Tuyên bố trong một cuộc họp báo, Đô đốc Locklear còn khẳng định rằng nước Mỹ luôn luôn bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển ở mọi nơi trên thế giới, chứ không riêng gì tại vùng Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.
Phát biểu của chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương được đưa ra vào lúc tâm lý lo ngại gia tăng về nguy cơ quyền tự do hàng hải trong khu vực bị Trung Quốc, đối thủ của Mỹ, đe dọa.
Trung Quốc đòi làm chủ hầu như toàn Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á từ Philippines, Việt Nam cho đến Brunei, Malaysia. Một trong những hành động của Bắc Kinh gây lo ngại rất lớn trong khu vực là sự hiện diện kéo dài của tàu Trung Quốc tại bãi Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, sau khi tiến vào khu vực này hồi tháng Tư vừa qua.
Không những thế mới đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn biện minh cho quyết định vừa được tỉnh Hải Nam ban hành, cho phép công an biên phòng chặn giữ, khám soát mọi tàu nước ngoài bị cho là thâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền.
Đô đốc Locklear đến Philippines tham dự cuộc họp của Hội đồng Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi, mở ra cùng lúc với cuộc đối thoại chiến lược song phương với sự tham gia của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mark Lippert và các đối tác Philippines Erlinda Basilio và Pio Batino.
Hội đồng Phòng thủ Hỗ tương tập hợp các quan chức quân sự của cả hai nước đồng minh, gắn bó với nhau bằng một hiệp định phòng thủ chung ký kết từ năm 1951.
Tuy nhiên, cũng trong buổi họp báo hôm nay, về phía Philippines, tướng Jessie Dellosa, Tư lệnh quân đội Philippines đã khẳng định rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Manila và Bắc Kinh không phải là trọng tâm cuộc họp, mà hai bên chủ yếu bàn về các hoạt động hợp tác song phương cho năm tới.
Tuyên bố này được cho là nhắm tránh gây đụng chạm đến Bắc Kinh mặc dù mới hôm qua, báo chí Trung Quốc còn tố cáo Philippines « gây rối » tại Biển Đông.
Dù vậy, Đô đốc Locklear vẫn cho rằng các tranh chấp lãnh thổ trong vùng cần được giải quyết một cách hòa bình, không được dùng các biện pháp cưỡng chế. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh, « cách duy nhất » để tiến triển trong việc tìm giải pháp là thông qua các « diễn đàn quốc tế ».
Phát biểu của chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương được đưa ra vào lúc tâm lý lo ngại gia tăng về nguy cơ quyền tự do hàng hải trong khu vực bị Trung Quốc, đối thủ của Mỹ, đe dọa.
Trung Quốc đòi làm chủ hầu như toàn Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á từ Philippines, Việt Nam cho đến Brunei, Malaysia. Một trong những hành động của Bắc Kinh gây lo ngại rất lớn trong khu vực là sự hiện diện kéo dài của tàu Trung Quốc tại bãi Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, sau khi tiến vào khu vực này hồi tháng Tư vừa qua.
Không những thế mới đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn biện minh cho quyết định vừa được tỉnh Hải Nam ban hành, cho phép công an biên phòng chặn giữ, khám soát mọi tàu nước ngoài bị cho là thâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền.
Đô đốc Locklear đến Philippines tham dự cuộc họp của Hội đồng Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi, mở ra cùng lúc với cuộc đối thoại chiến lược song phương với sự tham gia của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mark Lippert và các đối tác Philippines Erlinda Basilio và Pio Batino.
Hội đồng Phòng thủ Hỗ tương tập hợp các quan chức quân sự của cả hai nước đồng minh, gắn bó với nhau bằng một hiệp định phòng thủ chung ký kết từ năm 1951.
Tuy nhiên, cũng trong buổi họp báo hôm nay, về phía Philippines, tướng Jessie Dellosa, Tư lệnh quân đội Philippines đã khẳng định rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Manila và Bắc Kinh không phải là trọng tâm cuộc họp, mà hai bên chủ yếu bàn về các hoạt động hợp tác song phương cho năm tới.
Tuyên bố này được cho là nhắm tránh gây đụng chạm đến Bắc Kinh mặc dù mới hôm qua, báo chí Trung Quốc còn tố cáo Philippines « gây rối » tại Biển Đông.
Dù vậy, Đô đốc Locklear vẫn cho rằng các tranh chấp lãnh thổ trong vùng cần được giải quyết một cách hòa bình, không được dùng các biện pháp cưỡng chế. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh, « cách duy nhất » để tiến triển trong việc tìm giải pháp là thông qua các « diễn đàn quốc tế ».
No comments:
Post a Comment