Saturday, May 4, 2013

Những Trang Sử Cận Đại


Những Trang Sử Cận Đại:
                
  ♣ Thời điểm 1975  Tháng Ba Ất Dậu: Đói ! ♠ Miền Bắc dưới Xã hội Chủ Nghĩa
  Thời điểm 1954  * Việt Nam Cộng Hòa ♠  Nghiên Cứu LSVN Cận Đại
 ♣ Đời Tị Nạn ♠ Cải Cách Ruộng Đất ♠ Nghiên Cứu Cổ Sử VN
 ♠ Hoàng Sa ...  Cuộc Chiến Việt Trung ♠ Uất Hận Chống Cộng MN
 ♠ Cải Tạo ♠ Tết Mậu Thân 1968  Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
 * Điện Biên Phủ    Vinh Danh Chiến Sĩ  1  2  Tài liệu Anh Văn: Vietfacts.com
 ♠ Tội ác Cộng Sản ♠ Kho Tài liệu  1  2   3  4   Những ngày cuối VNCH
* Biến cố Phật Giáo tại Huế  (1963):   1   2   3   4   5


* Video thẩm vấn Đỗ T. Minh về MT Hoàng Cơ Minh:  VD1 VD 2 - VD 3 - VD 4 - VD 5
***
  Bài Mới:

 Bầu cử tại Mỹ và vấn đề Đông Dương

 ► Cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH
 ► Cuộc Hòa Đàm Paris Hay Một Canh Bạc
  Cuối Tháng 3/75 Tuyến Đầu Thất Thủ
 ► Nhìn Lại Ngày 30/4/1975 (NLTuong)
 ► Ai là tác giả hiệp định Paris
 ► Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập
 ► Trận oanh tạc Linerbacker II cuối năm 1972
 ► Tổng Kết Cuộc Chiến Tranh Việt Nam
 ► Thất bại lớn nhất của Kissinger (TD)
  Ai bắn què chân con hùm xám Nguyễn Ngọc Loan?
  Đôi dòng hồi ức với ngày 19/8 và 2/9 năm 1945
  320 ngàn quân TC tham chiến tại Việt Nam
 VNCH Thiện Chiến, Lẽ Ra Thắng
  Bối Cảnh Quốc Tế Vụ TQ Chiếm Hoàng Sa Năm 1974
  Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam năm 1965 (TDat)
  Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma (Trường Sa) 1988
 Bài cũ: Những Trang Sử Cận Đại: 1  2  3 


Bạn có biết:    Mỹ Từ 1971 Đã Tính Bỏ VN ?

Tiến sĩ Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, bắt tay Thủ Tướng TQ Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 9-7-1971. Kissinger nói là chấp nhận mất VN.

&

WASHINGTON (AP) -- Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger đã lặng lẽ xác nhận với Trung Quốc năm 1972 rằng Mỹ có thể chấp nhận cho cộng sản chiếm Miền Nam Việt Nam nếu điều này xảy ra sau một cuộc rút quân Mỹ -- ngay cả khi cuộc chiến đẩy lui người cộng sản cứ dai dẳng với số người chết tăng vọt.

Đặc sứ này của cố Tổng Thống Richard Nixon đã nói với Thủ Tướng TQ Chu Ân Lai, “Nếu chúng tôi có thể sống với một chính phủ cộng sản tại Trung Quóc, thì chúng tôi có thể chấp nhận như thế tại Đông Dương.”

Tuyên bố thẳng thừng của Kissinger xuất hiện trong một nhóm các hồ sơ từ những năm ông làm ngoại trưởng mới phổ biến hôm Thứ Sáu bởi Văn Khố An Ninh Quốc Gia tại Đại Học George Washington. Sưu tập hồ sơ này lấy từ các tài liệu được dùng tại Văn Khố Quốc Gia của chính phủ Mỹ và lấy xuyên qua các yêu cầu giải mật của nhóm nghiên cứu.

Nhưng Kissinger bày tỏ dè dặt trong cuộc phỏng vấn hôm Thứ Sáu là đừng tìm kết luận dễ dàng từ lời nói của ông hồi 3 thập niên trứơc.

Ông nói, “Một trong các mục tiêu của tôi phải là lấy sự ưng thuận của Trung Quốc vào chính sách chúng ta. Chúng ta đã thành công như thế và rồi khi chúng ta đạt mục tiêu, hoàn cảnh nội địa chúng ta làm cho tình hình không thể giữ gìn được,” khi giải thích về Watergate và hậu quả cú xì căng đan này.

Các tài liệu gồm khoảng 2,100 bản ghi nhớ các cuộc đó6i thoại bí mật của Kissinger với các viên chức cao cấp ngoài nứơc và tại Mỹ từ 1969 tới 1977, khi ông phục vụ dưới triều TT Nixon và TT Gerald Ford với chức cố vấn an ninh qúôc gia, Ngoại Trưởng, và cả hai. Tập hồ sơ gồm hơn 28,000 trang.

Buổi họp với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh ngày 22-6-1972, trong khi Mỹ tăng cường dội bom và thả mìn phong tỏa hải cảng nhằm ngăn chận Quân Bắc Việt khởi đầu từ mùa xuân. Trung Quốc là đồng minh của Bắc Việt, thì chống việc Mỹ phong tỏa, nhưng lại đang tiến trình hòa giải quan hệ với Mỹ.

Kissinger nói với Chu Ân Lai là Mỹ tôn trọng kẻ thù Hà Nội như một “yếu tố thường trực” (permanent factor) và có lẽ là “cá thể mạnh nhất” trong khu vực.

Ông nói, “Và chúng tôi không có lợi gì khi phá hủy họ [Hà Nội] hay ngay cả việc đánh bại họ.”

Ông than phiền là Hà Nội đòi một điều trong thương thuyết mà ông không thể chấp nhận -- là Mỹ phải gạt chính phủ Sài Gòn ra một bên.

Ông nói, “Thế không phải vì bất kỳ chuyện ưa thích cá nhân cụ thể nào vì bất cứ cá nhân nào trong này. Mà bởi vì một quốc gia không có thể bị yêu cầu phải làm hành vi phản bội lớn lao nào như là một nền tảng của chính sách ngoại giao.”

Tuy nhiên, Kissinger vẽ sơ ra kịch bản mà Cộng Sản có thể chiến thắng.

Trong khi Mỹ không có thể làm điều đó xảy ra, ông nói, “Nếu, như là một kết quả của chuyển hóa lịch sử mà nó sẽ xảy ra trong một thời gian, nếu chúng tôi có thể sống với 1 chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận như thế ở Đông Dương.”

Khi Chu Ân Lai hỏi tới, thì Kissinger xác nhận là việc cộng sản chiếm bằng vũ lực có thể chấp nhận được, nếu chuyện naỳ xảy ra đủ lâu sau khi Mỹ rút quân.

No comments:

Post a Comment