Wednesday, May 29, 2013

Học giả khuyên Trung Quốc về Biển Đông: Cần cứ đánh, khỏi đàm

Học giả khuyên Trung Quốc về Biển Đông: Cần cứ đánh, khỏi đàm

Học giả Trung Quốc cho rằng sức mạnh hàng hải của Bắc Kinh hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia.
Học giả Trung Quốc cho rằng sức mạnh hàng hải của Bắc Kinh hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia.
CỠ CHỮ 
Một học giả Trung Quốc bày tỏ quan điểm rằng Bắc Kinh nên tấn công khi cần thiết để giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Nam Trung Hoa, Việt Nam gọi là Biển Đông, mà các nước khác đang chiếm bất hợp pháp.

Thông tấn xã Đài Loan CNA hôm 28 tháng 5 trích lời Giáo sư Hàn Húc Đông của đại học Quốc phòng Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn mới đây với một đài phát thanh ở Thượng Hải nói rằng rất khó giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực thông qua quyền lực mềm, như “vận động ngoại giao,” mà thay vào đó Bắc Kinh nên "tấn công bất cứ lúc nào cần thiết đối với bất kỳ nỗ lực nào của các  nước khác nhằm kiểm soát các đảo nhỏ trên Biển Đông."

Ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi có quân đội đứng sau," học giả quốc phòng này nói, và đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại không có ngay hành động quân sự khi mà bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Giáo sư Hàn Húc Đông phân tích rằng sức mạnh hàng hải của Trung Quốc hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia, và Bắc Kinh nên kết hợp ngoại giao với sức mạnh quân sự để đạt mục tiêu của mình.

Phát biểu của Giáo sư Hàn đưa ra giữa lúc đang có những căng thẳng mới trong tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Hôm 27 tháng 5, Hà Nội trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc tàu Trung Quốc ngăn cản và đâm tàu cá của Việt Nam đang hoạt động trong khu vực “hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm vỡ tàu và đe dọa tính mạng ngư dân.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức phủ nhận tố giác đó.  Tân Hoa xã hôm qua, 28 tháng 5, đưa tin rằng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Cáo buộc của Việt Nam là hoàn toàn sai sự thật”.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi cáo buộc tàu cá Việt Nam “đã xâm nhập bất hợp pháp quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.”

Ông Hồng Lỗi khẳng định nhà chức trách Trung Quốc “có quyền thực hiện các biện pháp tư pháp,” và yêu cầu phía Việt Nam “quản lý ngư dân, ngừng đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa,” mà Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa.

Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi Cỏ Mây cũng thu hút sự chú ý của quốc tế trong tuần qua khi Manila tố cáo Bắc Kinh đã phái tàu hải quân đến quanh khu vực bãi cạn này một cách “bất hợp pháp và khiêu khích.”

Ngay sau đó, Philippines cũng phái tàu chiến đến bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Những tuyên bố chủ quyền chống chéo nhau và những tranh chấp căng thẳng kéo dài và không tìm thấy giải pháp này có lẽ là những mấu chốt để Giáo sư Hán Húc Ðông khuyên Trung Quốc, quốc gia đang nhanh chóng phát triển sức mạnh quân sự trong khu vực, ‘cần cứ đánh, khỏi đàm’.

Nguồn: CNA,  GDVN

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến châu Á để củng cố chiến lược xoay trục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến châu Á để củng cố chiến lược xoay trục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Học viện Quân sự West Point 25/05/2013 trước khi đến Singapore (REUTERS /M. Segar)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Học viện Quân sự West Point 25/05/2013 trước khi đến Singapore (REUTERS /M. Segar)

Trọng Nghĩa
Vào hôm nay, 29/05/2013, tân lãnh đạo Lầu Năm Góc Hoa Kỳ Chuck Hagel lên đường qua Singapore theo ngã Hawaii. Trong chuyến công du châu Á đầu tiên từ ngày ông nhậm chức vào tháng Hai vừa qua, ông Hagel sẽ tham gia hội nghị an ninh quốc phòng khu vực thường niên mang tên là Đối thoại Shangri-La tại Singapore (30/05 - 02/06), nơi ông được cho là sẽ tìm cách củng cố chiến lược xoay trục qua châu Á-Thái Bình Dương.

Phát biểu với giới báo chí tại Washington vào hôm qua, nhiều quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận là một trong những mục tiêu quan trọng của Chuck Hagel lần này là khẳng định quyết tâm muốn hoàn tất sự chuyển hướng chiến lược qua vùng Thái Bình Dương mà Mỹ từng cam kết.
Đó là chiến lược thoạt đầu được gọi là "xoay trục" (pivot), sau đó được điều chỉnh thành "tái cân bằng" (rebalance) lực lượng quân sự Mỹ qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Đối Thoại Shangri-La, ngoài tham luận trình bày ngay phiên họp toàn thể đầu tiên ngày 01/06/2013 với chủ đề « Phương thức tiếp cận an ninh khu vực của Hoa Kỳ », Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ có một loạt những cuộc tiếp xúc song phương và đặc biệt là tam phương với các đồng minh nặng ký.
Trong số các cuộc gặp song phương, hãng tin Pháp AFP nêu bật các cuộc hội đàm giữa ông Hagel với các đồng nhiệm Philippines, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Indonesia và Malaysia. Đặc biệt nhất là cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người được mời đọc bài diễn văn đề dẫn (keynote speech) ngay buổi tối hôm khai mạc Đối Thoại Shangri-La (31/05/2013).
Hai cuộc hội đàm ba bên rất được chú ý là cuộc họp Mỹ - Nhật – Hàn mà trọng tâm chắc chắn sẽ là hồ sơ Bắc Triều Tiên, và cuộc gặp giữa ông Hagel với hai đồng nhiệm Úc và Nhật, hai thành tố quan trọng trong chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ.
Về chính sách này của Washington, một quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên khẳng định : « Vào năm ngoái, Mỹ đã chia sẻ với khu vực bản hướng dẫn chiến lược mới (của mình). Lần này, trọng tâm thực sự là cho thấy là chiến lược tái cân bằng đang được thực hiện.
Xin nhắc lại là vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Obama đã loan báo một chiến lược mới của Mỹ, chuyển hướng qua vùng Châu Á Thái Bình Dương để ứng phó với đà vươn lên về mặt quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Tại Đối Thoại Shangri-La 2012, người tiền nhiệm của ông Hagel tại Bộ Quốc phòng Mỹ là Leon Panetta đã loan báo quyết định sẽ chuyển dần đa phần lực lượng Hải Quân Mỹ qua vùng Thái Bình Dương. Tuy nhiên với các quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng đáng kể tại Mỹ, nhiều quốc gia châu Á đã tự hỏi là Hoa Kỳ có thể tiếp tục chính sách đó hay không.
Chuyến công du Châu Á lần này của ông Chuck Hagel, với một chương trình rất nặng, được cho là nhằm mục tiêu trấn an khu vực về quyết tâm đi đến cùng của Mỹ, đồng thời thảo luận với các đồng minh về hướng củng cố thêm chiến lược xoay trục đó.
TAGS: CHÂU Á - HOA KỲ - NGOẠI GIAO - QUỐC TẾ - SINGAPORE - THÁI BÌNH DƯƠNG

Cảnh sát Ý bắt 15 triệu sản phẩm nguy hiểm có gốc Trung Quốc

Cảnh sát Ý bắt 15 triệu sản phẩm nguy hiểm có gốc Trung Quốc

Hàng giả và hàng nguy hiểm từ Trung Quốc tràn ngập Châu Âu.
Hàng giả và hàng nguy hiểm từ Trung Quốc tràn ngập Châu Âu.

Trọng Thành
Hôm nay, 28/05/2013, cơ quan thuế vụ và cảnh sát tư pháp Ý bắt giữ được 15 triệu sản phẩm nguy hiểm và giả mạo có nguồn gốc Trung Quốc tại Milan.

Các hàng hóa bị thu giữ thuộc một « trung tâm thương mại » bán sỉ, có cơ sở tại Lacchiarella, thuộc ngoại ô thành phố Milan. Toàn bộ số lượng hàng hóa này được xếp trong 100 kho chứa, với các kệ để hàng dài tới « khoảng 41 km ». Phải cần đến 48 giờ đồng hồ và khoảng 100 cảnh sát mới có thể tiến hành kiểm tra được toàn bộ số hàng này.
Các hàng hóa bao gồm đủ loại : Từ bóng đèn, tông đơ cắt tóc cho đến các loại đồ chơi...
Trong một thông điệp chính thức, cơ quan phụ trách vụ bắt giữ giải thích là « để có một hình ảnh về quy mô của chiến dịch này (mang tên « Trái đất bốc cháy »), ta hãy hình dung một khu đất rộng như 20 sân bóng đá », được chất đầy các hàng hóa thu được. Cảnh sát Ý cũng đưa ra nhận định, vụ bắt giữ này là một đòn nặng giáng vào uy tín của các hàng hóa mang nhãn hiệu "Made in Chine".
Trong vụ án này, có bốn kiều dân Trung Quốc bị điều tra hành chính vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu thụ và bị truy tố hình sự vì các tội « đưa vào thị trường các sản phẩm nguy hiểm » và « bán các sản phẩm công nghiệp với các mẫu mã giả mạo ».
TAGS: KINH TẾ - THEO DÒNG THỜI SỰ - TRUNG QUỐC - TƯ PHÁP - Ý

Tuesday, May 28, 2013

Hà Nội phản đối tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam

Hà Nội phản đối tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam

Chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm tại Hoàng Sa. (DR)
Chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm tại Hoàng Sa. (DR)

Trọng Thành
Ngày 27/05/2013, theo báo chí trong nước, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm phản đối vụ tàu Trung Quốc tấn công gây thiệt hại nặng cho tàu cá Việt Nam hồi tuần trước, trong khi con tàu này đang hoạt động tại vùng quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Tiếp theo vụ tàu Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam hồi cuối tháng 3/2013, vụ tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm suýt chìm mới đây cho thấy căng thẳng tại Biển Đông tiếp diễn, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá từ 16/05 đến 01/08.Về vụ tầu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi – Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công và phản ứng của chính quyền Việt Nam. Sau đây mời quý vị theo dõi phần nhận định của nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngãi.
Nhà báo Thanh Thảo ( Quảng Ngãi )
 
28/05/2013
 
 
TAGS: BIỂN ĐÔNG - CHỦ QUYỀN - TRUNG QUỐC - VIỆT NAM - XUNG ĐỘT

Tin tặc Trung Quốc tấn công tình báo Úc

Tin tặc Trung Quốc tấn công tình báo Úc

Ảnh minh họa các vụ tin tặc
Ảnh minh họa các vụ tin tặc
REUTERS

Mai Vân
Theo truyền thông Úc vào hôm nay, 28/05/2013, toàn bộ bản thiết kế trụ sở mới của cơ quan tình báo Úc, đã bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp. Theo đài truyền hình Úc ABC, trong số tài liệu bị trộm, có cả sơ đồ hệ thống dây cáp thông tin, thiết kế các tầng lầu, cùng vị trí đặt các máy chủ. Cho dù vậy, Canberra vẫn tránh tố cáo đích danh Bắc Kinh.

Trong chương trình phóng sự điều tra mang tên Four Corners (Bốn góc), đài ABC cho biết tin tặc đã tấn công vào một nhà thầu tham gia xây dựng trụ sở mới tạiCanberra của cơ quan tình báo Úc, có tên gọi chính thức là Tổ chức An ninh Tình báo Úc (ASIO). Dấu vết mà các tin tặc để lại, đã dẫn tới một máy chủ đặt tại Trung Quốc. Thời điểm vụ tấn công tuy nhiên không được tiết lộ.
Trích dẫn ý kiến của các chuyên gia về an ninh, đài truyền hình này cho biết là vụ mất cắp thông tin tối mật này làm cho cơ quan tình báo này dễ bị đột nhập, và có lẽ đó là nguyên nhân khiến cho chi phí xây dựng tòa nhà tăng vọt một cách chóng mặt, trong lúc thời hạn khánh thành bị dời lại.
Des Ball, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc cho biết bản thiết kế bị đánh cắp có thể cho biết là căn phòng nào sẽ được dùng cho những cuộc đối thoại tuyệt mật, và cách các thiết bị được gắn vào tường.
Vụ đánh cắp này bị tiết lộ vào dư luận Úc càng ngày càng lo ngại trước các hoạt động tin tặc mà các chuyên gia khẳng định là do chính phủ Trung Quốc tài trợ.
Tuy vây, phát biểu sau khi thông tin trên được công bố, Ngoại trưởng Úc Bob Carr vẫn khẳng định quan hệ hợp tác với Trung Quốc sẽ không bị tổn hại vì vụ việc này. Ông không xác nhận và cũng không phủ nhận thông tin về vụ tấn công tin học.
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan chính phủ Úc bị tin tặc tấn công. Vào năm 2011, máy tính của Thủ tướng, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia đã bị tấn công. Thủ phạm cũng là tin tặc xuất xứ từ Trung Quốc. Bắc Kinh khi ấy đã bác bỏ những cáo buộc, bị họ cho là « vô căn cứ và được đưa ra với ý đồ xấu ».
Vào năm 2012, tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc đã bị cấm đấu thầu dự án mạng viễn thông băng rộng tại Úc, trị giá 35 tỷ đô la, chính vì mối lo ngại tin tặc này.
TAGS: CHÂU Á - QUỐC TẾ - TIN TẶC - TRUNG QUỐC - ÚC

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp tài liệu vũ khí tối mật của Mỹ

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp tài liệu vũ khí tối mật của Mỹ

Ảnh minh họa vũ khí tối tân của Mỹ.
Ảnh minh họa vũ khí tối tân của Mỹ.
U.S. Navy photo

Mai Vân
Theo một báo cáo mật vừa được gởi lên bộ Quốc phòng, hiết kế của hơn 40 hệ thống vũ khí của Mỹ, trong đó có một số thuộc loại tối tân và nhạy cảm nhất đã bị tin tặc Trung Quốc tham khảo. Theo nhật báo Washington Post ngày 28/05/2013, trong số các tài liệu bị tiết lộ, có sơ đồ các hệ thống phòng thủ tên lửa, chiến đấu cơ và chiến hạm.

Bản báo cáo do Uỷ ban Khoa học Quốc phòng Mỹ, một cơ quan tham vấn có uy tín thực hiện cho Lầu năm Góc cùng một số quan chức cao cấp trong chính quyền và trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Trong số các hệ thống vũ khí mà thông tin bị tin tặc đánh cắp, có loại tên lửa Patriot tiên tiến (PAC-3), hệ thống bắn hạ tên lửa đạn đạo tên là THAAD của Lục quân Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân Hoa Kỳ. Các phương tiện này chính là xương sống của màng lưới lá chắn chống tên lửa của Mỹ tại các khu vực Châu Á, Châu Âu và Vịnh Ba Tư.
Ngoài ra còn có các loại chiến đấu cơ hay chiến hạm thiết yếu như máy bay chiến đấu F/A-18, trực thăng Black Hawk và máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng và loại chiến hạm mới LCS, tức là loại tàu cận chiến ở vùng duyên hải, mà 4 chiếc sẽ được triển khai tại Singapore.
Trong danh sách rất dài của các bí mật bị tiết lộ, có cả loại chiến đấu cơ F-35, được coi là phương tiện vũ khí đắt đỏ nhất mà Hoa Kỳ từng chế tạo, với chi phí có thể lên đến 1,4 tỷ đô la.
Báo cáo không nói rõ khi nào và bằng cách nào mà các hệ thống này bị thâm nhập, và các tác giả cũng không trực tiếp vạch mặt Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp thông tin.
Tuy nhiên giới chức cao cấp trong ngành quốc phòng và công nghiệp vũ khí Mỹ đã không ngần ngại tố cáo Bắc Kinh. Theo tờ Washington Post, các giới chức này khẳng định rằng các vụ tin tặc này nằm trong khuôn khổ một chiến dịch gián điệp rộng hơn của Trung Quốc, nhắm vào các nhà thầu cung cấp quốc phòng và các tổ chức chính phủ Mỹ.
Các thông tin đánh cắp được không chỉ giúp Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí riêng, mà còn giúp họ chiếm lợi thế trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự với Mỹ.
TAGS: CHÂU Á - HOA KỲ - QUỐC TẾ - TIN TẶC - TRUNG QUỐC

Sunday, May 26, 2013

Nga thử tàu ngầm thứ hai cho VN

Nga thử tàu ngầm thứ hai cho VN

Cập nhật: 07:19 GMT - thứ ba, 21 tháng 5, 2013
Tàu ngầm của Nga
Thủ tướng Việt Nam thị sát tàu ngầm Hà Nội
Tin cho hay nhà sản xuất Nga đang chạy thử tàu ngầm thứ hai cho Việt Nam để giao hàng hai chiếc trong năm 2013.
Hãng thông tấn Nga Interfax hôm thứ Hai 20/5 đưa tin chiếc tàu ngầm lớp Varshavyanka thứ hai đã được Nhà máy đóng tàu Admiralty tại St Petersburg hạ thủy cho chạy thử.
Hãng này dẫn nguồn giấu tên nói "một ủy ban chuyển giao và thủy thủ đoàn của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) sẽ theo dõi hoạt động của các hệ thống và cơ khí trong thời gian thử nghiệm 40 tiếng đồng hồ dưới biển".
Năm 2009, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký hợp đồng mua bán sáu tàu thủy hạng Kilo.
Interfax nói Nga sẽ giao hàng cho Việt Nam hai chiếc trong năm nay.
Trong chuyến thăm Nga giữa tháng này, ngày 13/5 ông Nguyễn Tấn Dũng đã tới Kaliningrad để thị sát chiếc tàu ngầm đầu tiên mà Việt Nam đã đặt tên là Hà Nội.

Tàu ngầm Hà Nội

Tàu ngầm Kilo sử dụng cả diesel và điện, Nga gọi là lớp Varshanskya Dự án 6363, là tàu ngầm thế hệ thứ ba.
Đây là loại tàu ngầm hiện đại, trên có hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới, thích hợp trong việc trinh sát và tuần tra, nên được mệnh danh là "lỗ đen".
Báo điện tử Chính phủ nói chiếc đầu tiên mang tên Hà Nội đang trong quá trình thử nghiệm trên biển ở gần cảng Svetlyi, thuộc Kaliningrad và đã "thực hiện thành công 23 cuộc lặn kể từ thời điểm thử nghiệm".
Ông Dũng cũng đã thăm hỏi thủy thủ đoàn Việt Nam đang học tập, tập huấn điều khiển tàu ngầm tại Kaliningrad.

Thêm về tin này

Pháp cho tàu tuần tra ghé Hải Phòng

Pháp cho tàu tuần tra ghé Hải Phòng

Cập nhật: 15:36 GMT - chủ nhật, 26 tháng 5, 2013
L'Adroit
Đây là một tàu tuần tra thuộc thế hệ mới nhất của Pháp
Tàu chuyên dụng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Pháp sẽ cập cảng Hải Phòng vào thứ Hai ngày 27/5, trang mạng anneefrancevietnam, tức Năm Pháp ở Việt Nam, cho biết.
Theo đó, tuần tuần tra thuộc họ lớp tàu Gowind, l’Adroit, do Trung tá Luc Regnier chỉ huy, sẽ lưu lại Việt Nam suốt tuần cho đến thứ Bảy ngày 1/6.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Năm Pháp tại Việt Nam trong năm 2013 để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

‘Giới thiệu tàu’

Theo thông tin từ anneefrancevietnam thì đây là một ‘chuyến thăm xã giao’ và ‘giới thiệu với Hải quân nhân dân Việt Nam về con tàu mới này’.
Báo chí trong nước cho biết trong thời gian lưu lại Hải Phòng, các phái đoàn của Bộ Quốc phòng và Cảnh sát biển Việt Nam sẽ lên thăm tàu.
L’Adroit đã dừng chân ở Singapore trước khi ghé Hải Phòng và sẽ đi tiếp từ Hải Phòng đến Jakarta trước khi trở về quân cảng Toulon của Pháp vào ngày 15/7 sau sáu tháng hoạt động ở Ấn Độ Dương.
Trong khoảng thời gian này, nhiệm vụ chính của l’Adroit là chống cướp biển và tuần tra tại vùng đặc quyền kinh tế của Pháp ở phía Nam Ấn Độ.
Tàu tuần tra hiện đại này dài 87 mét, mức choáng nước là 1.500 tấn
L’Adroit có một hệ thống vũ khí chuyên dụng cho việc tuần tra trên biển và cảnh sát biển, bao gồm xuồng cao tốc, trực thăng, thiết bị bay tuần thám không người lái, khí tài tác chiến điện tử, phương tiện liên lạc băng thông rộng được bảo mật và hệ thống hạ thủy siêu nhanh.
Tàu được tự động hóa cao do đó chỉ cần thủy thủ đoàn khoảng 30 người luân phiên nhau để vận hành.
Theo thông tin trên trang mạng của Đại sứ Quán Pháp ở Singapore, l’Adroit được phát triển bằng những công nghệ mới để đón đầu thế hệ chiến hạm trong tương lai.
Tàu có thể thực thi nhiều nhiệm vụ khác nhau: cảnh sát biển, bảo vệ bờ biển, chống cước biển, chống khủng bố trên biển, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường.
Được thiết kế để hoạt động độc lập, tuy nhiên l’Adroit cũng có thểtham gia vào đội hình chiến đấu của hải quân.
Tàu được công ty quốc phòng DCNS của Pháp bỏ tiền ra xây dựng dành cho Hải quân Pháp trong khoảng thời gian ba năm.
Trong khoảng thời gian này, Hải quân Pháp sẽ thử nghiệm các hệ thống máy móc vũ khí trên tàu để DCNS biết được kết quả.
Cũng trong năm nay, các lãnh đạo Pháp và Việt Nam dự kiến sẽ thăm viếng lẫn nhau để kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao và nâng tầm quan hệ hai nước lên ‘đối tác chiến lược’.

Thêm về tin này