Friday, December 28, 2012

VIỆT THANH CHIẾN DỊCH — PHẦN II: CAN THIỆP CỦA THANH ÐÌNH


VIỆT THANH CHIẾN DỊCH — PHẦN II: CAN THIỆP CỦA THANH ÐÌNH


Vua Càn Long lúc trẻ
VIỆT THANH CHIẾN DỊCH
PHẦN II
CAN THIỆP CỦA THANH ÐÌNH
Ðem binh xuống phương nam không phải chỉ vì cái cơ hội nhất thời mà đã nằm trong kế hoạch mở rộng biên cương của nhà Thanh từ lâu. Vua Càn Long muốn tỏ ra mình là một vì vua dũng liệt nên tìm đủ mọi cách để bành trướng thế lực và lãnh thổ ra mọi phía.
Nhà Thanh trong hậu bán thế kỷ XVIII đã có ảnh hưởng quan trọng đối với Xiêm La khi một người Tàu gốc Quảng Ðông tên là Trịnh Chiêu (鄭昭) vì có công đánh đuổi quân Miến Ðiện nên lên làm vua (tức vua Taksin). Ông ta sai sứ sang Bắc Kinh cầu phong nhưng sứ giả chưa kịp về đến nhà thì Trịnh Chiêu đã bị một tướng lãnh của ông ta là Maha Kasatsuk lật đổ lên làm vua tức Chakri[1] hay Rama I. Chakri cũng sợ nhà Thanh truy cứu việc giết vua Taksin nên đổi tên Hán là Trịnh Hoa (鄭華), mạo xưng là con của Trịnh Chiêu để nối ngôi và được phong làm Xiêm La quốc vương. Nhà Thanh cũng nhân cơ hội này tìm cách vươn dài ảnh hưởng tới thành phần Hoa kiều ngày càng trở nên có thế lực cả kinh tế lẫn chính trị ở vùng Ðông Nam Á.[2]
Ngoài Xiêm La, nhà Thanh cũng tìm cách mở rộng ảnh hưởng xuống Miến Ðiện. Cũng như Việt Nam, Miến Ðiện luôn luôn bị áp lực trực tiếp vì có một khoảng biên giới tiếp giáp với nước Tàu. Người Miến cũng là một dân tộc quật cường, luôn luôn chống lại và có những thắng lợi rất tương cận với thắng lợi của Ðại Việt.[3]
Tới hậu bán thế kỷ XVIII, nhà Thanh lấn chiếm một số khu vực phía tây và tây nam tỉnh Vân Nam nhưng người Miến cương quyết đòi lại. Năm Ất Dậu, Càn Long 30 (1765), vua Miến Hsinbyushin bắt một số tiểu quốc người Shan triều cống nên gây chiến với một số bộ lạc mà người Trung Hoa bảo trợ. Quân Thanh thua, tổng đốc Vân Nam Lưu Tảo (劉藻) tự sát. Năm Ðinh Hợi, Càn Long 32 (1767), tổng đốc kế nhiệm là Dương Ứng Cư (楊應琚) cũng bị đánh bại khiến vua Càn Long nổi giận đem họ Dương ra xử tử rồi sai Minh Thuỵ (明瑞) đem quân sang đánh Miến Ðiện. Năm Mậu Tí, Càn Long 33 (1768), Minh Thuỵ bị vây và tử trận. A Quế, vị tướng lừng danh của Thanh triều trong các trận đánh Tân Cương, Mông Cổ đem quân sang lần thứ ba năm Kỷ Sửu, Càn Long 34 (1769) nhưng cũng bị đại bại.
Sau ba lần thua Miến Ðiện, nội bộ Thanh triều đã có những rạn nứt và bất đồng, nhiều tướng tài bị hi sinh nhất là vua Miến Hsinbyushin lại cứng đầu không chịu thần phục. Một số tướng lãnh và quân sĩ bị bắt làm tù binh không được thả và vua Càn Long đành phải chấp nhận rằng Miến Ðiện là xứ nóng không thích hợp cho kỵ binh nhà Thanh như khi chinh phục vùng Tân Cương.[4] May sao, quân Miến lúc này phải đối phó với quân Xiêm La và Lào tấn công ở phía nam nên nhà Thanh có cơ hội đàm phán cầu hoà cho đỡ mất mặt. Ðể trừng phạt, vua Càn Long hạ lệnh cấm thông thương với Miến Ðiện và hai bên chỉ trở lại bình thường năm Mậu Thân, Càn Long 53 (1788), mấy tháng trước khi họ đem quân sang nước ta.
Riêng với Ðại Việt, Thanh đình vẫn e ngại bị thất bại như những triều trước nên không muốn chủ động gây chuyện can qua. Việc nước ta chia thành hai miền Ðàng Trong và Ðàng Ngoài vô hình trung phù hợp với chủ trương không muốn có một quốc gia cường thịnh ở phương nam. Ðã nhiều lần xứ Ðàng Trong toan tách ra đi thẳng với Thanh triều thay vì phải thần phục vua Lê ở miền Bắc nhưng vì không muốn tạo ra những khó khăn mới nên nhà Thanh chưa bằng lòng. Ðến khi nhà Tây Sơn nổi lên, thế phân liệt Nam Bắc cũ đã mất, Thanh triều nhìn thấy đây là một cơ hội để can thiệp vào phương nam, rồi sẽ tuỳ theo tình hình mà khai thác. Việc thân quyến và bầy tôi nhà Lê chạy trốn sang Long Châu phù hợp với tham vọng đó.
Thoạt tiên, nhà Thanh vẫn chủ trương làm sao cho những phiên thuộc không quá mạnh, nên muốn Việt Nam chia ra thành ít nhất là hai tiểu quốc. Tôn Sĩ Nghị vì thế đã đưa ra kế hoạch chia cắt Ðại Việt thành hai phần,[5]miền Nam sẽ giao lại cho Xiêm La (khi đó đang khống chế cả Chân Lạp), và miền Bắc dành cho nhà Lê (dưới quyền bảo hộ của nhà Thanh). Tuy nhiên vua Càn Long đã bỏ kế hoạch đó vì không muốn cho Xiêm La nhúng tay vào ngại rằng sẽ làm mất thể diện thiên triều phải liên minh với một thuộc quốc.[6]
Dựa theo tin tức thu lượm được, vua Càn Long đưa ra một kế hoạch kẻ cả hơn. Ðó là giao miền Trung lại cho Chiêm Thành lấy cớ nước này đã từng triều cống xưng thần với Trung Hoa trong mấy thế kỷ mà không biết rằng vương quốc Chiêm nay không còn và những vùng đất cũ của họ nay chỉ toàn người Việt.[7] Vua Càn Long cũng chủ trương dùng người Việt đánh người Việt, quân Thanh càng ít tổn thất càng tốt. Trong một lá thư gửi Tôn Sĩ Nghị, vua Càn Long đã viết:
… Bọn chúng (tức bầy tôi nhà Lê ở Bắc Hà) khi nghe quân Thiên triđến chinh phạt, ắt sẽ nổi lên hưởng ứng rất đông, tính chuyện diệt Nguyễn phù Lê, nếu như ta án binh bất động, bọn họ không khỏi có dạ trông chờ. Ðây là một cơ hội rất tốt, xem ra khi đó quan quân nội địa (tức quân Thanh) ở vào cái thế không thể không hành động …[8]
Chiến lược đó không phải mới mẻ gì vì cũng là đại kế hoạch mà người Mãn Châu trước đây đưa ra để làm chủ Trung Nguyên. Khi thôn tính nhà Minh, người Mãn Châu cũng nêu cao danh nghĩa giúp người Hán tái lập một vương triều trong sạch hơn triều đình thối nát hiện đang trị vì. Công lao lấy được trung nguyên cũng phần lớn nhờ vào nội phản, điển hình là các tướng lãnh nhà Minh có nhiệm vụ ngăn chặn những giống dân du mục nay trở giáo chạy theo quân Thanh.
Sau khi làm chủ Giang Bắc, họ cũng sử dụng những tướng lãnh nhà Minh đã đầu hàng để chiếm nốt miền Nam Trung Hoa, kể cả việc truy sát những ông vua cuối cùng của Minh triều đang trốn lánh trong rừng sâu núi thẳm. Họ đã được phong vương, cai trị một cách khá độc lập nhiều khu vực lớn mà sử gọi là Tam Phiên (三藩) (Three Feudatories) mấy chục năm sau mới bị tước đoạt quyền bính.[9] Với kinh nghiệm đó, người Mãn Châu muốn trước hết nhờ tay đám thần tử nhà Lê tiễu trừ Tây Sơn, sau đó sẽ phong vương cho họ theo nghĩa phiên trấn nội thuộc như bọn Ngô Tam Quế (吳三桂), Cảnh Trọng Minh (耿仲明), Thượng Khả Hỉ (尚可喜) rồi dần dần biến thành quận huyện của Tàu như chính sách thời đầu nhà Thanh. Kế hoạch đồng hoá từng bước đó đã thành công tại những quốc gia Tây Vực và họ cũng toan áp dụng ở phương nam.
1. K HOẠCH CỦA NHÀ THANH
Ðể đem quân sang nước ta, ngoài việc tính toán cho chu đáo, sao cho lợi nhiều hơn hại, giảm thiểu về nhân mạng cũng như về tài chánh, nhà Thanh cần một danh nghĩa để che đậy những dã tâm của họ.[10] Do đó Tôn Sĩ Nghị cần những bằng chứng cụ thể để thuyết phục vua Càn Long cho phép động binh.
Cho đến nay, các sử gia Trung Hoa vẫn khăng khăng cho rằng việc nhà Thanh đem quân sang giúp Lê Chiêu Thống là một hành vi “nhân chí nghĩa tận” [仁至義盡] (hết sức nhân nghĩa) hoàn toàn chỉ vì mục tiêu muốn dựng lại dòng chính thống cho nhà Lê chứ không có âm mưu chiếm đóng hay tham vọng đất đai nào.
Theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị [孫士毅] (tổng đốc Lưỡng Quảng) và Tôn Vĩnh Thanh [孫永清] (tuần phủ Quảng Tây) thì khi vua Hiển Tông thăng hà, “hoàng tôn Lê Duy K không có quốc ấn vì khi họ Trịnh còn nắm quyđãăn trộm mất ấn tín để mưu việc soán đoạt. Lê Duy K có viết biểu tâu lênđể xin một quả ấn khác (tức ấn An Nam quốc vương của nhà Thanh phong cho) nhưng Tôn Sĩ Nghị chưa tiếđược bản cáo ai, lại chưa được chiếu chỉ cho phép nên đã từ chối”.[11] Căn cứ vào đó, hoàng tôn Lê Duy Kỳ được coi như dòng chính thống và việc Nguyễn Huệ chiếm Thăng Long là một hành vi tiếm nghịch nên nhà Thanh phải can thiệp để lấy lại nước cho vua Lê.
Ðể thực hiện âm mưu lũng đoạn, chiến dịch đem quân can thiệp của nhà Thanh bao gồm hai giai đoạn chính:
1.1. Tái chiếm Bắc Hà để giao lại cho nhà Lê
Ðể đem quân sang nước ta nhà Thanh nêu cao chủ trương “hưng diệt kếtuyệt, phất lợi k thổ địa thần dân” (興滅繼絶,弗利其土地臣民) [hưng lên kẻ bị diệt, nối lại dòng bị đứt, không mưu lợi đất đai hay dân chúng]:
-  Lê triều đã thần phục và triều cống Trung Hoa trong hơn một trăm năm qua [chỉ tính riêng nhà Thanh vì mỗi khi mệnh trời đổi coi như một nước mới]. Việc nối lại triều Lê là một hành vi thích đáng vì thiên triều có bổn phận với thuộc quốc, không thể để cho loạn thần ngang nhiên cướp ngôi một dòng họ đã được họ công nhận chính thức.
-  Vua Càn Long cũng khẳng định là việc đem quân sang nước ta không phải vì có tham vọng muốn chiếm đất đai hay dân chúng. Trong nhiều văn thư, ông cũng ra lệnh đem gạo thóc từ “nội địa” sang để nuôi quân, không tơ hào tài sản của nước Nam và ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị ước thúc quân lính không cho quấy nhiễu.
1.2. Tiến quâđánh Thuận Hóa
Dự tính nguyên thủy của Thanh triều không chỉ lấy kinh đô Thăng Long rồi giao lại cho nhà Lê mà coi việc tái chiếm Bắc Hà mới là bước đầu. Một khi thành công, quân Thanh sẽ tiếp tục đánh xuống Thuận Hóa để “đảo huyệt cầm cừ” [đánh vào sào huyệt bắt kẻ cầm đầu] rồi tùy theo tình hình mà chia nước ta thành nhiều khu vực tự trị. Từ vị trí một ngoại phiên (tương tự như Triều Tiên, Lưu Cầu, Xiêm La …), An Nam sẽ trở thành một nội phiên như Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương … tuy vẫn do những lãnh tụ bản xứ cai trị nhưng thực chất chỉ là những quan lại do triều đình bổ nhiệm.
Âm mưu đó trước khi xuất chinh còn mơ hồ – chỉ mới nằm trong những mật tấu của Tôn Sĩ Nghị – thì sau khi chiếm được Thăng Long lại trở nên khá rõ rệt. Có lẽ việc tiến quân quá dễ dàng khiến vua Càn Long và Tôn Sĩ Nghị đều tin rằng quân Thanh có thể làm hơn thế nữa. Ngay sau khi chiếm được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị liền tính toán kế hoạch đóng thuyền và lập đài trạm từ Thăng Long vào Thuận Hoá để đến ra giêng tiến quân xuống phương Nam. Tuy nhiên kế hoạch đó không thực hiện được vì những khó khăn về quân đội, lương thực, nhân sự, tài chánh … nhất là e ngại một cuộc sa lầy tại phương nam giống như tại Miến Ðiện trước đây nên vua Cao Tông đã ra lệnh rút quân về.
Ngày 19 tháng Sáu năm Càn Long 53 [22-7-1788], vua Cao Tông gửi một đạo dụ cho Tôn Sĩ Nghị dịch ra như sau:[12]
Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Sĩ Nghị tâu lên, tiếp theo căn cứ vào lời bẩm của Tả Giang Trấn thì thân quyến tự tôn nước An Nam chạy qua nội địa nên ta đã ra lệnh cho tùy nghi lo liệu, lại sai người đến ngay Long Châu, xem xét tình hình để tâu lên cho rõ ràng. Việc này trước đây khi Tôn Vĩnh Thanh tâu lên, trẫm sợ rằng viên tri phủ đó không có chủ kiến nên lập tức giáng chỉ ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị lập tức tra xét lo liệu.
Hiện nay viên tổng đốc kia chưa đợi dụ chỉ đã khởi trình đến trước rồi, như thế thực là biết việc nặng nhẹ, không thẹn là kẻ đại thần ở biên cương, thật đáng khen ngợi. Trong tấu triệp của Tôn Vĩnh Thanh trước đây, chưa biết tung tích của tự tôn Lê Duy K đang ở đâu, mà chạy sang đến hơn sáu chục người thì có liên hệ thế nào? Trẫm đã từng ra lệnh tra xét cho thấuđáo, rồi tâu ngay lên cho ta.
Nay cứ theo như lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, lúc đầu cứ tưởng có cả Lê Duy Kỳ đi theo. Thế nhưng nếu ví thử Lê Duy K đích thân dẫn quyến thuộc sang nội địa thì cớ gì lại phải ra lệnh cho di quan Nguyễn Huy Túc đứng tên, còn bọn thổ tù Nguyễn Nhạc kia sau khi công phá Lê thành, thấy Lê Duy K bônđào nên dẫn binh truy sát. Nếu cả nước đã bị họ Nguyễn chiếm mất rồi, ắt Lê Duy K mang quyến thuộc theo, tuy không quá 60 người, nhưng lẽ nào điđường không lo liệu tính toán gì mà đếđược nội địa?
Lê Duy K nếđã đến Long Châu nên truyn dụ cho Tôn Sĩ Nghị đếđó tận mặt hỏi Lê Duy K xem việc họ Nguyễn nổi loạn ra sao, hai bên vì cớ gì gây hấn, gặp nạn chạy sang nội địa cốt lo bảo toàn tính mạng mẹ con mà phải bỏ đất cho họ Nguyễn. Y bỏ nước chạy sang đây rồi, trong nước thần tử có ai lo chuyện diệt giặc khôi phục để nghinh đón mẹ con y v hay không, xem chủ kiến y thế nào?
Nêu như Lê Duy K cũng không biết rõ ràng thì nên hỏi bọn Nguyễn Huy Túcđể cho rõ tình hình nước đó ngõ hầu theo tình hình mà trù biện. Theo ýtrẫm thì vì quẫn bách mà tự tôn nước đó chạy sang nội địa, tuy trình lên không có giọng muốn xin quân cứu viện, nhưng nếu trấn mục nước đó có thể tụ tập dân binh, tảo trừ hung nghịch đón tự tôn v thì thế là tốt nhất. Còn như họ Nguyễn đã chiếđược cả địa phương ở Lê thành nhưng các nơi khác vẫn thuộc họ Lê, các trấn mục không diệt được họ Nguyễn nhưng việcđã định vẫn có thể sắp xếp cho ổn thỏa để nghinh đón tự tôn thì đất nước của nhà Lê cũng chưa đoạn tuyệt, cũng không cần phải hưng sư cho lớn chuyện làm gì.
Còn như họ Nguyễn công phá Lê thành xong chiếm hết nước An Nam, con cháu nhà Lê bị giết hại thì tự tôn nước đó không còn nước mà trở v. An Nam thần phục bản triu, rất là cung thuận, nay bị cường thần soán đoạt phải chạy sang đây nếu như ta bỏ qua không lý đến thật không phải là cáiđạo tồn vong nên phải tập trung binh lực kể tội sang chinh thảo.
Trẫm nay đã định đoạt rồi, lại truyn dụ cho Tôn Sĩ Nghị, tuân theo dụ chỉ trước đây, xem két kỹ lưỡng thêm nữa, trù biện cho chín chắn, cứ theo tình thực mà nhanh chóng tâu lên ta sẽ đợi tới khi đó sẽ hạ chỉ để cho biện lý. Còn v phần thân thuộc của Lê Duy K thì nên sắp xếp cho ổn thỏa, cung cấp thêm chớ nên hẹp hòi, còn như các nơi cửa quan thì điđộng một nghìn binh sĩ phân bố ra trấn đóng.
Ngặt vì binh lính không có nhiu, e rằng bọn phỉ thấy quan quân ít ỏi đâm ra coi thường thì hãđiđộng thêm các nơi chung quanh hai ba nghìn lính nữa, phân bố quan ải để làm thanh viện, đ đốc Tam Ðức là người từng chinh chiến lâu năm, nên sai y đếđây thống lãnh, hợp với việc đàn áp tra xét, không cần phải lo gì nữa. Còn Tôn Sĩ Nghị sau khi nghe bẩm báo, lập tức lên đường đến ngay thật đúng như ý trẫm, hịch văn cũng thật là đắc thể, ngoài những điu trẫm đã nói cũng không có gì khác, nay thưởng thêm cho một đôi hà bao lớn, một đôi hà bao nhỏ để tưởng lệ.
Cùng ngày hôm đó, Tôn Sĩ Nghị tâu lên rằng một khi hư trương thanh thế, truyền hịch đem quân sang đánh nước Nam, ắt những người đã theo Tây Sơn sẽ nổi lên chống lại, và nhà Thanh không phải hao quân tổn tướng mà vẫn đạt được thắng lợi.[13] Vả lại, An Nam vốn chẳng phải là đất của Tây Sơn nên khi nghe tin quân Thanh sang đánh, họ sẽ rút về Quảng Nam không luyến tiếc. Mục tiêu gần của anh em Nguyễn Nhạc là thu vét tài vật thì họ đã làm xong, chiếm lĩnh đất đai chỉ là thứ yếu nên chắc chắn ra quân sẽ thành công.
Nói tóm lại, chủ trương của Thanh triều là làm sao tìm được vua Lê để tiền hô hậu ủng đưa ông về Lê thành [kinh đô Thăng Long], phong vương rồi can thiệp càng lúc càng sâu vào nội tình nước ta như một vùng nội phiên. Ðiều lợi trước mắt là vua Lê sẽ đích thân tham dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ, vừa chúc mừng, vừa tạ ơn đúng như ước nguyện của vua Càn Long để ông có dịp phô trương với mọi người về chính sách “nhân chí nghĩa tận” đối với thuộc quốc. Cơ hội nghìn năm một thuở này sẽ bắc cầu cho tiền trình thăng quan tiến chức của Tôn Sĩ Nghị.

Vua Càn Long, 60 tuổi
2. CHIÊU BÀI “HƯNG DIỆT K TUYỆT
Sau khi nhận được chỉ dụ của vua Càn Long, Tôn Sĩ Nghị xem xét tình hình mọi việc, ngày mồng 8 tháng Bảy năm Mậu Thân (Càn Long 53) [9-8-1788] tâu lên chính yếu dịch ra như sau:
Tra xét việc hai họ Lê Nguyễn thù hằn giết chóc lẫn nhau nguyên do đã từ lâu. Theo lời bọn Nguyễn Huy Túc thì Nguyễn Nhạc là một họ nhỏ đất Tây Sơn, không phải họ lớn phụ chính (tức chúa Nguyễn ở Ðàng Trong) nhưng hai bên đánh lẫn nhau cũng đã nhiu năm. Nay đất An Nam (nói v Bắc Hà) một nửa thuộc v Nguyễn Nhạc còn tự tôn vẫn làm chủ một giải Sơn Nam,đất đó có thể giữ được, quân binh có thể chiếđấu, xem ra dòng nhà Lê chưa đến nỗi tuyệt, tước mà bản triu phong cho vẫn còn.
Còn như đất đai khi rộng khi hẹp, quốc thế lúc thịnh lúc suy, ngoại phiên của thiên triu thật nhiu, thế không thể lấy thước tấc mà đo, không phải lúc nào cũng lấy binh mã lương tin của nội địa mà bao biện cho được. Nếu Nguyễn Nhạc có bụng chiếm cả nước An Nam, không để cho tự tôn một tấcđất, một nước triu cống trong một trăm mấy chục năm qua, nay bỗng dưng bị diệt, thực có liên quan đến thể thống thiên triu, không thể khôngđiđộng quan binh phạt bạo thảo tội.
(Ở đây có lời châu phê của vua Càn Long: Trẫm phân vân chính là ở chỗ đó)
Dụ chỉ của hoàng thượng thật công bằng ngay chính, thần chỉ biết tùy thời tùy việc mà tuân theo biện lý.
Xin để cho thần tìm hiểu dư luận cho kỹ lưỡng, hỏi cặn kẽ tình hình nước man di kia, nếu như Nguyễn Nhạc có bụng gây họa, muốn chiếm cả nước An Nam thì nội địa không thể chỉ vì họ Lê trợ thế dương uy, e rằng tự tôn khó có thể giữ được nước, càng lúc càng tan rã, lúc đó Nguyễn Nhạc có cả nước An Nam, khí cục đã thành, không thể không hao phí binh lực nội địa, đến lúc đó cũng đã muộn rồi, thành thử thần xin được điu bát binh lực các nơi chung quanh, huấn luyện thao phòng, nói rõ định ngày ra quân, chia đường tiếđánh.[14]
Nguyễn Huệ cũng hay biết tin này nên sai quan trấn thủ Văn Uyên (文淵) là Hoàng Ðình Cầu (黃廷球) và Nguyễn Ðình Liễn (阮廷璉) đem lễ vật lên tiến cống, trên từ biểu ký tên là Nguyễn Quang Bình (阮光平).[15] Tuy chưa biết rõ tình hình ra sao nhưng Tôn Sĩ Nghị cũng hư trương thanh thế để dò xem phản ứng của quân Tây Sơn thế nào. Ngày mồng 1 tháng Bảy năm Càn Long 53 [2-81788], Tôn Sĩ Nghị đích thân đến Nam Quan ra lệnh cho phó tướng Vương Ðàn (王檀) hiện đang chỉ huy hiệp Tân-Thái đứng trên cửa quan, lớn tiếng đọc bản hịch kết tội rồi ném hịch văn qua bên ngoài tường để cho quân Tây Sơn nhặt được.[16]
Trong tình hình đó, vua Càn Long ra lệnh cho Quân Cơ Xứ nghiên cứu tình hình, đến ngày mồng 5 tháng Bảy năm Càn Long 53 [6-8-1788], A Quế trình lên dịch ra như sau:[17]
… Nước An Nam kia ở nơi phương nam xa xôi nóng nực, từ khi kiến quốc tựđời Tống đến nay, họ Nguyễn, họ Lý, họ Trần, họ Lê qua mấy đời soán đoạt tranh chấp lẫn nhau. Ðời Vĩnh Lạc nhà tin Minh, nhân vì Lê Quí Ly cướp ngôi nhà Trần nên đã ba lần sang dẹp loạn, mất đến hơn chục năm, ngặt vì dân nước đó tính tình phản phúc, nên cũng phải bỏ v nhân vì họ Trần vôhậu, khi Lê Lợi cầu phong lin sách lập trở lại.
V sau hai họ Lê Mạc tranh giành nhiu năm, triu ta uy đức tràn đầy nên nước đó khuynh tâm thần phục, triu cồng không dứt. Nhưng họ Lê không tự phấn chấn lên được, bị cường thần chế ngự, hiệu lệnh lại không ban bố xuống được toàn cõi, nguy cơ từ đó mà ra. Nay Lê Duy K bị Nguyễn Nhạc bức bách phải bôđào, theo lời bọn di mục Nguyễn Huy Túc thì tự tôn nay chạy v một giải Sơn Nam mưu tính chuyện khôi phục.
Nếu như lòng người còn nhớ đến triđại cũ, Lê Duy K có thể tụ tập binh dân tiễu trừ được Nguyễn Nhạc, thu phục Lê thành, nghinh đón quyến thuộc trở v. Hoặc giả tuy Lê Duy K hiện đang trốn tránh, các di mục cũng có thể đón tự tôn mưu tính việc khôi phục, theo như thánh dụ đợi cho đến lúc mọi sự đã định, lúc đó sẽ đón quyến thuộc v nước, không cần phải hưng sư làm cho lớn chuyện. Còn như tất cả nước An Nam đã bị Nguyễn Nhạc chiếđóng rồi, đợi cho Tôn Sĩ Nghị tra xét rõ ràng tin tức của Lê Duy K, tâu lên, nặng hay nhẹ, gấp rút hay thư thả, khi đó phải làm gì ắt thánh minh sẽ có biện pháp.(NDC)
Quân Cơ Xứ là cơ quan quyền lực tối cao của nhà Thanh, chỉ sau hoàng đế, mọi việc đều do tập thể nhỏ bé này quyết định, A Quế là người đứng đầu nhưng chỉ trình lên rất chung chung, đủ biết họ không muốn can thiệp vào việc này. Trước đây, sử thường cho rằng những việc liên quan đến nước ta có thể lo lót một cá nhân mà xong việc. Thiển kiến đó xét ra không phù hợp với thực trạng đưa đến những nhận định sai lạc.
Chúng ta có thể khẳng định rằng các đại thần nhà Thanh đã không hưởng ứng việc đưa quân sang nước ta, việc động binh là do ý riêng của vua Càn Long và Tôn Sĩ Nghị, không thông qua quyết định của Quân Cơ Xứ.

Vua Càn Long, 80 tuổi
2.1. Chân dung vua Càn Long
Cho tới giữa thế kỷ thứ XVIII, người Mãn Châu đã cai trị Trung Hoa được hơn 100 năm và đã tiến vào giai đoạn đỉnh cao của triều đại sau ba đời vua Thuận Trị, Khang Hi, Ung Chính. Năm Bính Thìn (1736) Thái Tử Hoằng Lịch 25 tuổi lên ngôi, niên hiệu Càn Long, là hoàng đế trị vì lâu hơn cả trong lịch sử nước Tàu và cũng là thời kỳ mà uy vũ của nhà Thanh lên đến tột đỉnh. Trong suốt thời gian tại vị, vua Càn Long đã tập trung vào việc mở rộng biên cương, có thể nói là muốn bành trướng sức mạnh ra tất các quốc gia chung quanh. Như trên đã nói, vua Càn Long tự đặt cho mình cái danh hiệuThập Toàn Lão Nhân mà các sử gia Âu Mỹ đã dịch là “Old Man of the Ten Completed Great Campaigns”. Trong 45 năm từ 1747 đến 1792, nhà Thanh đã chủ động mười cuộc chiến tranh với lân bang. Mười chiến tích đó bao gồm hai lần bình định Kim Xuyên (Chin-ch’uan) là giống người ở thượng du phía Tây Tứ Xuyên (nay là người Tây Tạng) trong những năm 1771 và 1776, hai lần bình định Chuẩn Cát Nhĩ (Dzungharia) và một lần chinh phục Hồi Hồi (Turkic Muslim tức Uighurs) vào khoảng từ 1755 đến 1759, một lần chinh phạt Miến Ðiện (1765-1769), một lần dẹp loạn Ðài Loan (1787-1788), một lần “vỗ yên” (thảo hàng) An Nam (1788-1789), hai lần viễn chinh Khuếch Nhĩ Khách (Gurkhas of Nepal) (1790-1792).
Những lần động binh đó khi to khi nhỏ, với nhiều mục tiêu và dụng ý khác nhau, khi thì mang tính chất xâm lăng, khi thì tự vệ, có khi là dẹp loạn mà cũng có khi thất bại nhưng lại cho rằng đó là một thắng lợi ngoại giao. Sử nhà Thanh còn ghi chép khoảng 1500 bài thơ văn của chính vua Càn Long tự ca công tụng đức, nhiều bài được khắc vào bia đá đặt ở các đền đài rải rác khắp Trung Hoa. Ngoài ra nhà vua cũng ngự bút trên những tranh vẽ, kể cả tranh do các họa sĩ Tây Phương đang lưu dụng tại triều.
Ðể tỏ ra mình là một minh quân, một hiếu tử, một nho sĩ tài hoa, một tướng lãnh hùng tài đại lược vua Càn Long bắt chước các bậc tiên hiền, dùng văn trị và chấn hưng học thuật. Thời gian đầu tại vị, ông cũng làm được một số công trình to tát nhưng càng về sau càng tỏ ra suy bại.
Trong thời gian trị vì, ông tuần thú phương nam tới Giang Tô và Triết Giang sáu lần, đi v phương đông tới tỉnh Sơn Ðông năm lần, v phương đông bắc tới Thịnh Kinh của Mãn Châu ba lần, đi v phương tây tới Ngũ Ðài Sơn sáu lần và tới Hà Nam một lần. Ông thường nghỉ hè tại Nhiệt Hà, đi săn hàng năm ở Mộc Lan vào tháng Tám âm lịch và đi chơi các vùng lân cận Thiên Tân, thăm các lăng tẩm ở phía đông nhiđến nỗi không sách vở nào chép hết. Tháp tùng Hoàng Ðế luôn luôn có Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, hàng ngàn kẻ hầu người hạ và cận vệ. Mỗi chuyếđi kéo dài ít nhất vài tháng. Hơn nữa, mỗi lần nghỉ hè ở Nhiệt Hà kéo dài cũng trên hai tháng. Các quan chức địa phương lại cố gắng tột cùng để chiu lòng Kim Thượng, tiêu pha rất xa xỉ. Các chi phí đó lẽ dĩ nhiên đổ lên đầu dân chúng khiến cho họ càng thêm khổ cực.[18]
Luôn luôn nghĩ mình là một bậc thánh quân, vua Càn Long đã nổi giận và trừng trị nặng nề những “quan lại đã cố gắng khuyên vua ngưng các chuyến tuần du tốn kém đó vì gánh nặng tài chánh đổ trên đầu dâđịa phương”.
 Chuyện thứ hai là việc ngăn ngừa lũ lụt luôn luôn là một công tác quan trọng mà chính quyền nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên hộ đê lại là dịp cho quan lại ăn tiền:
 … Chính vì thế, dù quốc gia có tiêu bao nhiêu tin vào việc đê điu và ngăn ngừa lụt lội thì cũng chẳng đđếđâu mà chỉ làm giàu cho những kẻ có chức quyn. V sau lụt lội trở nên thường xuyên hơn, gây thiệt hại vnhân mạng và tài sản. Theo con số của Vương Ðồng Linh, thời vua Càn Long trị vì, trong 45 năm sông Hoàng Hà vỡ đê 20 lần tại Hà Nam và Giang Tôđổ đồng hai năm là một năm lụt. Sau khi vua Càn Long băng hà, trong 22 năm có 17 lần lụt lội tại các sông khác. Triđình phải bỏ ra nhiu triệu lượng bạc để tu bổ đê đập khiến cho các quan lại có dịp phát tài. Nông dân vùng lụt một cổ hai tròng, trong khi nhà tan người mất lại còn phải gánh vác việc hộ đê.[19]
Các sử gia cho rằng giai đoạn này tuy văn minh Hoa Hạ lên đến cực điểm nhưng cũng là thời kỳ khởi đầu của suy tàn, vì triều đình dồn hết tiền bạc tài vật vào những chi tiêu xa xỉ của cung đình.
Buổi tiệc khánh thọ hoàng đế (emperor’s birthday) kéo dài vài thời k, mỗi giai đoạn 10 ngày và tiêu một khoản tin lớn. Chẳng hạn, những cảnh trí nhân tạo dựng lên dọc theo con đường từ Viên Minh Viên đến Tử Cấm Thành để chúc mừng vua Càn Long 80 tuổi tiêu tốn hơn 1,100,000 lượng bạc.[20]
Khi vua Ung Chính băng hà, trong kho nhà Thanh còn 24 triệu lượng bạc. Những năm phú túc của giai đoạn đầu đời Càn Long khiến cho đến 1786 quốc khố có đến 50 triệu lượng. Nhà vua cho xây Viên Minh Viên, một khu nghỉ mát tráng lệ vào bậc nhất ở phía tây Bắc Kinh. Thêm vào đó, mặc dầu dân tình đói kém vua Càn Long vẫn dùng đến 200 triệu lượng bạc vào kinh phí binh bị cho những cuộc “chinh phạt”, khiến quốc khố trở nên trống rỗng.[21] Tới cuối đời Càn Long, dân số Trung Hoa tăng vọt khiến học giả Hồng Lượng Cát (Hung Liang-chi 1746-1809) — mà sau này được mệnh danh là “Chinese Malthus” — đã phải báo động về mức độ tiêu thụ và xa xỉ của thế hệ ông sẽ gây họa cho con cháu.[22] Năm Canh Tuất (1790) là năm vua Càn Long ăn mừng Bát Tuần Khánh Thọ, cũng là năm cung điện mùa hè thứ 72 của ông hoàn tất.
Vào thời đó, quan lại và tướng lãnh càng ngày càng sa đọa, tiêu rất nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu. Cả một triều đình xa xỉ, thối nát từ trên xuống dưới một phần cũng bởi đại học sĩ Hòa Khôn[23] (Ho Shen 和珅 1750-1799) nhũng lạm nhiều hơn cả. Hoà Khôn vốn chỉ là một người lính thuộc Hồng Kỳ binh gác cửa cung điện. Một hôm, vua Càn Long ngự giá trông thấy dáng dấp bảnh bao của gã, lập tức cảm thấy yêu mến và đem lòng sủng ái. Khi đó vua Càn Long đã 65 tuổi, còn Hoà Khôn chỉ mới 25.[24] Hoà Khôn được cất nhắc lên những chức vụ cao và chẳng mấy chốc đã lên tới Phó Ðô Thống, rồi Thị Lang, đến năm 1786 lên đến Ðại Học Sĩ.[25]
Dưới quyn Hoà Khôn, hối lộ trở nên thông dụng trong đám quan lại, không ai còn trọng đạo đức, các chức vụ trong quan trường đu có thể bỏ tin mua. Kẻ nào biết luồn cúi, nịnh bợ chiu lòng Hoà Khôn thì muốn làm gì thì làm và có thể ăn hối lộ giàu có trong một sớm một chiu.[26]
Kể từ đó y kéo bè kết đảng, cha được phối hưởng Thái Miếu, con làm phò mã lấy một công chúa vua Càn Long cực kỳ sủng ái, em trai cũng làm đến nhất phẩm triều đình. Năm 1795, vua Càn Long thoái vị lên làm Thái Thượng Hoàng, thái tử Gia Thân Vương lên nối ngôi, năm sau tức vị niên hiệu Gia Khánh (1796-1820) nhưng quyền hành vẫn nằm trong tay vua cha và đảng Hoà Khôn. Ngày 7 tháng 2 năm 1799, vua Càn Long từ trần. Năm ngày sau, Hoà Khôn bị bắt và bị tịch biên, riêng động sản đã lên đến 80 triệu lượng bạc – nhiều hơn cả quốc khố nhà Thanh lúc đó – còn tổng cộng gia tài của y thì trị giá khoảng 1.5 tỉ dollars theo thời giá ngày nay[27] bao gồm khoảng 120,000 mẫu ruộng, 84,000 lượng vàng, 55,000 thoi bạc, 1,000,000 lượng bạc và và vô số các báu vật khác chứa trong kho trị giá 9,000,000 lượng nữa chưa kể hơn 100 quán đổi tiền và cầm đồ. Ngoài ra y còn tích trữ 600 cân sâm loại tốt.[28]
Năm 1793, Lord George Macartney đại diện Anh hoàng George III sang triều kiến vua Càn Long để xin thông thương và mở một lãnh sự quán ở Bắc Kinh. Người Âu Châu cho rằng Macartney đã không chịu khấu đầu[29] nên vua Càn Long từ khước những yêu cầu của phái đoàn Âu Châu.[30] Sự thất bại của sứ bộ ngoại giao lịch sử này cho ta thấy hai thái độ, hai đường lối ngược chiều của Ðông và Tây. Triều đình nhà Thanh không quan tâm gì đến những tiến bộ kỹ thuật của Âu Châu lại chỉ muốn khoe khoang sự hào nhoáng và giàu có của mình, coi phái đoàn Anh như một bọn mọi rợ đem đồ tiến cống.
Macartney đã so sánh dân tộc Trung Hoa như một “chiếc tàu chiến cũ kỹ, khật khùng còn giữ được nổi lnh bnh nhờ có những thủy thủ và sĩ quan ưu tú” (an old, crazy, first-rate man-of-war, which a fortunate succession of able and vigilant officers has contrived to keep afloat) nhưng rồi đây khi những nhân tài đó mất đi thì “con tàu sẽ dập dnh vô định cho tới khi vỡ tan tành dạt vào bờ” (with lesser men and the helm, slowly drift until dashed to pieces on the shore).[31]
Nếu chỉ nhìn vào bề ngoài qua những di sản văn hóa đời Thanh, chúng ta không khỏi ngưỡng phục sự huy hoàng của họ. Tuy nhiên về phương diện thực lực, Trung Hoa đã trở thành một quốc gia bạc nhược và hèn yếu. Nguyễn Huệ đã chứng tỏ rằng Thanh triều không cường thịnh như người ta lầm tưởng.
2.2. Chân dung Tôn Sĩ Nghị
Hình ảnh mà sử nước ta miêu tả Tôn Sĩ Nghị không giống như ghi nhận của Trung Hoa. Người mình thường hình dung họ Tôn như một viên tướng Tàu bụng phệ, ham ăn, hiếu sắc, điều binh một cách ngu xuẩn khinh địch. Việc họ Tôn đại bại là một sự thật lịch sử nhưng nguyên nhân chủ quan chỉ mới là một phần. Những nguyên nhân khách quan khác như địa thế, thời tiết, cách bố phòng và tấn công, ưu và khuyết điểm của hai bên trong tổ chức, tiếp vận còn nhiều điều phải nghiên cứu, mỗi yếu tố đều dự phần vào sự thắng bại.
Theo Thanh Sử Cảo, Tôn Sĩ Nghị (tự là Trí Trị 智治, hiệu là Bổ Sơn 補山) người Hàng Châu sinh năm Canh Tí (1720), đỗ tiến sĩ năm Tân Tị, Càn Long 26 (1761) khi đó đã ngoài 40. Khi vua Càn Long du Giang Nam lần thứ ba, Tôn Sĩ Nghị dự một kỳ khảo thí đỗ đầu được vua khen triệu vào làm Nội Các Trung Thư, rồi thăng Quân Cơ Chương Kinh, làm việc với Ðại Học Sĩ Phó Hằng (傅恆). Năm Mậu Tí, Càn Long 33 (1768), Tôn Sĩ Nghị theo Phó Hằng chinh thảo Miến Ðiện (1769) lập được nhiều công trạng nên được thăng lên Hộ Bộ Lang Trung, rồi Ðại Lý Tự Thiếu Khanh, tuần phủ Vân Nam.
Năm Canh Tí (1780) Vân Quí tổng đốc Lý Thị Nghiêu bị cách chức, Tôn Sĩ Nghị cũng bị sung vào quân đi đánh Y Lê, nhưng được xá tội và trở về làm biên tu Hàn Lâm Viện. Sau vì điều tra tổng đốc Lưỡng Quảng là Furgun (Phú Lặc Hồn 富勒渾) tham nhũng được triều đình khen ngợi nên Tôn Sĩ Nghị được thăng Tổng đốc Lưỡng Quảng (1786). Thời gian sau đó, ông đối phó nhanh nhẹn đàn áp được những vụ nổi dậy ở Ðài Loan (1786-7) và luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng tiếp liệu, quân dụng nên được thăng lên Văn Uyên Các Ðại Học Sĩ, tam đẳng nam tước, lại được ban mũ với lông công hai mắt (song nhãn hoa linh – 雙眼花翎) dành cho các tôn thất cấp bậc thấp hay giới quí tộc Mãn Châu.
Ðây là một vinh dự đặc biệt cho một người gốc Hán tộc như họ Tôn. Tâm sự Tôn Sĩ Nghị cũng giống như tâm sự nhà nho nước ta là Nguyễn Công Trứ luôn luôn muốn “có danh gì với núi sông”. Ở vào tuổi gần “cổ lai hi”, họ Tôn mong mỏi một công nghiệp rực rỡ và biến loạn ở nước Nam chính là một cơ hội nghìn năm một thuở. Trương Bửu Lâm đã có nhận xét khá chí lý như sau:
Tôn Sĩ Nghị thiếu hẳn một chiến tích trong hoạn lộ. Ông ta chắc cũng tự so sánh mình với tổng đốc Mân Triết kế bên là Phúc Khang An, vốn cũng là một văn quan, nhưng nay nổi tiếng v võ nghiệp. Ðến khi cuộc chinh phạtÐài Loan năm 1787 thì Tôn Sĩ Nghị lại càng bồn chồn. Thành thử trong nhiệm vụ tổng đốc Lưỡng Quảng, họ Tôn cũng chuẩn bị một chiến dịch quân sự, dù rằng chưa được lệnh làm việc đó. Ngờ đâu khi cuộc chiến bìnhđịnh Ðài Loan nổ ra, Phúc Khang An lại được chỉ định làm nguyên soái.[32]
Cuối năm Mậu Thân (1788), Tôn Sĩ Nghị đem quân sang nước ta, vào thành Thăng Long được vua Càn Long đặc biệt thăng lên Mưu Dũng Công (謀勇公) ngay tại mặt trận. Thế nhưng chưa đầy một tháng đã bị đại bại chạy về nên bị cách chức, triệu về Bắc Kinh làm việc trong Quân Cơ Xứ rồi cuối năm ra làm tổng đốc Tứ Xuyên. Năm Canh Tuất (1790) lại sang làm tổng đốc Lưỡng Giang (Giang Nam – Giang Tây). Sau đó Tôn lại cùng với Phúc Khang An đem quân sang đánh Miến Ðiện (1792), lập nhiều công trạng và nổi tiếng về tính toán quân nhu, tiếp liệu và được về làm một trong vài các thần của Quân Cơ Xứ. Từ 1795 đến 1796, ông lại trở về làm tổng đốc Tứ Xuyên, thời kỳ mà người Miêu đang nổi lên ở Quí Châu, Hồ Nam cùng một lúc với các giáo phái ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc.
Cứ như sử chép, họ Tôn không phải là một nhà cai trị kém và những tài liệu còn ghi lại chứng tỏ việc đem quân sang An Nam được chuẩn bị khá chu đáo. Việc thua trận một phần lỗi là ở chính vua Càn Long và cũng vì thế Tôn Sĩ Nghị chỉ bị trách phạt rất nhẹ, sau đó lại thăng tiến rất nhanh. Tôn Sĩ Nghị, Phúc Khang An và Minh Lượng là ba danh sĩ cuối đời Càn Long, tiểu sử chép chung trong một quyển. Tôn Sĩ Nghị là người nổi tiếng về văn tài, cùng với Kỷ Hiểu Lam (紀曉嵐) và Lục Tích Hùng (陸錫熊) là ba người được chỉ định trông coi biên tập bộ Tứ Khố Toàn Thư. Ông tính thích sưu tầm các loại đá lạ không kém gì Mễ Phế đời Tống.[33] Tôn Sĩ Nghị từ trần vào tháng 5 năm 1796 sau khi dẹp xong loạn người Miêu và Bạch Liên Giáo.
Sự tương đồng trong tham vọng của vua Cao Tông muốn đủ 10 võ công oanh liệt và mong mỏi của Tôn Sĩ Nghị được thăng quan tiến chức chính là nguyên nhân trực tiếp của lần động binh này.
TS Nguyễn Duy Chính

[1] Chakri nguyên nghĩa là nguyên soái hay tướng quân vì trước đây ông ta chỉ huy quân đội của Phraya Taksin và dùng tên này làm tên triều đại.
[2] Ðông Nam Á người Trung Hoa gọi là Nam Dương (biển phía nam) bao gồm khu vực mà ngày nay chúng ta đặt tên là Southeast Asia, Mã Lai Á, Indonésia, Philippines.
[3] Năm 1273, khi Nguyên Thế Tổ (Kubilai) nhà Nguyên đòi vua Miến triều cống và thân hành sang chầu, vua Miến Ðiện đã xử tử sứ giả. Năm 1277, nhà Nguyên đem quân từ Vân Nam xuống đánh, thắng được tại vùng lòng chảo Nam Ti nhưng người Miến vẫn không chịu khuất phục. Năm sau, 1278, nhà Nguyên lại đem quân sang đánh lần nữa, nhưng vẫn không tiến được đến kinh đô Bhamo. Khí hậu viêm nhiệt nhất là bệnh dịch đã khiến cho quân Mông Cổ tổn thất nặng nề.
Năm năm sau, 1283, một đạo quân do tướng Mông Cổ Singtur (thay vì do người Hồi chỉ huy như trước đây) tiến đánh thung lũng Irrawaddy và ép vào kinh thành khiến vua Miến phải lui về vùng đầm lầy để chống trả. Ðến năm 1287, quân Nguyên chiếm được Miến Ðiện (khi đó có tên là Pagan) và sáp nhập vào đế quốc Mông Cổ. Miến Ðiện chỉ thu hồi được lãnh thổ khi nhà Nguyên bị diệt vong. C.P. Fitzgerald, The Southern Expansion of the Chinese People. (1972) tr. 81
[4] Alexander Woodside, “The Ch’ien-Lung Reign” trong Willard J. Peterson (ed.), The Cambridge History of China, Vol 9, phần 1: The Ch’ing Dynasty to 1800 (2002) tr. 264-68.
[5] To break the power of Nguyễn Huệ, Sun (Sun Shih-I tức Tôn Sĩ Nghị) proposed to Ch’ien-lung that Vietnam be dismembered. Central Vietnam would be awared to Siam, in return for Thai aid against the Tay-son brothers. It was clear to Sun and his master that the Le prince whom they were supporting was incompetent, even as a figurehead. At first Ch’ien-lung thought a military alliance with the Thai regime “seemed like something that could be done”. He subsequently rejected the idea, not because it was politically immoral, but because it would shower disproportionate favor upon the Thai king and, even worse, damage the reputation he had earned in his Sinkiang triumphs of using only his own armies and not accepting the assistance of an “outer region military power”. Alexander Woodside: “The Ch’ien-Lung Reign” trong Willard J. Peterson (ed.). The Cambridge History of ChinaVol. 9 Part 1 – The Ch’ing Dynasty to 1800 (2002) tr. 277
[6]Tuy nhiên theo một lá thư của giáo sĩ Le Labousse gửi từ Sài Gòn ngày 15 tháng 6 năm 1789 thì Nguyễn Ánh đã bắt được một bức thư của vua Càn Long gửi vua Xiêm yêu cầu đánh vào mặt nam Ðại Việt (Le Roy d’ici (tức Nguyễn Ánh) a intercepté une lettre écrite au nom de L’empereur de Chineau Roy de Siam pour lui dire de venir attaquer les T.S. de côté-ci par la Cochinchine) Nguyễn Nhã, “Một Thiên Tài Quân Sự”, Một Vài Sử Liệu …(1992) tr.107-8, cước chú 38 [EditedVietthuc]
[7] Alexander Woodside, “The Ch’ien-Lung Reign” (2002) tr. 277
[8] Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 362
[9] Ðời Thuận Trị, nhà Thanh phong cho Ngô Tam Quế (吳三桂) làm Bình Tây Vương trấn đóng ở Vân Nam, Cảnh Trọng Minh (耿仲明) làm Tĩnh Nam Vương, trấn đóng Phúc Kiến, Thượng Khả Hỉ (尚可喜) làm Bình Nam Vương, trấn đóng Quảng Ðông. Tam Phiên khi đó được giữ trọng binh, thế lực càng lúc càng lớn. Tháng Ba năm Khang Hy thứ 12 (1673), Thượng Khả Hỉ dâng sớ xin cáo lão về Liêu Ðông để cho con là Thượng Chi Tín kế vị, nhân cơ hội đó triều đình xuống chiếu triệt phiên. Tới tháng Bảy, Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung (con của Cảnh Trọng Minh) cũng dâng sớ xin triệt binh, vua Khang Hy liền ra lệnh cho cả 3 phiên di chuyển ra ngoài Sơn Hải Quan. Ngày 21 tháng Một, Ngô Tam Quế khởi binh chống lại nhà Thanh, tuyên bố ủng lập Chu Tam Thái Tử (tức Chu Từ Quýnh 朱慈炯, con của Sùng Trinh hoàng đế, khi đó thất tung nhưng người Hán dùng danh vị để phát động phong trào phản Thanh phục Minh), viết thư cho Cảnh Tinh Trung, Thượng Khả Hỉ cùng khởi sự, gây ra cái loạn Tam Phiên. Năm Khang Hy thứ 17, Ngô Tam Quế xưng đế ở Hành Châu 衡州, quốc hiệu Ðại Chu nhưng chẳng bao lâu thì từ trần, cháu là Ngô Thế Phan 吳世璠 kế vị. Ngày 19 tháng Mười năm Khang Hy thứ 20, quân Thanh đánh tới Côn Minh, Ngô Thế Phan tự tử, loạn Tam Phiên chấm dứt, tổng cộng 8 năm.
[10] Mỗi lần nhà Thanh động binh đều phải tìm một cớ “chính đáng”, không bình định nội loạn thì cũng chinh phạt ngoại hoạn … Tuỳ trường hợp mà họ dùng một động từ thật kêu chẳng hạn như bình định (平定) Kim Xuyên, đãng bình (蕩平) Chuẩn Cát Nhĩ, chinh phục (征服) Hồi bộ, thảo phạt (討伐) Miến Ðiện, tĩnh tuy (靖綏) Ðài Loan, thảo hàng (討降) An Nam …
[11] Lai Phúc Thuận, Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh chi Quân Nhu Nghiên Cứu, (1984) tr. 30, trích từ Cung Trung Ðáng, CCBVV, tấu chương của hai họ Tôn ngày mồng 8 tháng Năm năm Càn Long thứ 52 [22-6-1787]
Nguyên văn:
然已亡失國之印信,因鄭氏擅權時,曾竊奪國印,謀取簒位。黎維祁乃咨請憑信,兩廣總督孫士毅以其未經具本告哀,尚未奉旨承襲,不便先給印信,拒之。
(Nhiên dĩ vong thất quốc chi ấn tín, nhân Trịnh thị thiện quyền thời, tằng thiết đoạt quốc ấn, mưu thủ soán vị. Lê Duy Kỳ nãi tư thỉnh bằng tín, Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Sĩ Nghị dĩ kỳ vị kinh cụ bản cáo ai, thượng vị phụng chỉ thừa tập, bất tiện tiên cấp ấn tín, cự chi.)
[12] Thanh Cao Tông thuần hoàng đế thực lục [Thanh Thực Lục], q 1307, tr 9, ỷ tín thượng dụ ngày Canh Tuất, tháng Sáu, Càn Long năm thứ 53. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 348-9.
[13] nguyên văn theo tấu thư là “điếu phạt chi sư vị động, hưng kế chi nghiệp khả thành” (弔伐之師未 動,興繼之業可成) quân điếu phạt chưa cần ra tay thì công việc làm cho kẻ mất nghiệp kia được trở lại đã thành rồi.
[14] Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 349. Cung Trung Ðáng, CCBVV, tấu triệp của Tôn Sĩ Nghị đề ngày mồng 8 tháng Bảy, Càn Long thứ 53 (1788); Quân Cơ Xứ, CCBVV, bản sao tấu triệp của Tôn Sĩ Nghị ngày mồng 8 tháng Bảy năm Càn Long 53.
[15] Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 353
[16] Ngươi Nguyễn Nhạc đuổi chủ làm loạn cương thường, vọng tưởng việc soán nghịch. Tổng đốc nghe tin đích thâđếđây, đã tâu lên đại hoàng đếđiđộng quan binh các tỉnh Vân Quí, Xuyên Quảng, Phúc Kiến vài mươi vạn, chia đường ra tiếđánh. Nguyễn Nhạc ngươi nếu không hối tội tự mìnhđổi mới, nghinh đón chủ cũ trở v, bảo toàn gia quyến, lại dám quấy nhiễu thiên triu, đem nạp cống vật.
Di mục các ngươi đã từng nhận quan chức của họ Lê, bỗng dưng trở mặt thờ kẻ thù, thay chúng gõ cửa quan cầu xin, thực đúng là kẻ vô liêm sỉ.Ðúng ra ta phải bắt các ngươi ngay để xin hoàng thượng hạ chỉ đem ra chính pháp. Nhưng nghĩ rằng các ngươi chỉ là những di quan thấp kém, không đáng để trừng trị, vậy hãy mau mau trở v nói cho Nguyễn Nhạc biết rằng, hoạ phúc chỉ trong nháy mắt, các ngươi tự thu lấy.
Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 353-4. Cung Trung Ðáng, CCBVV, bản sao tấu thư của Tôn Sĩ Nghị đề ngày mồng 8 tháng Bảy năm Càn Long 53 [9-8-1788]. Bản văn này cũng xuất hiện trong KhâÐịnh An Nam Kỷ Lược[quyển II] (bản dịch Nguyễn Duy Chính, chưa xuất bản).
[17] Quân Cơ Xứ, CCBVV. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 350.
[18] Chen-Ya Tien, Chinese Military Theory, Ancient and Modern (1992) tr. 70-1 (bản dịch Nguyễn Duy Chính)
[19] Chen-Ya Tien, Chinese Military Theory … (1992) tr. 70-1
[20] Cố Cung Bác Vật Viện (故宮博物院). Thanh Cung Yến Lạc Tàng Trâ(清宮宴樂藏珍) (Qinggong Yanyue Cangzhen). (2002) tr. 29
[21] Frederic Wakeman, Jr., The Fall of Imperial China (1975) tr. 102
[22] Alexander Woodside, “The Ch’ien-Lung Reign” (2002) tr. 270
[23] Có chỗ dịch là Hòa Thân
[24] Ngoại sử bảo là vì tướng mạo gã giống một người thiếp của vua cha Ung Chính mà vua Càn Long từng tư thông trước đây, bị hoàng hậu phát giác nên bức tử người quí phi đó. Cũng có nhiều lời đồn đãi là vua Càn Long có quan hệ đồng tính luyến ái với gã này vì vua Càn Long cho rằng y là người phi tần cũ đã đầu thai (A homosexual liason was implied in popular stories, such as one suggesting Heshen was the reincarnation of one of Emperor Yong-zheng’s concubines, with whom Qianlong had been infatuated as a youth). Theo những miêu tả của nhiều người ngoại quốc được gặp Hòa Khôn thì y là người “thanh tú, đẹp trai, ăn mặc ra chiu thiếuđạo đức” (elegant in looks, sprucely handsome in a dandified way that suggested a lack of virtue). Ðó là lý do tại sao vua Càn Long lại sủng hạnh một gã bất học vô thuật đến 20 năm. Jonathan D. Spencer, In Search for Modern China (1990) tr. 115.
[25] Lê Kiệt, Thanh Sử (quyển thượng) (1964) tr. 339-340
[26] Chen-Ya Tien, Chinese Military Theory … (1992) tr. 70
[27] Ann Paludan, Chronicle of the Chinese Emperors (1998) tr. 202
[28] Bạch Thọ Di, (Bai Shouyi – 白壽彝) Trung Quốc Thông Sử Cương Yếu(An Outline History of China) (1982) tr. 402
[29] Macartney chỉ bằng lòng khấu đầu (kowtow) nếu các quan nhà Thanh cũng phải trả lễ khấu đầu trước Anh Hoàng George III (đại diện bằng một bức tranh sơn dầu lớn bằng người thật) W. Travis Hanes III and Frank Sanello, The Opium Wars (2002) tr. 18
[30] Thực ra mọi thủ tục ngoại giao chỉ là nghi lễ vì Thanh triều luôn luôn có những bàn thảo và quyết định trước khi cho phép sứ bộ ngoại quốc lên kinh đô. Việc cho rằng bất đồng trong việc ứng xử chỉ là những suy đoán không đúng với cách thức làm việc của triều đình Trung Hoa. Theo tài liệu của nhà Thanh, lá thư trả lời đã được soạn từ trước khi phái đoàn Anh tới Bắc Kinh nên những nỗ lực của Macartney hầu như không có tác dụng gì.
[31] Ann Paludan, Chronicle … (1998) tr. 203.
[32] Truong Buu Lam:, “Intervention versus tribute in Sino-Vietnamese Relations, 1788-1790”, John K. Fairbank (ed.), The Chinese World Order 2nded. (1970) tr. 168
[33] Tài liệu về Tôn Sĩ Nghị trích từ các nguồn: Cao Dương. Thanh TriuÐích Hoàng Ðế, Q. II, (1989) tr. 639-40. Trung Quốc Danh Nhân Tự Ðiển(Tang Lệ Hòa chủ biên), (1979) tr. 750, Arthur W. Hummel. Eminent Chinese of the Ch’ing Period 1644-1912 (1970) tr. 680-2

No comments:

Post a Comment