tế của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ ONGC.
Mới đây, tập đoàn ONGC đã có công văn gởi lên Bộ Dầu khí, xác nhận ý định từ bỏ đề án thăm dò lô còn lại trong số hai lô mà họ đã được Việt Nam trao quyền khai thác. Theo đúng thủ tục, Bộ Dầu khí đã xin ý kiến của Bộ Ngoại giao về vấn đề này trong một công văn đề ngày 10/04 ghi rõ là ý định của OVL muốn rút khỏi đề án thăm dò lô 128 " hoàn toàn căn cứ vào các thẩm định về mặt kỹ thuật và thương mại ".
Theo OVL, các cố gắng liên tiếp của họ nhằm khoan giếng tại khu vực đó đều không thành công, đáy biển quá cứng, do đó nếu tiếp tục thì sẽ rất tốn kém.
Một quan chức cấp cao của Bộ Dầu khí xác nhận : “Chúng tôi đã nhận được sự trả lời từ Bộ Ngoại giao để cho ONGC quyền quyết định rút hay không rút khỏi lô 128 ở Biển Đông, căn cứ vào các lý do kỹ thuật thương mại ".
Cũng theo báo chí Ấn Độ, trước đó, vào tháng 11/2011, các khó khăn và công nghệ đắt tiền cần phải có trong việc khoan dưới đáy biển tại khu vực đó cũng đã được thảo luận trong một cuộc họp giữa hai bộ Ngoại giao và Dầu hỏa.
Cho đến nay, mặc dù New Delhi luôn luôn khẳng định rằng hoạt động thăm dò dầu khí của họ tại Biển Đông mang tính chất thuần túy thương mại, Bắc Kinh vẫn luôn luôn coi đó là những hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Với việc bật đèn xanh cho OVL từ bỏ lô khai thác còn lại ngoài khơi Việt Nam, Ấn Độ tạm thời không còn bị Trung Quốc công kích. Tuy nhiên, do việc New Delhi và Hà Nội đã quyết định tăng cường hợp tác năng lượng năm ngoái, những sự cố trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc về hồ sơ Biển Đông không hoàn toàn biến mất.
Mới đây, tập đoàn ONGC đã có công văn gởi lên Bộ Dầu khí, xác nhận ý định từ bỏ đề án thăm dò lô còn lại trong số hai lô mà họ đã được Việt Nam trao quyền khai thác. Theo đúng thủ tục, Bộ Dầu khí đã xin ý kiến của Bộ Ngoại giao về vấn đề này trong một công văn đề ngày 10/04 ghi rõ là ý định của OVL muốn rút khỏi đề án thăm dò lô 128 " hoàn toàn căn cứ vào các thẩm định về mặt kỹ thuật và thương mại ".
Theo OVL, các cố gắng liên tiếp của họ nhằm khoan giếng tại khu vực đó đều không thành công, đáy biển quá cứng, do đó nếu tiếp tục thì sẽ rất tốn kém.
Một quan chức cấp cao của Bộ Dầu khí xác nhận : “Chúng tôi đã nhận được sự trả lời từ Bộ Ngoại giao để cho ONGC quyền quyết định rút hay không rút khỏi lô 128 ở Biển Đông, căn cứ vào các lý do kỹ thuật thương mại ".
Cũng theo báo chí Ấn Độ, trước đó, vào tháng 11/2011, các khó khăn và công nghệ đắt tiền cần phải có trong việc khoan dưới đáy biển tại khu vực đó cũng đã được thảo luận trong một cuộc họp giữa hai bộ Ngoại giao và Dầu hỏa.
Cho đến nay, mặc dù New Delhi luôn luôn khẳng định rằng hoạt động thăm dò dầu khí của họ tại Biển Đông mang tính chất thuần túy thương mại, Bắc Kinh vẫn luôn luôn coi đó là những hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Với việc bật đèn xanh cho OVL từ bỏ lô khai thác còn lại ngoài khơi Việt Nam, Ấn Độ tạm thời không còn bị Trung Quốc công kích. Tuy nhiên, do việc New Delhi và Hà Nội đã quyết định tăng cường hợp tác năng lượng năm ngoái, những sự cố trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc về hồ sơ Biển Đông không hoàn toàn biến mất.
No comments:
Post a Comment