Giới chuyên gia cho rằng, việc Bắc Kinh đề ra mục tiêu đẩy mạnh thăm dò, khai thác khí đốt ở Biển Đông có nguy cơ làm gia tăng các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei…
Theo Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, Trung Quốc hy vọng đạt mức khai thác khí đốt ở ngoài khơi lên tới 20 tỷ mét khối vào năm 2015, trong đó, vùng Biển Đông là 15 tỷ mét khối. Mục tiêu của Bắc Kinh là vào năm 2015, tổng sản lượng khai thác khí đốt sẽ lên đến 176 tỷ mét khối. Năm ngoái, sản lượng này là 102 tỷ mét khối.
Mức tiêu thụ khi đốt của Trung Quốc dự tính lên đến 230 tỷ mét khối vào năm 2015. Như vậy, các nguồn nhập khẩu khí đốt sẽ đáp ứng 35% tổng mức tiêu thụ của Trung Quốc. Năm 2010, tỷ lệ này chỉ là 10%. Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh, giai đoạn 2011-2015 tạo cơ sở cho kế hoạch phát triển lĩnh vực khí đốt trên quy mô lớn trong giai đoạn 5 năm sau đó, tức là từ 2016 đến 2020.
Biển Đông được đánh giá là nơi có trữ luợng lớn về dầu khí. Tháng Tám vừa qua, tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp – CNOOC), tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc, đã mời gọi các công ty nước ngoài tới thăm dò và khai thác dầu khí tại 22 lô trên Biển Đông. Theo Reuters, trong số đó, không có lô nào nằm trong các khu vực tranh chấp chủ quyền.
Tháng trước, tập đoàn này thông báo đã tìm thấy một mỏ khí rất lớn, nằm trong vùng Oanh Ca hải (Yinggehai), ở Biển Đông và hiện đang tiến hành thẩm định trữ lượng.
Theo Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, Trung Quốc hy vọng đạt mức khai thác khí đốt ở ngoài khơi lên tới 20 tỷ mét khối vào năm 2015, trong đó, vùng Biển Đông là 15 tỷ mét khối. Mục tiêu của Bắc Kinh là vào năm 2015, tổng sản lượng khai thác khí đốt sẽ lên đến 176 tỷ mét khối. Năm ngoái, sản lượng này là 102 tỷ mét khối.
Mức tiêu thụ khi đốt của Trung Quốc dự tính lên đến 230 tỷ mét khối vào năm 2015. Như vậy, các nguồn nhập khẩu khí đốt sẽ đáp ứng 35% tổng mức tiêu thụ của Trung Quốc. Năm 2010, tỷ lệ này chỉ là 10%. Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh, giai đoạn 2011-2015 tạo cơ sở cho kế hoạch phát triển lĩnh vực khí đốt trên quy mô lớn trong giai đoạn 5 năm sau đó, tức là từ 2016 đến 2020.
Biển Đông được đánh giá là nơi có trữ luợng lớn về dầu khí. Tháng Tám vừa qua, tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp – CNOOC), tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc, đã mời gọi các công ty nước ngoài tới thăm dò và khai thác dầu khí tại 22 lô trên Biển Đông. Theo Reuters, trong số đó, không có lô nào nằm trong các khu vực tranh chấp chủ quyền.
Tháng trước, tập đoàn này thông báo đã tìm thấy một mỏ khí rất lớn, nằm trong vùng Oanh Ca hải (Yinggehai), ở Biển Đông và hiện đang tiến hành thẩm định trữ lượng.
No comments:
Post a Comment