Cùng khai thác biển Đông sẽ hóa giải tranh chấp?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng từng nói: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Nhiều diễn giả tham dự hội thảo về biển Đông tại Trung tâm Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Hoa Kỳ trong tuần này cho rằng một thỏa thuận khai thác chung ở vùng biển mà nhiều nước tuyên bố chủ quyền có thể làm dịu căng thẳng.
Giáo sư Peter Dutton, Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Trung Hoa thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc các nước đạt được thỏa thuận hợp tác chung ở biển Đông sẽ thúc đẩy ổn định.
Giáo sư Dutton nói: “Các bên, nếu họ có thể đạt đồng thuận về bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc tranh chấp, đó là một diễn tiến tốt. Nếu các nước tranh chấp ở biển Đông đề ra được kế hoạch phát triển chung,cùng chia sẻ tài nguyên, hay có kế hoạch định rõ đường lãnh hải, đó là điều tốt”.
Trong một bài phát biểu cũng tại CSIS hồi tháng Ba năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao AustraliaBob Carr từng hối thúc các nước tranh chấp ở biển Đông tìm kiếm cách thức nhằm đạt được các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên chung.
Ông Carr nói Canberra có quyền lợi trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp về lãnh hải vì 60% tới 70% lượng hàng hóa và thương mại của Australia được vận chuyển qua vùng biển này.
Trả lời VOA Việt Ngữ, tiến sỹ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc cùng khai thác tài nguyên, cùng quản lý và khai thác tài nguyên là 'một nguyên tắc chung, được quy định trong Công ước về luật biển'.
Ông Thủycho hay nhiều nước đã thực hiện điều này, và Việt Nam có các hiệp định hợp tác với Malaysia, Thái Lan hay với Trung Quốc về việc cùng khai thác thủy sản.
Ông nhận định: “Khi mà đi đến hiệp định thì phải đảm bảo các nguyên tắc, phù hợp với luật pháp quốc tế và phù hợp với thực tiễn. Ví dụ khu vực cùng khai thác phải dựa trên sự chồng lấn của các yêu sách, phù hợp với luật pháp quốc tế. Ví dụ như nó chồng lấn giữa các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, được xác định theo công ước luật biển”.
Ông Thủy nói thêm rằng việc Trung Quốc ‘đề xuất cùng khai thác theo phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò thì không nước nào đồng ý’.
Ông Henry Bensurto Jr, Tổng thư ký Ủy ban Hàng hải và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines, tán đồng điều này. Ông cho rằng trước khi một thỏa thuận về chia sẻ tài nguyên có hiệu lực, các bên phải làm rõ các vấn đề cụ thể.
Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Những điều đó là gì. Tôi nghĩ trước tiên cần phải làm rõ đường 9 đoạn trước khi thảo luận về việc chia sẻ tài nguyên. Nếu không làm được điều đó, vấn đề quản lý tài nguyên sẽ không thể giải quyết được các tranh chấp mà ngược lại còn gây ra thêm nhiều vấn đề hơn. Lý do vì sao ư? Đường 9 đoạn ảnh hưởng tới 85% vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Việt Nam và các nước khác".
Ông Bensurto nói thêm: "Dĩ nhiên là Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận cùng phát triển ở biển Đông vì họ tuyên bố chủ quyền đối với 85% khu vực lãnh hải của các nước khác. Nó hợp lý với Bắc Kinh, chứ không phải đối với các quốc gia khác”.
Đường 9 đoạn hay còn được gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra bao trọn gần như toàn bộ vùng biển Đông. Nhiều quốc gia coi đây là một sự tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.
Tiến sĩ Thủy nói rằng hiện giữa các nước Đông Nam Á với nhau không có va chạm về quyền lợi trên biển vì các bên đều ‘có nhận thức chung là giữ nguyên trạng, không thách thức lẫn nhau’.
Ông nói rằng bất đồng chủ yếu là giữa Trung Quốc và ASEAN. Nhà nghiên cứu của Học viện Ngoại giao Việt Nam nói khó có thể đạt được thỏa thuận về việc cùng khai thác toàn bộ vùng biển Đông.
Ông nói: “Thỏa thuận mà để khai thác chung toàn bộ biển Đông thì chắc là không thể xảy ra trong thời gian trung hạn, chứ chưa nói gì đến ngắn hạn. Có thể là một phần nào đấy của biển Đông hoặc là một lĩnh vực nào đó ví dụ như nghề cá, hay là các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực về bảo tồn. Những cái đó từ trước tới nay các bên đã thực hiện, giống như tôi đã nói là giữa Việt Nam và Malaysia hay là giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ".
Ông Thủy nói thêm: "Cái đấy là việc từ trước tới nay từng xảy ra. Bây giờ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán về việc phân định và cùng khai thác ở vùng cửa vịnh Bắc Bộ. Đấy là các phần nhỏ, chứ còn toàn bộ biển Đông thì tương lai dài không xảy ra đâu”.
Hồi cuối tháng Năm, trong bài phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới vấn đề biển Đông.
Ông Dũng nói: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Nhà nghiên cứu Bensurto cho rằng ông Dũng không nêu tên Trung Quốc khi nói như vậy vì ‘không muốn làm mất mặt nước nào mà chỉ muốn thu hút sự chú ý về tình trạng căng thẳng đang xảy ra’.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với phát biểu của ông Thủ tướng Việt Nam. Nó phản ánh những gì diễn ra. Chúng ta sẽ phải làm gì? Chúng ta cần phải đưa vấn đề pháp quyền trở lại bàn đàm phán. Điều đó có nghĩa là dù là nước lớn hay nước nhỏ, các quốc gia đều phải tuân thủ luật pháp", giới chức từ Philippines nói.
"Tôi cũng đã trình bày các dữ liệu cụ thể, và bản thân các dữ liệu đó nói lên nhiều điều. Ai làm gì ở lãnh thổ của ai, và ai có những hành động gây căng thẳng. Những điều xảy ra ở vùng biển Đông hiện nay trái ngược và không tuân thủ luật lệ quốc tế”.
Giáo sư Dutton nhận định rằng Trung Quốc muốn sử dụng vũ lực hơn là luật pháp để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông. Ông cũng hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ chính sách này và ủng hộ các giải pháp hòa bình, thay vì dựa vào sức mạnh.
Mới đây, đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, lên tiếng kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tìm kiếm các giải pháp mang tính thỏa hiệp nhằm giải quyết tranh chấp.
Một lần nữa, ông Locklear lặp lại quan điểm của Washington, phản đối bất kỳ hành động dùng vũ lực nào để chiếm vùng biển được cho là có trữ lượng dầu khí lớn.
Trước đó, một giới chức cấp cao của Mỹ bày tỏ hy vọng rằng Bắc Kinh cùng các quốc gia Đông Nam Á sẽ sớm thương thảo về một bộ quy tắc ứng xử (CoC).
Phát biểu tại Trung tâm Quốc tế và Chiến lược ở Washington, ông Joseph Yun, Quyền trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á, cho hay, đại diện của các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã đạt tiến bộ đáng kể trong cuộc thảo luận về biển Đông ở Bangkok.
Các bên đã bàn thảo luận việc thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông, và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cuộc họp có ý nghĩa quan trọng.
Những bài đã phát trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':
Chủ tịch Trung Quốc thăm ngư dân, cảnh báo Việt Nam?
Chủ tàu bị Trung Quốc bắn ở Hoàng Sa ‘sẽ lại ra khơi’
Biển Đông ‘đánh thức’ tinh thần dân tộc của người Việt?
Giáo sư Peter Dutton, Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Trung Hoa thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc các nước đạt được thỏa thuận hợp tác chung ở biển Đông sẽ thúc đẩy ổn định.
Giáo sư Dutton nói: “Các bên, nếu họ có thể đạt đồng thuận về bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc tranh chấp, đó là một diễn tiến tốt. Nếu các nước tranh chấp ở biển Đông đề ra được kế hoạch phát triển chung,
Trong một bài phát biểu cũng tại CSIS hồi tháng Ba năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Australia
Nếu các nước tranh chấp ở biển Đông đề ra được kế hoạch phát triển chung, cùng chia sẻ tài nguyên, hay có kế hoạch định rõ đường lãnh hải, đó là điều tốt.
Trả lời VOA Việt Ngữ, tiến sỹ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc cùng khai thác tài nguyên, cùng quản lý và khai thác tài nguyên là 'một nguyên tắc chung, được quy định trong Công ước về luật biển'.
Ông Thủy
Ông nhận định: “Khi mà đi đến hiệp định thì phải đảm bảo các nguyên tắc, phù hợp với luật pháp quốc tế và phù hợp với thực tiễn. Ví dụ khu vực cùng khai thác phải dựa trên sự chồng lấn của các yêu sách, phù hợp với luật pháp quốc tế. Ví dụ như nó chồng lấn giữa các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, được xác định theo công ước luật biển”.
Ông Thủy nói thêm rằng việc Trung Quốc ‘đề xuất cùng khai thác theo phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò thì không nước nào đồng ý’.
Ông Henry Bensurto Jr, Tổng thư ký Ủy ban Hàng hải và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines, tán đồng điều này. Ông cho rằng trước khi một thỏa thuận về chia sẻ tài nguyên có hiệu lực, các bên phải làm rõ các vấn đề cụ thể.
Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Những điều đó là gì. Tôi nghĩ trước tiên cần phải làm rõ đường 9 đoạn trước khi thảo luận về việc chia sẻ tài nguyên. Nếu không làm được điều đó, vấn đề quản lý tài nguyên sẽ không thể giải quyết được các tranh chấp mà ngược lại còn gây ra thêm nhiều vấn đề hơn. Lý do vì sao ư? Đường 9 đoạn ảnh hưởng tới 85% vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Việt Nam và các nước khác".
Dĩ nhiên là Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận cùng phát triển ở biển Đông vì họ tuyên bố chủ quyền đối với 85% khu vực lãnh hải của các nước khác. Nó hợp lý với Bắc Kinh, chứ không phải đối với các quốc gia khác.
Đường 9 đoạn hay còn được gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra bao trọn gần như toàn bộ vùng biển Đông. Nhiều quốc gia coi đây là một sự tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.
Tiến sĩ Thủy nói rằng hiện giữa các nước Đông Nam Á với nhau không có va chạm về quyền lợi trên biển vì các bên đều ‘có nhận thức chung là giữ nguyên trạng, không thách thức lẫn nhau’.
Ông nói rằng bất đồng chủ yếu là giữa Trung Quốc và ASEAN. Nhà nghiên cứu của Học viện Ngoại giao Việt Nam nói khó có thể đạt được thỏa thuận về việc cùng khai thác toàn bộ vùng biển Đông.
Ông nói: “Thỏa thuận mà để khai thác chung toàn bộ biển Đông thì chắc là không thể xảy ra trong thời gian trung hạn, chứ chưa nói gì đến ngắn hạn. Có thể là một phần nào đấy của biển Đông hoặc là một lĩnh vực nào đó ví dụ như nghề cá, hay là các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực về bảo tồn. Những cái đó từ trước tới nay các bên đã thực hiện, giống như tôi đã nói là giữa Việt Nam và Malaysia hay là giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ".
Ông Thủy nói thêm: "Cái đấy là việc từ trước tới nay từng xảy ra. Bây giờ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán về việc phân định và cùng khai thác ở vùng cửa vịnh Bắc Bộ. Đấy là các phần nhỏ, chứ còn toàn bộ biển Đông thì tương lai dài không xảy ra đâu”.
Hồi cuối tháng Năm, trong bài phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới vấn đề biển Đông.
Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.
Nhà nghiên cứu Bensurto cho rằng ông Dũng không nêu tên Trung Quốc khi nói như vậy vì ‘không muốn làm mất mặt nước nào mà chỉ muốn thu hút sự chú ý về tình trạng căng thẳng đang xảy ra’.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với phát biểu của ông Thủ tướng Việt Nam. Nó phản ánh những gì diễn ra. Chúng ta sẽ phải làm gì? Chúng ta cần phải đưa vấn đề pháp quyền trở lại bàn đàm phán. Điều đó có nghĩa là dù là nước lớn hay nước nhỏ, các quốc gia đều phải tuân thủ luật pháp", giới chức từ Philippines nói.
"Tôi cũng đã trình bày các dữ liệu cụ thể, và bản thân các dữ liệu đó nói lên nhiều điều. Ai làm gì ở lãnh thổ của ai, và ai có những hành động gây căng thẳng. Những điều xảy ra ở vùng biển Đông hiện nay trái ngược và không tuân thủ luật lệ quốc tế”.
Giáo sư Dutton nhận định rằng Trung Quốc muốn sử dụng vũ lực hơn là luật pháp để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông. Ông cũng hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ chính sách này và ủng hộ các giải pháp hòa bình, thay vì dựa vào sức mạnh.
Mới đây, đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, lên tiếng kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tìm kiếm các giải pháp mang tính thỏa hiệp nhằm giải quyết tranh chấp.
Một lần nữa, ông Locklear lặp lại quan điểm của Washington, phản đối bất kỳ hành động dùng vũ lực nào để chiếm vùng biển được cho là có trữ lượng dầu khí lớn.
Trước đó, một giới chức cấp cao của Mỹ bày tỏ hy vọng rằng Bắc Kinh cùng các quốc gia Đông Nam Á sẽ sớm thương thảo về một bộ quy tắc ứng xử (CoC).
Phát biểu tại Trung tâm Quốc tế và Chiến lược ở Washington, ông Joseph Yun, Quyền trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á, cho hay, đại diện của các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã đạt tiến bộ đáng kể trong cuộc thảo luận về biển Đông ở Bangkok.
Các bên đã bàn thảo luận việc thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông, và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cuộc họp có ý nghĩa quan trọng.
Những bài đã phát trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':
Chủ tịch Trung Quốc thăm ngư dân, cảnh báo Việt Nam?
Chủ tàu bị Trung Quốc bắn ở Hoàng Sa ‘sẽ lại ra khơi’
Biển Đông ‘đánh thức’ tinh thần dân tộc của người Việt?
No comments:
Post a Comment