Mở đầu bài viết, nhà xã hội học Frédéric Lenoir nhắc đến nhà văn và nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật người Mỹ José Arguelles, vừa qua đời cách đây một năm ở tuổi 72. Frédéric Lenoir nhấn mạnh rằng, nếu không có cuốn sách « The Mayan Factor » (tạm dịch là « Yếu tố Maya ») (1987), thì có lẽ tin đồn về ngày tận thế 21-12-2012 không thể nào lại phổ biến đến mức như vậy.
Nhà văn José Arguelles, dựa trên một số nghiên cứu về nền văn minh Maya, đã xác định ngày đảo lộn kinh hoàng của Trái Đất trong cuốn sách kể trên. Là đệ tử của trào lưu New Age (Kỷ nguyên mới), một nhà đấu tranh bảo vệ môi trường – người sáng lập Festival Trái Đất vào năm 1970, tác giả cuốn « Yếu tố Maya » tin rằng Thời điểm 21-12-2012 là ngày kết thúc của một « nền văn minh vật chất » trên Trái Đất, đúng hơn là ngày tận thế nói chung.
Được lưu truyền qua năm tháng, điều được coi là « Tiên tri Maya » về ngày 21-12-2012 cuối cùng đã mang dáng dấp của ngày « tận thế », như trong kinh Thánh và kinh Coran.
Năm 2009, thành công của bộ phim giả tưởng « 2012 » của đạo diễn Đức Roland Emmerich càng khiến tin đồn về ngày Tận thế Maya lan truyền mạnh mẽ hơn, khiến quan niệm này trở nên một hiện tượng mang tính toàn cầu.
Theo nhà xã hội học Frédéric Lenoir, mặc dù rất ít người tin rằng thế giới sẽ tận diệt vào hôm nay, nhưng khá nhiều người đã quan tâm đến tin đồn này hoặc phổ biến nó, bởi vì họ cảm thấy đằng sau câu chuyện này, có một cái gì đó có thể coi là có thực. Chính cái ý nghĩa ẩn chứa đằng sau tin đồn này là điều mà nhà xã hội học Pháp muốn bàn đến trong bài viết của ông.
Những nỗi âu lo của xã hội hiện đại
Điều trước hết mà tác giả muốn nhấn mạnh là, nhân loại chúng ta trong hai thế kỷ qua, đã trải qua những thay đổi chưa từng có trong lịch sử : chuyển từ một xã hội nông thôn sang một thế giới đô thị, bùng nổ dân số, đảo lộn lối sống với các tiến bộ về công nghệ và y học, toàn cầu hóa kinh tế và tin học, các đòi hỏi về quyền cá nhân và thể chế dân chủ lan rộng khắp hành tinh… Các đảo lộn của xã hội hiện đại, trước hết diễn ra tại thế giới phương Tây, trước khi trở thành xu thế chung của nhân loại, mang lại nhiều lo âu và sợ hãi.
Rõ ràng là các điều kiện sống của đa số dân cư trên hành tinh đã được cải thiện, tuy nhiên, những tai họa mới đã xuất hiện. Đó là các thảm họa sinh thái, khủng hoảng thiếu năng lượng, khủng hoảng nông nghiệp và y tế, các khủng hoảng tài chính tác hại nghiêm trọng đến kinh tế, những bất hạnh trong đời sống tinh thần, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng tôn giáo, khủng hoảng giá trị và khả năng chung sống.
Theo nhà xã hội học Pháp, khủng hoảng của thế giới đương đại là một khủng hoảng mang tính hệ thống, bởi vì các khủng hoảng trong từng lĩnh vực đều có liên hệ với nhau và tất cả đều có một cội rễ chung : Đó là tham vọng tìm kiếm lợi nhuận tối đa trong một thời gian ngắn, bất chấp các hậu quả về sinh thái, xã hội và con người. Đây là lô-gic thống trị trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Số lượng và hiệu quả được coi trọng hơn là chất lượng và sự hài hòa.
Dự án về một xã hội khác, dựa trên « một quan niệm chừng mực mang lại hạnh phúc », đòi hỏi lối sống đương đại phải thay đổi hoàn toàn, khiến chúng ta hoảng sợ, cũng giống như viễn cảnh đầy rủi ro của « chủ nghĩa siêu tự do ». Bên cạnh những lo sợ kể trên, còn có những sợ hãi nảy sinh từ các cú sốc văn hóa, do quá trình toàn cầu hóa diễn ra quá nhanh chóng, nuôi dưỡng những thái độ khép mình để bảo vệ bản sắc cộng đồng, cùng những trào lưu chính trị và tôn giáo cực đoan.
Bên cạnh các lo sợ kể trên, còn hai nỗi lo nữa gắn với con người hiện đại, hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ. Đó là sự tăng tốc của thời gian và sự thu hẹp của không gian. Nhờ công nghệ tin học, thế giới có vẻ như chỉ còn là một ngôi làng. Nhà xã hội học tôn giáo ghi nhận rằng, hình ảnh của chúng ta về thế giới hiện nay chủ yếu là do truyền hình và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số mang lại. Điều này mang lại nhiều tiêu cực. Thế giới mà chúng ta sống không hẳn là thế giới thực mà là các cảnh tượng mà truyền thông tạo dựng, với rất nhiều xung đột, thảm kịch, thảm họa thiên nhiên…Vì truyền thông mà công chúng chú ý đến các khía cạnh tiêu cực nhiều hơn, mà không để ý rằng có hàng tỉ con người vẫn yêu mến nhau, hạnh phúc và sống trong bình an.
Chính vì thế có thể nói « chúng ta là các khán giả thụ động của một thế giới chứa đầy sợ hãi ». Frédéric Lenoir kết luận : nếu chỉ tiếp nhận thế giới qua các kênh truyền thông này, thì không có gì ngạc nhiên khi chúng ta ngày càng hãi sợ và bi quan trước tương lai của Trái Đất.
Tận thế cũng mang lại niềm hy vọng
Cũng trong hồ sơ về ngày tận thế, Le Monde có bài phân tích mang tính so sánh của nhà sử học Pháp Jacques Le Goff với tựa đề « Tận thế cũng mang lại niềm hy vọng về một thế giới hạnh phúc ». Theo chuyên gia về lịch sử thời Trung cổ, ngày tận thế theo lịch Maya một phần hấp dẫn người ta, bởi vì nó đánh thức một niềm tin tập thể rất quan trọng của thời kỳ Cổ đại hậu kỳ và thời kỳ Trung cổ ở phương Tây Thiên chúa giáo. Niềm tin này đã tạm thời ngủ yên kể từ thế kỷ XV.
Vị Chúa trời của đạo Thiên chúa là vị Chúa tạo ra thế giới. Chúa sáng tạo ra điểm khởi đầu của thời gian. Theo quan điểm Thiên chúa giáo, Chúa sáng tạo ra thế giới và cũng chấm dứt thế giới đã được tạo ra, để thay vào một thế giới vĩnh hằng. Thế giới vĩnh cửu này sẽ gồm hai nơi : Thiên đường ban thưởng cho những người tốt và Địa ngục là nơi những người xấu bị trừng phạt. Niềm tin vào sự khởi đầu và sự chấm dứt của thời gian là cơ sở khiến cho các nhà bác học thời cổ có khát vọng « điều khiển » Thời gian, và chia Thời gian thành nhiều giai đoạn. Bộ lịch mà chúng ta đang sử dụng, với sự khởi đầu là năm sinh của Chúa Giêsu, chính là sản phẩm của cách tư duy như vậy. Tuy nhiên, nhà sử học cũng nhấn mạnh, các nỗi sợ hãi trong một Châu Âu đương đại phi Thiên chúa giáo là hoàn toàn khác với những lo sợ của thời Trung cổ. Việc nổi lên một niềm tin vào ngày tận thế mang màu sắc Maya là một dấu hiệu của kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Ai đã sáng tạo ra điểm khởi đầu và kết thúc của thời gian ?
Cũng về cội nguồn của quan niệm về sự tận cùng của thời gian, hay thời điểm tận thế, Le Figaro có bài « Nhưng ai đã sáng tạo ra ngày tận thế ? ». Theo nhiều chuyên gia, bộ lịch của người Maya thực ra không tiên đoán một ngày tận thế, mà chỉ hình dung các chu kỳ thời gian. Ngày mà những người tin theo gọi là tận thế thực ra chỉ là điểm kết thúc của một chu kỳ, và tiếp đó là sự khởi đầu của một chu kỳ mới. Theo Le Figaro, nhiều nhà nghiên cứu và nhà thần học khẳng định rằng, quan niệm về một thế giới hữu hạn về thời gian, một lịch sử một đi không trở lại, là bắt nguồn từ truyền thống của đạo Do Thái. Le Figaro dẫn lời một Rabbin – giáo sĩ Do Thái - phụ trách phong trào Loubavitch, để giải thích về niềm tin này.
Theo đó, một trong các ý tưởng lớn của đạo Do Thái là có một lịch sử và lịch sử có một hướng. Như vậy, điều này cũng có nghĩa là lịch sử có một điểm khởi đầu (…) Đó chính là vai trò của câu truyện trong Kinh thánh về sự giã từ khu vườn Eden.
Người đầu tiên ra khỏi Eden cũng là người thoát khỏi "một thời gian tĩnh tại" (cho dù có sự hoàn thiện ở đó), để tiến về phía trước và để sáng tạo. Ý nghĩa của một ''tội tổ tông" như trong đạo Thiên chúa không có vai trò lớn trong tư tưởng Do Thái. Cuối cùng thì, (với sự lên đường này) tự do là điều có thể có, tự do tuyệt đối giống như tự do của đấng Sáng thế. Sứ mệnh của con người là ''lao động'', có nghĩa là làm biến đổi thế giới bằng hành động của mình (…) ». Người Do Thái chờ đợi một vị Chúa, người đại diện cho một thế giới mới cao cấp hơn. Như vậy, trong tư tưởng của đạo Do Thái không có niềm tin vào một ngày tận thế hoàn toàn, mà chỉ có sự chờ đợi thời kỳ chấm dứt của một thế giới, để ra đời một thế giới mới hoàn hảo hơn.
Châu Âu đối mặt với sụ thụt lùi của Nga
Hôm nay, 21/12, nhân Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu - Nga lần thứ 30, báo Le Monde có xã luận nhan đề : « Châu Âu đối mặt với sự thụt lùi của Nga », nêu lên những vấn đề trong quan hệ giữa hai đối tác.Hiện nay, châu Âu và Nga có một đặc điểm chung : Đó là khủng hoảng bản sắc.
Tại châu Âu, người dân nhiều nước đang bị giằng xé giữa tình cảm dân tộc ngày càng mạnh trước tác động của khủng hoảng và sự cần thiết phải thúc đẩy nhất thể hóa chính trị, thực hiện các biện pháp mạnh bạo về ngân sách. Còn nước Nga thì trì trệ, đông cứng vì không rõ sẽ đi về đâu. Nước Nga muốn tự sáng tạo ra con đường đi riêng của mình và từ chối mọi sự can thiệp của bên ngoài. Thế nhưng, câu thần chú về sự ổn định mà lãnh đạo nước này đưa ra, lại không có nội dung gì.
Theo Le Monde, những người ủng hộ sự xích lại gần nhau giữa Nga và Châu Âu thường nhấn mạnh đến những lợi ích kinh tế chung, hợp tác về năng lượng, đầu tư và sự gần gũi về văn hóa. Họ giả vờ không biết đến một thực tế là giữa hai bên có hố ngăn cách rất lớn về các giá trị. Về điểm này, Nga chất vấn châu Âu : Các vị muốn xây dựng một Liên Hiệp Châu Âu kiểu gì nếu như chúng ta từ bỏ việc bảo vệ những giá trị nền tảng ?
Thế nhưng, kể từ khi Vladimir Putin quay lại làm Tổng thống, hồi tháng Ba vừa qua, châu Âu và Hoa Kỳ đã hết hy vọng là sẽ có một « perestroika » phiên bản hai, hướng tới việc cải cách và tự do hóa chính trị tại Nga. Từ sáu tháng qua, ngày càng có nhiều các đạo luật trấn áp và các vụ bắt bớ. Hậu quả là vấn đề nhân quyền lại xuất hiện trong quan hệ giữa phương Tây và Nga, thể hiện qua những trừng phạt nhắm vào các cá nhân - phong tỏa tài sản, tài khoản ngân hàng, cấm nhập cảnh đối với những quan chức Nga vi phạm nhân quyền.
Cách nay một năm, chính quyền Nga đã ngạc nhiên trước làn sóng biểu tình diễn ra ở Matxcơva và nhiều thành phố lớn, phản đối các gian lận trong bầu cử lập pháp. Với đầu óc hoang tưởng, giới lãnh đạo ở Matxcơva lo sợ một « cuộc cách mạng màu » tại Nga, kiểu như ở Gruzia năm 2002 hay Ukraina năm 2004. Sau một thời gian ngắn do dự, Matxcơva đã có phản ứng : Chấp nhận các cuộc biểu tình cho đến khi có bầu cử tổng thống vào tháng Ba 2012, sau đó thẳng tay trấn áp.
Le Monde nhận định : Nga không phải là phương Tây và cũng không còn muốn như vậy nữa. Khủng hoảng kinh tế tại châu Âu và Mỹ đã làm cho Nga tin tưởng rằng cần phải tìm kiếm những mô hình tham khảo ở nơi khác. Thế nhưng, Nga lại không đủ khả năng để xác định đường đi đặc thù của mình với nhãn quan tích cực. Matxcơva đánh giá thế giới là bất ổn định và đầy nguy hiểm, do vậy, nhiệm vụ của chính quyền là phải bóp chết mọi âm mưu và giảm bớt những xáo trộn.
Theo tờ báo, vị thế của ông Putin dường như yếu đi, kể từ khi ông quay lại điện Kremli. Trong 12 năm cầm quyền, ông ta đã dựng lên một bộ máy quan liêu khủng khiếp. Tăng trưởng bị suy giảm. Chính quyền tỏ ra hài lòng về sự phụ thuộc vào dầu khí, một nguồn thu nuôi dưỡng nạn tham nhũng kinh niên và làm giàu giới lãnh đạo. Chính điều này đã khuyến khích giới lãnh đạo duy trì « luật chơi » bất công. Le Monde nhận xét : Sự ổn định mà ông Putin đã khoe khoang chỉ là một sự tụt hậu đáng buồn, nước Nga không phải là một thể chế độc tài, một nhà tù có các vọng gác, mà đúng hơn là một "vũng lầy vô liêm sỉ". Người ta chỉ có thể thoát ra khỏi vùng lầy ấy bằng cách di cư hoặc là bị nhấn chìm ở đó.
Nhà văn José Arguelles, dựa trên một số nghiên cứu về nền văn minh Maya, đã xác định ngày đảo lộn kinh hoàng của Trái Đất trong cuốn sách kể trên. Là đệ tử của trào lưu New Age (Kỷ nguyên mới), một nhà đấu tranh bảo vệ môi trường – người sáng lập Festival Trái Đất vào năm 1970, tác giả cuốn « Yếu tố Maya » tin rằng Thời điểm 21-12-2012 là ngày kết thúc của một « nền văn minh vật chất » trên Trái Đất, đúng hơn là ngày tận thế nói chung.
Được lưu truyền qua năm tháng, điều được coi là « Tiên tri Maya » về ngày 21-12-2012 cuối cùng đã mang dáng dấp của ngày « tận thế », như trong kinh Thánh và kinh Coran.
Năm 2009, thành công của bộ phim giả tưởng « 2012 » của đạo diễn Đức Roland Emmerich càng khiến tin đồn về ngày Tận thế Maya lan truyền mạnh mẽ hơn, khiến quan niệm này trở nên một hiện tượng mang tính toàn cầu.
Theo nhà xã hội học Frédéric Lenoir, mặc dù rất ít người tin rằng thế giới sẽ tận diệt vào hôm nay, nhưng khá nhiều người đã quan tâm đến tin đồn này hoặc phổ biến nó, bởi vì họ cảm thấy đằng sau câu chuyện này, có một cái gì đó có thể coi là có thực. Chính cái ý nghĩa ẩn chứa đằng sau tin đồn này là điều mà nhà xã hội học Pháp muốn bàn đến trong bài viết của ông.
Những nỗi âu lo của xã hội hiện đại
Điều trước hết mà tác giả muốn nhấn mạnh là, nhân loại chúng ta trong hai thế kỷ qua, đã trải qua những thay đổi chưa từng có trong lịch sử : chuyển từ một xã hội nông thôn sang một thế giới đô thị, bùng nổ dân số, đảo lộn lối sống với các tiến bộ về công nghệ và y học, toàn cầu hóa kinh tế và tin học, các đòi hỏi về quyền cá nhân và thể chế dân chủ lan rộng khắp hành tinh… Các đảo lộn của xã hội hiện đại, trước hết diễn ra tại thế giới phương Tây, trước khi trở thành xu thế chung của nhân loại, mang lại nhiều lo âu và sợ hãi.
Rõ ràng là các điều kiện sống của đa số dân cư trên hành tinh đã được cải thiện, tuy nhiên, những tai họa mới đã xuất hiện. Đó là các thảm họa sinh thái, khủng hoảng thiếu năng lượng, khủng hoảng nông nghiệp và y tế, các khủng hoảng tài chính tác hại nghiêm trọng đến kinh tế, những bất hạnh trong đời sống tinh thần, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng tôn giáo, khủng hoảng giá trị và khả năng chung sống.
Theo nhà xã hội học Pháp, khủng hoảng của thế giới đương đại là một khủng hoảng mang tính hệ thống, bởi vì các khủng hoảng trong từng lĩnh vực đều có liên hệ với nhau và tất cả đều có một cội rễ chung : Đó là tham vọng tìm kiếm lợi nhuận tối đa trong một thời gian ngắn, bất chấp các hậu quả về sinh thái, xã hội và con người. Đây là lô-gic thống trị trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Số lượng và hiệu quả được coi trọng hơn là chất lượng và sự hài hòa.
Dự án về một xã hội khác, dựa trên « một quan niệm chừng mực mang lại hạnh phúc », đòi hỏi lối sống đương đại phải thay đổi hoàn toàn, khiến chúng ta hoảng sợ, cũng giống như viễn cảnh đầy rủi ro của « chủ nghĩa siêu tự do ». Bên cạnh những lo sợ kể trên, còn có những sợ hãi nảy sinh từ các cú sốc văn hóa, do quá trình toàn cầu hóa diễn ra quá nhanh chóng, nuôi dưỡng những thái độ khép mình để bảo vệ bản sắc cộng đồng, cùng những trào lưu chính trị và tôn giáo cực đoan.
Bên cạnh các lo sợ kể trên, còn hai nỗi lo nữa gắn với con người hiện đại, hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ. Đó là sự tăng tốc của thời gian và sự thu hẹp của không gian. Nhờ công nghệ tin học, thế giới có vẻ như chỉ còn là một ngôi làng. Nhà xã hội học tôn giáo ghi nhận rằng, hình ảnh của chúng ta về thế giới hiện nay chủ yếu là do truyền hình và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số mang lại. Điều này mang lại nhiều tiêu cực. Thế giới mà chúng ta sống không hẳn là thế giới thực mà là các cảnh tượng mà truyền thông tạo dựng, với rất nhiều xung đột, thảm kịch, thảm họa thiên nhiên…Vì truyền thông mà công chúng chú ý đến các khía cạnh tiêu cực nhiều hơn, mà không để ý rằng có hàng tỉ con người vẫn yêu mến nhau, hạnh phúc và sống trong bình an.
Chính vì thế có thể nói « chúng ta là các khán giả thụ động của một thế giới chứa đầy sợ hãi ». Frédéric Lenoir kết luận : nếu chỉ tiếp nhận thế giới qua các kênh truyền thông này, thì không có gì ngạc nhiên khi chúng ta ngày càng hãi sợ và bi quan trước tương lai của Trái Đất.
Tận thế cũng mang lại niềm hy vọng
Cũng trong hồ sơ về ngày tận thế, Le Monde có bài phân tích mang tính so sánh của nhà sử học Pháp Jacques Le Goff với tựa đề « Tận thế cũng mang lại niềm hy vọng về một thế giới hạnh phúc ». Theo chuyên gia về lịch sử thời Trung cổ, ngày tận thế theo lịch Maya một phần hấp dẫn người ta, bởi vì nó đánh thức một niềm tin tập thể rất quan trọng của thời kỳ Cổ đại hậu kỳ và thời kỳ Trung cổ ở phương Tây Thiên chúa giáo. Niềm tin này đã tạm thời ngủ yên kể từ thế kỷ XV.
Vị Chúa trời của đạo Thiên chúa là vị Chúa tạo ra thế giới. Chúa sáng tạo ra điểm khởi đầu của thời gian. Theo quan điểm Thiên chúa giáo, Chúa sáng tạo ra thế giới và cũng chấm dứt thế giới đã được tạo ra, để thay vào một thế giới vĩnh hằng. Thế giới vĩnh cửu này sẽ gồm hai nơi : Thiên đường ban thưởng cho những người tốt và Địa ngục là nơi những người xấu bị trừng phạt. Niềm tin vào sự khởi đầu và sự chấm dứt của thời gian là cơ sở khiến cho các nhà bác học thời cổ có khát vọng « điều khiển » Thời gian, và chia Thời gian thành nhiều giai đoạn. Bộ lịch mà chúng ta đang sử dụng, với sự khởi đầu là năm sinh của Chúa Giêsu, chính là sản phẩm của cách tư duy như vậy. Tuy nhiên, nhà sử học cũng nhấn mạnh, các nỗi sợ hãi trong một Châu Âu đương đại phi Thiên chúa giáo là hoàn toàn khác với những lo sợ của thời Trung cổ. Việc nổi lên một niềm tin vào ngày tận thế mang màu sắc Maya là một dấu hiệu của kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Ai đã sáng tạo ra điểm khởi đầu và kết thúc của thời gian ?
Cũng về cội nguồn của quan niệm về sự tận cùng của thời gian, hay thời điểm tận thế, Le Figaro có bài « Nhưng ai đã sáng tạo ra ngày tận thế ? ». Theo nhiều chuyên gia, bộ lịch của người Maya thực ra không tiên đoán một ngày tận thế, mà chỉ hình dung các chu kỳ thời gian. Ngày mà những người tin theo gọi là tận thế thực ra chỉ là điểm kết thúc của một chu kỳ, và tiếp đó là sự khởi đầu của một chu kỳ mới. Theo Le Figaro, nhiều nhà nghiên cứu và nhà thần học khẳng định rằng, quan niệm về một thế giới hữu hạn về thời gian, một lịch sử một đi không trở lại, là bắt nguồn từ truyền thống của đạo Do Thái. Le Figaro dẫn lời một Rabbin – giáo sĩ Do Thái - phụ trách phong trào Loubavitch, để giải thích về niềm tin này.
Theo đó, một trong các ý tưởng lớn của đạo Do Thái là có một lịch sử và lịch sử có một hướng. Như vậy, điều này cũng có nghĩa là lịch sử có một điểm khởi đầu (…) Đó chính là vai trò của câu truyện trong Kinh thánh về sự giã từ khu vườn Eden.
Người đầu tiên ra khỏi Eden cũng là người thoát khỏi "một thời gian tĩnh tại" (cho dù có sự hoàn thiện ở đó), để tiến về phía trước và để sáng tạo. Ý nghĩa của một ''tội tổ tông" như trong đạo Thiên chúa không có vai trò lớn trong tư tưởng Do Thái. Cuối cùng thì, (với sự lên đường này) tự do là điều có thể có, tự do tuyệt đối giống như tự do của đấng Sáng thế. Sứ mệnh của con người là ''lao động'', có nghĩa là làm biến đổi thế giới bằng hành động của mình (…) ». Người Do Thái chờ đợi một vị Chúa, người đại diện cho một thế giới mới cao cấp hơn. Như vậy, trong tư tưởng của đạo Do Thái không có niềm tin vào một ngày tận thế hoàn toàn, mà chỉ có sự chờ đợi thời kỳ chấm dứt của một thế giới, để ra đời một thế giới mới hoàn hảo hơn.
Châu Âu đối mặt với sụ thụt lùi của Nga
Hôm nay, 21/12, nhân Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu - Nga lần thứ 30, báo Le Monde có xã luận nhan đề : « Châu Âu đối mặt với sự thụt lùi của Nga », nêu lên những vấn đề trong quan hệ giữa hai đối tác.Hiện nay, châu Âu và Nga có một đặc điểm chung : Đó là khủng hoảng bản sắc.
Tại châu Âu, người dân nhiều nước đang bị giằng xé giữa tình cảm dân tộc ngày càng mạnh trước tác động của khủng hoảng và sự cần thiết phải thúc đẩy nhất thể hóa chính trị, thực hiện các biện pháp mạnh bạo về ngân sách. Còn nước Nga thì trì trệ, đông cứng vì không rõ sẽ đi về đâu. Nước Nga muốn tự sáng tạo ra con đường đi riêng của mình và từ chối mọi sự can thiệp của bên ngoài. Thế nhưng, câu thần chú về sự ổn định mà lãnh đạo nước này đưa ra, lại không có nội dung gì.
Theo Le Monde, những người ủng hộ sự xích lại gần nhau giữa Nga và Châu Âu thường nhấn mạnh đến những lợi ích kinh tế chung, hợp tác về năng lượng, đầu tư và sự gần gũi về văn hóa. Họ giả vờ không biết đến một thực tế là giữa hai bên có hố ngăn cách rất lớn về các giá trị. Về điểm này, Nga chất vấn châu Âu : Các vị muốn xây dựng một Liên Hiệp Châu Âu kiểu gì nếu như chúng ta từ bỏ việc bảo vệ những giá trị nền tảng ?
Thế nhưng, kể từ khi Vladimir Putin quay lại làm Tổng thống, hồi tháng Ba vừa qua, châu Âu và Hoa Kỳ đã hết hy vọng là sẽ có một « perestroika » phiên bản hai, hướng tới việc cải cách và tự do hóa chính trị tại Nga. Từ sáu tháng qua, ngày càng có nhiều các đạo luật trấn áp và các vụ bắt bớ. Hậu quả là vấn đề nhân quyền lại xuất hiện trong quan hệ giữa phương Tây và Nga, thể hiện qua những trừng phạt nhắm vào các cá nhân - phong tỏa tài sản, tài khoản ngân hàng, cấm nhập cảnh đối với những quan chức Nga vi phạm nhân quyền.
Cách nay một năm, chính quyền Nga đã ngạc nhiên trước làn sóng biểu tình diễn ra ở Matxcơva và nhiều thành phố lớn, phản đối các gian lận trong bầu cử lập pháp. Với đầu óc hoang tưởng, giới lãnh đạo ở Matxcơva lo sợ một « cuộc cách mạng màu » tại Nga, kiểu như ở Gruzia năm 2002 hay Ukraina năm 2004. Sau một thời gian ngắn do dự, Matxcơva đã có phản ứng : Chấp nhận các cuộc biểu tình cho đến khi có bầu cử tổng thống vào tháng Ba 2012, sau đó thẳng tay trấn áp.
Le Monde nhận định : Nga không phải là phương Tây và cũng không còn muốn như vậy nữa. Khủng hoảng kinh tế tại châu Âu và Mỹ đã làm cho Nga tin tưởng rằng cần phải tìm kiếm những mô hình tham khảo ở nơi khác. Thế nhưng, Nga lại không đủ khả năng để xác định đường đi đặc thù của mình với nhãn quan tích cực. Matxcơva đánh giá thế giới là bất ổn định và đầy nguy hiểm, do vậy, nhiệm vụ của chính quyền là phải bóp chết mọi âm mưu và giảm bớt những xáo trộn.
Theo tờ báo, vị thế của ông Putin dường như yếu đi, kể từ khi ông quay lại điện Kremli. Trong 12 năm cầm quyền, ông ta đã dựng lên một bộ máy quan liêu khủng khiếp. Tăng trưởng bị suy giảm. Chính quyền tỏ ra hài lòng về sự phụ thuộc vào dầu khí, một nguồn thu nuôi dưỡng nạn tham nhũng kinh niên và làm giàu giới lãnh đạo. Chính điều này đã khuyến khích giới lãnh đạo duy trì « luật chơi » bất công. Le Monde nhận xét : Sự ổn định mà ông Putin đã khoe khoang chỉ là một sự tụt hậu đáng buồn, nước Nga không phải là một thể chế độc tài, một nhà tù có các vọng gác, mà đúng hơn là một "vũng lầy vô liêm sỉ". Người ta chỉ có thể thoát ra khỏi vùng lầy ấy bằng cách di cư hoặc là bị nhấn chìm ở đó.
No comments:
Post a Comment