Sunday, May 5, 2013

Tranh Chấp Biển Đông


Tranh Chấp Biển Đông
Chủ Trương & Kỹ Thuật: Nguyễn Mạnh Trí

Chào Mừng Quý Khách
TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

VIỆT NAM: CHIẾN LƯỢC ĐỀ NGHỊ


Trong những năm cuối cùng của thập niên 60, HK đã để lộ ý định muốn chấm dứt cuộc chiến VN và quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ-Liên Sô-Trung Quốc bước vào một ngả rẽ. Liên Sô để rỏ ý định muốn bành trướng ảnh hưởng của mình trong vùng Đông Nam Á mà miền Bắc là đồng minh đắc lực nhất. HK bắt đầu chính sách hòa giải tạm thời với TQ để đối đầu với Liên Sô. TQ đã để lộ ý định không muốn thấy một nước VN thống nhất vì dù rằng dưới chế độ nào, một nước VN thống nhất sẽ là chướng ngại vật đầu tiên ngăn cản âm mưu bành trướng xuống phía Nam của mình. Đầu năm 1974, TQ chiếm các đảo trong nhóm Nguyệt Thiềm trong quần đảo Hoàng Sa do Hải Quân VNCH trấn giữ. HK đã làm ngơ trước hành động của TQ.

Sau năm 1975, TQ bắt đầu tăng cường sự hiện diện của mình tại Campuchia. Chỉ trong 4 năm, TQ đã tăng cường số cố vấn quân sự lên đến 20,000 người. VN, với sự giúp đỡ của Liên Sô, đã quyết định đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot dù phải trả một giá rất đắt với sự lên  án  và  chế tài của cộng đồng quốc tế trong gần cả thập niên. Trận  chiến  biên  giới  giữa TQ-VN xảy ra sau đó với  cao điểm  năm 1979 và tiếp tục kéo  dài trong những  năm kế tiếp trên  bình  diện  nhỏ hơn. Sự rút lui của HK đã để lại một khoảng trống trong vùng Đông Nam Á. Với sự đầu tư ồ ạt của các quốc gia Tây Phương, lợi dụng giá nhân công rẻ mạt, TQ bắt đầu kế hoạch tăng trưởng kinh tế và canh tân quân sự của mình. Năm 1988, TQ chiếm 6 bãi đá ngầm thuộc nhóm đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) phía Tây  Trường  Sa sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi với hải quân Cộng Sản VN. Sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và việc HK sa lầy trong 2 cuộc chiến  tại Iraq và Afghanistan càng giúp TQ rảnh tay trong chiến lược phát triển và bành trướng về phía Nam của mình. Năm 1995, TQ chiếm bãi đá ngầm thuộc nhóm đá Vành Khăn (Mischief Reef) phía đông Trường Sa của Philippines. Cuối năm 2008,  chính quyền của Tổng Thống Bush đã trả giá cho những sự sai lầm trong 8 năm cầm quyền của mình bằng sự thất bại rõ ràng trước đảng Dân Chủ do Tổng Thống Obama lãnh đạo.

Năm 2009, TQ bắt đầu chọn một thái độ mạnh bạo và hung hăng hơn trong vùng Biển Đông vừa để chứng tỏ sức mạnh của mình cũng như thăm dò phản ứng của HK. Sự rút lui một phần tại Iraq để tập trung hoạt động tại Afghanistan đã giúp HK có thì giờ giải quyết các điểm nóng trên thế giới. Chính phủ Obama đang tỏ ra vừa cứng rắn vừa thận trọng trong vấn đề liên hệ với TQ. Cuộc điều trần mới đây tại Thượng Viện Hoa Kỳ và chuyến viếng thăm của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Thái Lan đã cho thấy sự chuyển hướng trong chính sách ngoại giao và đánh dấu sự trở lại của HK trong vùng Đông Nam Á.

CHƯƠNG I: NHẬN ĐỊNH

Bài này dựa theo sự hiểu biết cá nhân và những điều ghi nhận được khi tôi làm việc ở Hà Nội trong hai năm 1996-1997. Trong thời gian này, dù rằng ảnh hưởng của khối thân TQ tại Hà Nội còn khá mạnh nhưng HK và VN cũng đã đạt được những bước đầu trong quan hệ chiến lược giữa hai nước. HK, với những kinh nghiệm học hỏi được trong cuộc chiến VN, đã rất thận trọng và tế nhị trong mối liên hệ với VN. HK đã đề nghị một lộ trình để tùy VN chọn lựa. Trong nhiều trường hợp, HK đã để cho VN chủ động trong việc đi những bước kế tiếp. Những điều này được xác nhận bằng các sự kiện tuần tự xảy ra trong những năm sau đó. Với sự hiểu biết hạn hẹp cá nhân, chúng tôi không ở trong vị thế để biết được chi tiết những thỏa thuận chiến lược giữa VN và HK nhưng những gì đã và đang xảy ra cho thấy âm mưu bành trướng của TQ cũng như nỗ lực của VN trong cố  gắng bảo vệ quyền lợi chiến lược và sự sống còn của mình.

TQ đang phát triển toàn diện về mọi lãnh vực bất chấp đến ảnh hưởng và sự tương quan đến các quốc gia trong vùng (quân sự ở Biển Đông, các đập trên sông Cửu Long v.v..) cũng như các quốc gia trong vùng Đông và Nam Á. HK và các quốc gia trong vùng  không thể ngăn cản TQ làm những điều này. Điều còn lại là các nước này có biện pháp đối trọng như thế nào. 
    
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA VIỆT NAM

CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

TQ, với dân số 1 tỷ rưỡi người và nguồn lợi nhuận khổng lồ như là trung tâm sản xuất hàng hóa cho cả thế giới, đã không giấu giếm ý định của họ để trở thành cường quốc số 1 tại Á Châu và trong tương lai gần, có thể cạnh tranh ngang ngửa với HK. Trong nỗ lực đó, TQ đã canh tân và phát triển quân lực của mình, nhất là Hải Quân với tốc độ chóng mặt. Ngân sách quốc phòng năm 2010 của TQ khoảng 78 tỷ Mỹ Kim nhưng thực tế có thể gấp 2, 3 lần. Những diễn biến trong thời gian gần đây cho thấy Biển Ðông đang vượt qua vấn đề Ðài Loan, Tây Tạng và Tân Cương để trở thành ưu tiên số một của Trung Quốc. Chiến lược biển Đông của TQ có thể tóm tắt trong những lãnh vực: 

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifVẻ lại bản đồ “lưỡi bò” trong đó mọi khu vực của Biển Đông đều trực thuộc TQ. Áp đặt những luật lệ trong những khu vực mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ. Thách thức HK để xác nhận chủ quyền của mình. Hai vụ xảy ra với tàu Impeccable và John McCain của HK đã nói lên chủ tâm của TQ. Tháng 7-2010, hãng tin Nhật Bản Kyodo xác nhận Trung Quốc đã chính thức thông báo với Hoa Kỳ rằng Biển Đông đã trở thành một trong các "quan tâm chủ chốt" của nước này, bên cạnh Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifPhát triển nhanh Hạm Đội Nam Hải, nhất là lực lượng tàu ngầm để có thể đối đầu với Hải Quân HK và các quốc gia trong vùng. Căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam là điểm xuất phát của hạm đội này. Mục đích của TQ là phá vỡ các chốt chặn trên đường tiến ra Thái Bình Dương của hạm đội TQ.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifDùng sự hiện diện đông đảo của các lực lượng Hải Quân và Tuần Duyên tại đảo Hải Nam và Hoàng Sa để dọa nạt, sách nhiễu, bắt giữ và tông chìm các tàu đánh cá Việt Nam hoạt động trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam. Nếu không có phản ứng quyết liệt từ các quốc gia liên hệ, chiến thuật này cũng sẽ được áp dụng tại Trường Sa. Trung Quốc đang cấp tốc hoàn thành hải đoàn đặc nhiệm Hàng Không Mẫu Hạm mà mục tiêu đầu tiên chắc  chắn là các vị trí đóng quân của Việt Nam tại Trường Sa cũng như các dàn khoan trên thềm lục địa phía Ðông Nam Việt Nam.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifDùng áp lực kinh tế để ngăn cản không cho Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác với VN trong việc khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Việc áp lực 3 công ty BP của Anh, ONGC của Ấn Độ và ExxonMobil của HK trong thời gian vừa qua đã nói lên ý định của họ.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifDùng chiến thuật xé lẻ, hăm dọa các quốc gia ASEAN để lấn chiếm khu vực Biển Ðông

http://www.tranhchapbiendong.com/images/Bien_Dong-3.jpg
Bản đồ “lưỡi bò” của Trung Quốc.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA VIỆT NAM

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifQuốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề Biển Ðông. Việc VN nộp hồ sơ chung với Malaysia trong thời gian gần đây là một hành động khôn khéo vì TQ nhiều lần chỉ muốn đàm phán song phương và luôn luôn tránh đàm phán đa phương trong khu vực. Đưa vấn đề lãnh hải ra tòa án quốc tế cũng là một sự lựa chọn cần thiết.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifYêu cầu HK và các quốc gia liên hệ tỏ thái độ rõ ràng trong việc tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN cũng như các công ước Quốc Tế. Hải  quân HK cũng như các nước khác trong vùng như Nga Sô, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ v.v.. cần chứng tỏ cho TQ thấy rằng vùng ranh giới “lưỡi bò” không có tính cách pháp lý.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifCố gắng tập trung các tàu đánh cá VN lại với nhau để có thể dễ dàng nhận dạng các tàu lạ và giúp đỡ lẫn nhau. Việc HK gởi chiến hạm đến các vùng có ngư dân VN đang hoạt động cũng là điều cần nghĩ đến.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHợp tác chiến lược về dầu khí với các quốc gia hay công ty không bị áp lực với TQ. VN có thể thỏa thuận với Nga Sô về vấn đề khai thác dầu khí. Nga Sô không có những quyền lợi đầu tư  tại TQ lại là nguồn cung cấp dầu khí và vũ khí mà TQ đang cần đến, chắc chắn ít bị áp lực hơn các công ty Tây Phương.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifThiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia Đồng Minh như Nga Sô, Nhật Bản, Ấn Độ, Đại Hàn v.v.. Quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ là mục tiêu tối hậu vào thời điểm thích hợp.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifTăng cường việc phòng thủ tại Trường Sa cũng như các dàn khoan trên thềm lục địa phía Ðông Nam Việt Nam để đề phòng một cuộc hành quân đổ bộ có thể xảy ra khi Trung Quốc cảm thấy họ có thể thi hành ý định của mình mà không gặp phải phản ứng của các cường quốc trong vùng.

Trong năm 2011, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực về phương diện ngoại giao, kinh tế và quốc phòng để cố gắng giải quyết vấn đề Biển Ðông: 

(1) Đã tìm cách công khai hóa và đa phương hóa vấn đề Biển Đông. Dùng các cuộc hội thảo và các diễn đàn đa phương để tìm kiếm giải pháp hòa bình.
(2) Ðã tìm những thế liên minh để đối trọng với Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam đã ký quan hệ hợp tác chiến lược với 8 quốc gia mà Anh Quốc là nước mới nhất. Việt  Nam đang thương thuyết  với  Hoa Kỳ  để “định rõ điều khoản quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước”.
(3) Tăng cường khả năng phòng thủ bằng các chuyến viếng thăm và một loạt thương vụ mua bán vũ khí với Nga Sô, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Ðại Hàn và Do Thái.

Qua năm 2013, những điểm mà Việt Nam cần chú ý theo dõi để biết là tình hình Biển Đông biến chuyển tích cực hay là tiêu cực:

(1) Theo dõi những chuyển động trong chính sách của Mỹ để chung quyết quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
(2) Chặc chẻ theo dõi xem thái độ của Trung Quốc để có những hành động thích hợp.
(3) Xem khả năng đoàn kết của ASEAN và tiến bộ trong việc soạn thảo luật ứng xử ở Biển Đông (COC: Code of Conduct).

TÀI LIỆU THAM KHẢO (XXX-MMDDYY-XXX-TQ-XXXX)

2013

1. ITN-011613-VN-TQ-Suc manh cua Viet Nam.doc: Các bài viết về sức mạnh của Việt Nam.

2012

1. RFI-010311-VN-TQ-Dan VN lac quan.doc: Thăm dò do viện BVA của Pháp thực hiện cuối năm 2010 tại hơn 50 quốc gia, đứng đầu nhóm 10 nước lạc quan nhất thế giới là Việt Nam.
2. RFA-033011-VN-TQ-Nghien cuu Bien Dong.doc: Các bản tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu Biển Ðông.
3. ITN-060511-VN-TQ-Bao ve Bien Dong.doc: Các bài viết về phương thức bảo vệ Biển Ðông.
4. ITN-082712-VN-TQ-Suc manh cua Viet Nam.doc: Các bài viết về sức mạnh của Việt Nam.

CHƯƠNG III: KINH TẾ & KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifĐầu tư: Trung Quốc, sau hơn 40 năm phát triển không ngừng, đã trở thành cường quốc trên thế giới. Mức sống của dân chúng TQ đã đạt được mức độ trung bình nhưng cũng vì vậy mà tính cách cạnh tranh về giá nhân công rẽ so với các quốc gia Á Châu đã giảm đi. Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Liên Âu có khuynh hướng chuyển đầu tư từ TQ qua các nước Á Châu khác hay chuyển một số ngành sản xuất trở về nội địa. VN nên nhân cơ hội này, tiếp tục cải tiến hạ tầng cơ sở cũng như hành chánh và luật pháp để giảm nạn tham nhũng, tạo môi trường thông thoáng để hấp dẫn thêm đầu tư.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifTiếp tục phát triển các lãnh vực kinh tế mũi nhọn (nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, đóng tàu v.v..). Việt Nam cần để ý thêm các khía cạnh sau:
    -http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifPhát triển bền vững khu vực hạ lưu sông Cửu Long. Để đối trọng với TQ xây hàng loạt các đập thủy điện trên vùng thược lưu sông Cửu Long, VN cần phối hợp với Campuchia, kêu gọi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, các quốc gia giàu có vùng Trung Đông để nạo vét và trồng cây xung quanh biển Hồ để tăng năng lượng sản xuất lúa gạo bán lại cho vùng Trung Đông.
    -http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHọc hỏi kế hoạch đê điều của Hòa Lan để chống ngập mặn dọc theo vùng duyên hải đồng bằng sông Cửu Long.
    -http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifNâng cấp xa lộ xuyên Trường Sơn cũng như hành lang kinh tế Đông-Tây từ miền Đông Bắc Thái Lan, qua Lào và Đà Nẳng để giúp phát triển miền Trung.
    -http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifDự trù vào 2015 kỹ nghệ đóng tàu của VN sẽ đứng thứ 5 trên thế giới sau Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản, Đại Hàn, tập trung vào lãnh vực đóng tàu hạng nhỏ và trung. Những kinh nghiệm về đóng thương thuyền cũng có thể áp dụng vào việc đóng các chiến hạm. 
   -http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifPhát triển kỹ nghệ quốc phòng cũng phải tiến hành song song với các ngành khác. Cố gắng này nên tiến hành theo từng giai đoàn phối hợp với các đại công ty của Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và Ðại Hàn. Dự án chuẩn bị xây dựng khu công nghiệp hàng không tại thành phố Đà Nẵng của tập đoàn Hàng không Vũ trụ và Phòng thủ châu Âu (EADS) cùng các công ty Airbus và Korea Aerospace Industries vào tháng 6-2010 là một trong những bước đầu cần thiết.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifCố gắng giảm mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn để tạo sự quân bình xã hội. VN với dân số 85 triệu người mà 2/3 sinh sau 1975 dễ thi hành việc phát triển đồng đều hơn TQ với 1.5 tỷ dân. Nếu được phát triển liên tục, đến năm 2020, hy vọng VN sẽ có mức sống tương đương với Đài Loan.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifKiều hối từ Việt Kiều hải ngoại cũng như chuyên viên và nhân công đi lao động nước ngoài đã đem về cho VN khoảng gần 10 tỷ Dollars mỗi năm. Ngoài ra, kinh nghiệm về điều hành cũng như kỹ thuật mà họ học hỏi được sẽ giúp tăng cường khả năng hiểu biết của lực lượng lao động khi họ về nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (XXX-MMDDYY-XXX-KT-XXXX)

2013

1. ITN-010513-VN-KH-Cong nghe Vu tru Viet Nam.doc: Các bản tin về Công nghệ Vũ trụ Việt Nam.
2. ITN-011513-VN-KT-Ky nghe det may Viet Nam.doc: Các bản tin về kỹ nghệ dệt may Việt Nam.
3. ITN-012713-VN-KT-Du lich Viet Nam.doc: Các bản tin về kỹ nghệ du lịch Việt Nam.
4. ITN-022813-VN-KT-Ky nghe dien hat nhan VN.doc: Các bản tin cập  nhật về dự án xây các nhà máy điện nguyên tử của Việt Nam. 
5. ITN-031313-VN-KT-Thuong hieu Viet Nam.doc: Các bản tin về thương hiệu Việt Nam.
6. ITN-040513-VN-KT-Casino tai Viet Nam.doc: Các bản tin về việc mở Casino tại Việt Nam.
7. ITN-041313-VN-KT-Kinh te-Tai chanh Viet Nam.doc: Các bản tin về kinh tế - tài chánh Việt Nam.
8. ITN-041813-VN-KT-Dau khi Viet Nam.doc: Các bản tin về ngành dầu khí Việt Nam.
9. ITN-042513-VN-KT-Dau tu song phuong.doc: Các bản tin liên quan đến đầu tư song phương VN.
10. ITN-043013-VN-KT-Xuat nhap khau VN.doc: Các bản tin về xuất nhập khẩu Việt Nam.

2012

1. ITN-020912-VN-KT-Bien Dong va nganh hai san VN.doc: Các bản tin liên quan đến tình hình Biển Ðông và ảnh hưởng đến ngành hải sản Việt Nam.
2. ITN-021812-VN-KH-Khoa hoc-Giao duc Viet Nam.doc: Các bản tin về lãnh vực khoa học - giáo dục Việt Nam.
3. ITN-040612-VN-KT-Vinashin.doc: Các bản tin cập  nhật về việc hãng Vinashin phải tái cơ cấu vì thua lỗ nặng.
4. ITN-061812-VN-KT-Nguyen lieu dat hiem tai VN.doc: Các bản tin về đất hiếm tại Việt Nam và triển vọng các thỏa thuận với Nhật Bản.
5. ITN-062412-VN-KT-Lam phat tai Viet Nam.doc: Các bản tin về lạm phát tại Việt Nam.
6. ITN-102412-VN-KT-Ca phe Viet Nam.doc: Các bản tin về cà phê Việt Nam.
7. ITN-111112-VN-KT-Nang luong dien hat nhan Duc-Phap.doc: Các bản tin về hai quan điểm đối nghịch trong việc xử dụng năng lượng hạt nhân của Đức và Pháp.
8. ITN-111412-VN-KT-Thuy san Viet Nam.doc: Các bản tin về thủy sản Việt Nam.
9. ITN-111712-VN-KT-Hop tac kinh te My-Viet.doc: Các bản tin về hợp tác kinh tế Mỹ-Việt.
10. ITN-120412-VN-KT-Nong-lam nghiep Viet Nam.doc: Các bản tin về nông-lâm nghiệp Việt Nam.'
11. ITN-121812-VN-MT-Viet Nam va Moi Truong.doc: Các bản tin liên quan đến lãnh vực môi trường tại Việt Nam.

CHƯƠNG IV: CHÍNH TRỊ & VĂN HÓA & XÃ HỘI 

VN, trong lịch sử hơn 1000 năm chống xâm lược phương Bắc, luôn luôn ở vào thế yếu nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù mạnh hơn gấp bội. Vũ khí tối thượng của dân tộc Việt là lòng đoàn kết và sự hy sinh.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifDân chủ hóa: Ông Ivan Shai, trong một bài viết hiếm hoi đăng trên báo South China Morning Post đã viết về quá trình cải cách chính trị tại VN. Trong khi Bắc Kinh cải cách kinh tế trước, thì Hà Nội lại nổ lực cải cách chính trị sớm hơn. Trong khá nhiều khía cạnh, VN đã đi trước TQ khá xa trong lãnh vực này. Dù rằng VN cần ổn định để phát triển, tiến trình dân chủ hóa tại VN không còn là một xa xỉ phẩm mà là một nhu cầu cấp bách song song với việc phát triển kinh tế, ngoại giao và quốc phòng. Nhật Bản và Đại Hàn là hai khuôn mẫu mà VN cần học hỏi. Việt Nam phải dùng “dân chủ hóa” như là một vũ khí chiến lược để đối trọng với Trung Quốc. Một nước VN dân chủ sẽ là cản lực mà TQ phải e dè. Ba mươi năm trước, ông Ðặng Tiểu Bình quyết định “dạy Việt Nam một bài học”. Nay, đang có ý kiến cho rằng chính TQ có thể học hỏi đôi điều từ quá trình cải cách của người láng giềng phương Nam. Trong gia đình nhỏ bé của các quốc gia XHCN Á châu, VN luôn đóng vai trò đàn em về cả kinh tế và quân sự đối với TQ. Thế nhưng một số học giả và nhà phân tích TQ nói nay đã tới lúc Bắc Kinh nên theo gương Hà Nội trong việc thúc đẩy thay đổi về chính trị. Cả hai nước VN và TQ, với một nền dân chủ, dù rằng không hoàn toàn, có thể giúp giảm áp lực quân sự trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifVai trò của tôn giáo: Dùng sự giúp đỡ của Phật Giáo và Công Giáo để tổ chức những buổi thảo luận những vấn đề liên quan đến Biển Đông thay vì để cho dân chúng biểu tình. Công Giáo, với hơn 8 triệu tín đồ tại VN, với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, có thể giúp chính quyền VN trong việc nói lên quyết tâm của nhân dân trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ của mình. Quá trình bình thường hóa giữa Vatican và VN đang tiến triển cho dù chậm chạp. Hai bên đã tiến hành hơn 12 vòng đàm phán trong thời gian qua và thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Giáo Hoàng năm 2007. Hà Nội cho phép Vatican cùng quyết định bổ nhiệm linh mục. Tới nay Bắc Kinh vẫn tiên quyết làm công việc đó một mình. Năm ngoái, Hồng Y Zen Ze-kiun tại Hong Kong phát biểu rằng mô hình VN “khá tốt”. Chủ tịch nước Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết vừa gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Tòa Thánh Vatican ngày 11/12/2009. Sau đó Tòa Thánh Vatican ra thông báo mô tả cuộc gặp gở là “bước tiến đáng kể” trong hợp tác giữa VN và Vatican. “Đức giáo hoàng bày tỏ sự hài lòng với chuyến thăm, một bước tiến đáng kể trong tiến trình quan hệ song phương, và bày tỏ hi vọng các vấn đề tồn tại có thể được giải quyết càng sớm càng tốt”. Ngày 27 tháng 6 năm 2010, nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican kết thúc tại La Mã, Đức Giáo hoàng Benedict XVI sẽ bổ nhiệm đại diện không thường trực ở Việt Nam, bước tiến tới trong quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Bắc Kinh luôn luôn giữ im lặng trước các diễn biến trong quan hệ VN-Vatican tuy có lẽ cho rằng các thay đổi trong quan hệ này đều sẽ có ảnh hưởng tới TQ. VN không có lý do gì phải chờ TQ trong nỗ lực riêng của mình.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifVai trò của Việt Kiều: Hơn 3 triệu Việt Kiều ở hải ngoại có thể đóng góp rất nhiều để nói lên thái độ bá quyền của TQ; tuy nhiên, giữa Việt Kiều hải ngoại và chính quyền VN vẫn có một khoảng cách nhất là vấn đề nhân quyền, tôn giáo và thái độ đối với TQ. Nhà cầm quyền VN có thể chọn 2 đường đi: tích cực và tiêu cực. Hành động tích cực có thể kể như sự xin lỗi nhân dân miền Nam và QLVNCH về những khổ nhục mà họ phải chịu đựng sau năm 75, đưa nghĩa trang Biên Hòa thành di tích quốc gia, trả lại tên củ cho Sài Gòn v.v.. Với tính tình khó thay đổi của người Á Đông cũng như sự cao ngạo của giai cấp cầm quyền, những điều này rất khó đối với chính quyền VN nhưng không phải là không làm được. Hành động tiêu cực là không làm gì hết cho đến khi thế hệ 50 tuổi trở lên, trong cũng như ngoài nước, chết đi thì thế hệ trẻ sẽ không có những vấn đề mà những người lớn tuổi mang nặng trong lòng.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifThái độ của chính quyền VN: Những người dân thường, trong và ngoài nước, ít khi thấy được những cố gắng chiến lược mà chính phủ VN áp dụng khi phải đối đầu với người láng giềng khổng lồ trong vấn đề biển Đông. Họ chỉ thấy được sự cao ngạo của TQ và thái độ nhún nhường đến sợ sệt của nhà cầm quyền VN. Trong khi TQ đã để cho những nhóm quá khích lên mạng cổ võ đề nghị tấn công VN thì nhà cầm quyền VN lại đàn áp dân chúng biểu tình chống hành động xâm lăng của TQ cũng như bắt giam các nhà trí thức muốn nói lên ý kiến của mình. Khôn ngoan và nhân nhượng trong chính sách ngoại giao không thể đồng nghĩa với hèn yếu. Nhà cầm quyền VN cần thay đổi hình ảnh này trước công luận Quốc Tế cũng như nhân dân VN và Việt Kiều hải ngoại. Các người lãnh đạo VN cần học hỏi phương thức mà chính quyền và dân chúng Nhật Bản hành xử đối với Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku (Ðiếu Ngư) trong thời gian gần đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (XXX-MMDDYY-XXX-CT-XXXX)

2013

1. ITN-012413-VN-VH-Nguoi ngoai quoc tren dat Viet.doc: Các bài viết về người ngoại quốc trên đất Việt.
2. ITN-020513-VN-CT-Nguyen Ba Thanh.doc: Các bài viết về vai trò của ông Nguyễn Bá Thanh.
3. ITN-021913-VN-CT-Tinh than dan toc.doc: Các bản tin & bài viết liên quan đến tinh thần dân chúng trong nước và người Việt Nam hải ngoại trong liên hệ đối với Trung Quốc.
4. ITN-022213-VN-CT-Ben thang cuoc.doc: Các bài viết về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà văn Huy Đức.
5. ITN-022313-VN-VH-Mon an Viet Nam.doc: Các bài viết về món ăn Việt.
6. ITN-022313-VN-XH-Hanh trinh xuyen Viet.doc: Các bài viết về các địa danh đặc biệt tại Việt Nam.
7. ITN-032113-VN-VH-Tin hoc tai Viet Nam.doc: Các bài viết về tin học tại Việt Nam.
8. ITN-040513-VN-XH-Nguoi Viet khap nam chau.doc: Các bài viết về người Việt tại khắp năm châu.
9. ITN-041013-VN-CT-Thanh pho Da Nang.doc: Các bản tin về thành phố Ðà Nẵng.
10. ITN-043013-VN-CT-Chinh tri Viet Nam.doc: Các bài viết về Chính trị Việt Nam.
11. ITN-050313-VN-CT-Hoa giai dan toc.doc: Các bản tin liên quan đến vấn đề hòa giải dân tộc.

2012


2. ITN-040912-VN-CT-Tong bi thu Le Duan.doc: Các bài viết về Tổng bí thư Lê Duẫn.
3. ITN-081912-VN-CT-Nhung khuon mat trong nuoc.doc: Các bài viết về những khuôn mặt trong đảng Cộng Sản Việt Nam.
4. ITN-102212-VN-CT-Internet tai Viet Nam.doc: Các bản tin về Internet tại Việt Nam.
5. ITN-121612-VN-CT-Bieu tinh chong xam lang.doc: Các bản tin & bài viết liên quan đến các cuộc biểu tình trong và ngoài nước để phản đối hành vi xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.

CHƯƠNG V: NGOẠI GIAO

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHoa Kỳ: Về phương diện ngoại giao, HK luôn luôn tuyên bố đứng trung lập trong việc tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia khác nhưng cũng yêu cầu các quốc gia liên hệ tự chế và tuân theo các công ước quốc tế. TQ chắc cũng thừa đủ thông minh để hiểu được lập trường của HK. Quan hệ giữa HK và VN là quan hệ chiến lược dù rằng bề ngoài HK không muốn để lộ ra điều này. HK, với những kinh nghiệm học hỏi được trong cuộc chiến VN, đã rất thận trọng và tế nhị trong mối liên hệ với VN. HK đã đề nghị một lộ trình để tùy VN chọn lựa. Trong nhiều trường hợp, HK đã để cho VN chủ động trong việc đi những bước kế tiếp. VN cũng phải chứng tỏ vị thế và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình để có những quyết định hợp lý đúng lúc. HK là một nước thực dụng, không có bạn thù vĩnh viễn, VN cần để ý điều này.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifTrung Quốc: Ngoài vấn đề thương mãi, VN cần phát triển trao đổi văn hóa và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa VN và TQ. Từ ngàn năm nay, văn hóa Việt bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa TQ, nhưng chiều ảnh hưởng ngược lại thì dường như không có. Điều này rất bất lợi cho VN vì theo lập luận của chủ nghĩa tự do, công luận trong và ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và hành động của các quốc gia. Khi hai dân tộc không hiểu nhau, sự thù nghịch càng trở nên gay gắt. Và sự lấn áp về quân sự của Bắc Kinh càng được công luận trong nước ủng hộ. Bất cứ một hành động quân sự nào, thắng hay bại, cũng đều tạo ra mất mát về con người và của cải, nên người dân thường không ủng hộ chiến tranh. Nhưng nếu sự thù nghịch dân tộc lên đến đỉnh điểm, người ta sẽ không ngại mất mát và ủng hộ đến cùng. Vì vậy chúng ta phải cố gắng tạo ra sự thông cảm về văn hóa để tạo một công luận thân thiện với VN và giảm thiểu sự thù nghịch giữa Hán tộc và Việt tộc. Việc trao đổi văn hóa theo chiều VN sang TQ khó xảy ra trong thời phong kiến vì TQ coi thường VN là nhược tiểu. Nhưng ngày nay, khoa học hiện đại không phân biệt nước lớn hay nhỏ mà là sở học của mỗi học giả tham gia hội thảo. Tinh thần nghiên cứu khoa học không còn phụ thuộc vào dân tộc mà tính trung thực và chất lượng nghiên cứu. Vẫn có nhiều khoa học gia TQ tôn trọng sự trung thực, và đây chính là đối tượng chúng ta cần tìm và cùng tham khảo khoa học một cách chân thành. Tinh thần khoa học sẽ là chiếc cầu nối cho học giả hai bên cùng nhau trao đổi, học hỏi, và kết tình thân hữu. Đây là chất xúc tác cho một mối quan hệ thật sự tốt đẹp và lành mạnh giữa hai dân tộc Việt và Hán.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifAsean: Trong năm 2011, các quốc gia ASEAN, tương đối có thái độ cương quyết hơn trước sự lấn sân của Trung Quốc. Tuy nhiên trên nhiều khía cạnh, ASEAN vẫn là một tổ hợp lỏng lẻo. Campuchia, Lào và Miến Ðiện đặt quyền lợi của nước mình với Trung Quốc bất chấp thái độ gây hấn về vấn đề Biển Ðông với các nước khác trong vùng. Thái Lan đặt quyền lợi thủy điện tại Lào bất chấp thiệt hại cho Campuchia và Việt Nam. Các nước ASEAN phải có một tầm nhìn chiến lược để phát triển và tồn tại trong hòa bình với Trung Quốc. Điều này đòi hỏi giới lãnh đạo trong khối có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang. 
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifCampuchia và Lào: Sự gắn bó không thể thiếu giữa Campuchia, Lào và VN cần phải luôn luôn giữ gìn. TQ luôn tranh giành ảnh hưởng với hai nước này nên chúng ta không thể sao lãng. VN và Campuchia, Lào luôn luôn ở trong thế “môi hở răng lạnh”. Bắc Kinh mà khống chế hai nước này hoặc Biển Đông thì chúng ta không thể nào giữ yên bờ cõi được nữa. Quan hệ với Campuchia và Lào phải đặt trong bối cảnh an ninh cho toàn vùng Ðông Nam Á bao gồm mọi phương diện từ kinh tế, thương mãi, quân sự, văn hóa để chống lại sự xâm nhập của TQ. Ðiều này phải tính luôn cả việc Trung Quốc xây các đập ở thượng nguồn sông Mê Kông như là một vũ khí chiến lược ảnh hưởng đến sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Campuchia và Lào, vì quyền lợi của họ, sẵn sàng nhận những giúp đỡ và đầu tư từ Trung Quốc. Việt Nam, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, phải làm mọi cách đừng để hai nước láng giềng lọt vào quỹ đạo của Trung Quốc.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifCác nước có quyền lợi trong vùng: Các cường quốc trên thế giới như  Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, các quốc gia Liên Âu đều có quyền lợi chiến lược về quân sự và kinh tế trong vùng Biển Đông, do đó VN phải có quan hệ tốt đẹp với những cường quốc này. Khi họ phản ứng hành động của TQ để bảo vệ cho quyền lợi của họ, VN cũng được phần lợi trong đó. Cho đến cuối năm 2011, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ chiến lược với 8 cường quốc mà Anh Quốc là nước mới nhất. Liên Âu cũng là một thực lực có thể giúp đở Việt Nam trong vấn đề Biển Ðông và phát triển kinh tế và quốc phòng. 
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifLiên Hiệp Quốc: VN, với tư cách thành viên không thường trực của hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có thể đưa vấn đề Biển Đông ra trước tòa án Quốc Tế. TQ, với tư cách là thành viên thường trực sẽ dùng quyền phủ quyết nhưng điều này sẽ giảm uy tín của TQ trên chính trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (XXX-MMDDYY-XXX-NG-XXXX)

2013

1. ITN-022613-VN-NG-Vi the Viet Nam.doc: Các bản tin về vị thế của Việt Nam trên thế giới.
2. ITN-030213-VN-NG-Quan he Viet-Uc.doc: Các bản tin về quan hệ giữa Việt Nam và Úc Đại Lợi.
3. ITN-031413-VN-CT-Quan he VN-Vatican.doc: Các bản tin  về quan hệ Việt Nam – Vatican.
4. ITN-032013-VN-NG-Quan he Viet-Nga.doc: Các bản tin về quan hệ giữa Việt Nam và Nga Sô.
5. ITN-032813-VN-NG-Quan he VN-Lien Au.doc: Các bản tin  về quan hệ Việt Nam – Liên Âu.
6. ITN-041513-VN-NG-Quan he Viet-Nhat.doc: Các bản tin về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản.
7. ITN-041813-VN-NG-Doi tac chien luoc VN-Quoc te.doc: Các bản tin liên quan đến các hiệp định chiến lược quốc tế.
8. ITN-042413-VN-NG-Quan he Viet-Trung.doc: Các bản tin về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc 
9. ITN-050113-VN-NG-Quan he Viet-My.doc: Các bản tin về quan hệ Việt-Mỹ.

2012

1. ITN-082512-VN-NG-Ngoai giao Viet Nam.doc: Các bản tin về  hoạt  động ngoại giao Việt Nam.
2. ITN-100412-VN-NG-Duong luoi bo.doc: Các bản tin liên quan đến đường lưỡi bò. 
3. ITN-122412-VN-NG-Quan he Viet-An.doc: Các bản tin về quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ.

CHƯƠNG VI: QUÂN SỰ

Trong chương này, chúng tôi không đi vào chi tiết về Hải Quân VN. Điều này sẽ được nói rỏ trong phần tương quan lực lượng. Cũng không nên so  sánh tương quan lực lượng giữa TQ và VN nhất là Hải Quân vì TQ phát triển Hải Quân của họ không những để đối đầu với HK mà còn đến các nước có quyền lợi trong vùng Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Đài Loan. VN dù nhỏ nhưng là một mắc xích quan trọng trong nỗ lực ngăn chận Hải Quân TQ mở rộng khu vực hoạt động của họ. Việc phối hợp và nhận sự giúp đỡ của HK và các quốc gia đồng minh là điều cần thiết vì VN là nước hứng chịu áp lực quân sự đầu tiên từ TQ.

Trong năm 2011 đã có những hoạt động dồn dập của các phái đoàn ngoại giao và quân sự Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ðại Hàn, Ấn Ðộ và các nước Liên Âu. Việc tăng cường hệ thống phòng thủ đã có nhiều thay đổi nhất là về Hải, Không Quân, các hệ thống phòng không và phòng thủ duyên hải.

PHÒNG THỦ DUYÊN HẢI

Việc phát triển Hải Quân nên tập trung trong 2 lãnh vực: Phòng thủ cận duyên - Phòng thủ viễn duyên. Vấn đề phòng thủ chiến lược được quyết định ở cấp bậc cao hơn. Vấn đề phòng thủ cũng phải được đặt nặng tại các vị trí đóng quân ở Trường Sa cũng như khu vực thềm lục địa phía Ðông Nam Việt Nam.

1.http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifPHÒNG THỦ CẬN DUYÊN:

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHạm đội tàu đánh cá vũ trang: Phát triển hạm đội tàu đánh cá vũ trang để hoạt động trong vùng Biển Ðông nhất là khu vực Trường Sa. TQ đã phát triển rất mạnh hạm đội tàu đánh cá vũ trang của họ với sự hộ tống của Hải Quân cũng như các tàu kiểm soát ngư nghiệp. Chiến thuật du kích chiến trên biển cả chắc cũng đã được các chuyên viên nghiên cứu chiến thuật VN nghĩ tới dù rằng điều này khó hơn trên đất liền nhiều nhất là vấn đề trang bị. Các tàu này sẽ là đội quân tiên phong trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải dù rằng phải hy sinh khi đối đầu với hải quân TQ. Dân tộc VN luôn luôn chấp nhận điều này. Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 đã chứng tỏ khả năng của lực lượng dân quân VN.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifKhông Lực của Hải Quân: HQVN đang tập trung để phát triển không lực riêng để đảm nhiệm việc phòng thủ biển. Ông Robert Karniol, một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực quân sự ở khu vực, viết trên nhật báo Straits Times của Singapore đưa tin Việt Nam chuẩn bị thiết lập bộ phận không quân nằm trong hải quân và chính phủ Việt Nam sẽ sớm công bố kế hoạch này. Các nước trong khu vực có không quân trực thuộc hải quân là Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Theo tác giả Karniol, Việt Nam đã mua ba máy bay EADS-CASA C212 Series 400 của Tây Ban Nha chuyên tuần tra và theo dõi biển. Các máy bay này có trang bị radar MSS 6000 và bộ phận không quân mới sẽ chịu trách nhiệm vận hành chúng cho mục đích tuần duyên. Nguồn tin của báo này còn cho hay việc thuyên chuyển, điều động nhân sự và trang thiết bị đã bắt đầu diễn ra và đại bản doanh của không lực hải quân sẽ được đặt tại sân bay quân sự (Cát Bi) Hải Phòng. Mười lăm (15) trực thăng Kamov loại Ka-28 sẽ được chuyển sang cho hải quân và bộ phận không quân mới sẽ sẵn sàng hoạt động trong năm 2010. Tuy nhiên, với các chiến đấu cơ được lắp đặt tên lửa chống tàu chiến, bao gồm cả loại hỏa tiễn không-hải AS-17 Krypton cùng  với các chiến đấu cơ Su-30MK2 mà VN vừa mua trong thời gian gần đây, không quân Việt Nam cũng vẫn góp phần trong việc phòng thủ duyên hải. Máy bay chiến đấu loại  Su-30MK2 được cải biến để có khả năng tấn công và tiêu diệt  các mục tiêu trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian. Ngày 1 tháng 5 năm 2010, theo báo trên mạng Times Colonist, tập đoàn chế tạo máy bay Canada Viking Air cho biết là trong tuần qua đã hoàn tất thỏa thuận bán 6 thủy phi cơ Twin Otter cho bộ Quốc Phòng Việt Nam, trị giá mỗi chiếc là 5 triệu đô la Canada. Đây là lần thứ hai, bộ Quốc Phòng Việt Nam đặt mua máy bay do phương Tây chế tạo, đó là loại thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển và sẽ trở thành một thành phần quan trọng cho lực lượng không quân của hải quân Việt Nam. Giới phi công quốc tế đánh giá cao thủy phi cơ Twin Otter về độ bền chắc và khả năng hạ cánh trên phi đạo rất ngắn. Theo tập đoàn Viking, các máy bay nói trên sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2012 đến 2014. Công ty Pacific Sky Aviation, một chi nhánh thuộc tập đoàn Viking, đặt tại sân bay quốc tế Victoria sẽ chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay. Đầu năm nay, trang web của nhật báo The Straits Times tại Singapore cho biết là quân đội Việt Nam mua thủy phi cơ Twin Otter để phục vụ cho các cuộc tuần tra của hải quân Việt Nam. Các phi cơ được trang bị radar và sẽ hỗ trợ cho hạm đội 6 tàu ngầm hạng Kilo do Nga chế tạo mà Việt Nam đã đặt mua hồi tháng 12 năm ngoái.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHệ thống phòng duyên: Trong cuộc chiến VN, hệ thống phòng duyên của Bắc Việt có thể xem là hữu hiệu nhất thế giới. Các trọng pháo phải được thay thế bằng các hỏa tiễn địa đối hải tầm ngắn (100 km). Các hỏa  tiễn hành trình  tầm  trung (200-300 km) hướng dẫn bằng vệ tinh cũng là điều nên nghĩ đến. Các loại hỏa tiễn này cũng có thể được trang bị trên các đảo do VN kiểm soát trong vùng Trường Sa. VN đã đặt mua hệ thống phòng không S300PMU1 và 12 giàn phóng tên lửa Project 12418. Các hỏa tiễn phòng không này cũng có thể dùng để phòng thủ duyên hải. Tại Triển lãm các hệ thống quốc phòng diễn ra ở Malaysia 2010, Nga đã trưng bày hệ thống hoả tiển  Container Club-K. Ðây cũng là một hệ thống phòng thủ tốt và giá cả vừa phải cho các quốc gia nhỏ, nhiều hải đảo và bờ biển dài như Việt Nam. Tin mới nhất vào tháng 5-2010 cho biết Việt Nam sẽ mua loại hỏa tiễn EXTRA của Do Thái để tăng cường phòng thủ các hải đảo. Truyền thông Nga vào tháng 3-2012 đưa tin hãng chế tạo máy bay quân sự Irkut vừa ký hợp đồng sản xuất máy bay không người lái cỡ nhỏ (UAV) cho Việt Nam. Việt Nam cũng đã tiếp xúc với Do Thái. Các phi cơ UAV hạng trung vỏ trang có thể dùng để bảo vệ Trường Sa.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifTàu ngầm: Trong thời gian vừa qua, VN đã đặt mua 6 tàu ngầm loại KILO 636 của Nga. Các tàu  này sẽ giúp cho VN tăng cường khả năng phòng thủ chống tàu ngầm, vừa tiêu diệt tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ quân sự trên bờ và tuần thám.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHệ thống chống tàu ngầm: Nhật Bản là nước có hệ thống phát hiện và chống tàu ngầm hữu  hiệu  nhất  thế  giới. Sự kiện Nhật Bản hạ thủy chiếc Hàng Không Mẫu Hạm hạng nhẹ chở trực thăng chống tàu ngầm loại Hyuga trọng tải 20,000 tấn vào năm 2007 cho thấy hoạt động chống tàu ngầm của Nhật Bản không chỉ giới hạn xung quanh hải phận Nhật Bản.  VN nên  nhờ sự giúp đỡ của HK và Nhật Bản để thiết lập hệ thống các phao định vị trong việc phát hiện các tàu ngầm TQ dọc theo bờ biển VN cũng như trong vùng biển Đông. Ngoài  ra, VN cũng phải phát triển các phương tiện tấn công các tàu ngầm (chiến hạm săn tàu ngầm, phi cơ tầm xa, trực thăng).
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifChiến hạm tuần tiễu cận duyên: Trong thời gian qua, VN đã ký hợp đồng với Nga để mua hay đóng dựa theo thiết kế của Nga các chiến hạm thế hệ mới từ 500 - 2,000 tấn thuộc loại Molniya, Petya, Gepard. Chi tiết về 3 loại chiến hạm này được nói rõ trong phần Tương Quan Lực Lượng - Hải Quân VN.

2.http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifPHÒNG THỦ VIỄN DUYÊN:

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifTrang bị: VN không có các khu trục hạm loại Aegis để phối hợp tuần tiễu xa. Việc vị Tư lệnh Hải quân VN thăm viếng Đại Hàn trong thời gian vừa qua cho thấy VN đã nghĩ đến điều này. Các khu trục hạm loại Aegis do Đại Hàn đóng chắc chắn sẽ rẻ hơn HK và Nhật Bản nhiều. Ngoài các khu trục hạm hạng nhẹ loại Gepard 3.9, HQVN cũng nên có từ 2-4 chiếc khu trục hạm cỡ 5,000 tấn. Các chiến hạm này sẽ được dùng để tuần tiểu chung với chiến hạm đồng minh và cũng có thể trang bị hệ thống lá chắn chống tên lửa. Việt Nam nên nghĩ đến việc phối hợp với Nhật Bản hay Ðại Hàn để đóng phần vỏ các loại này tại Việt Nam để phát triển ngành kỹ nghệ đóng tàu quốc phòng và giảm giá thành.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHoạt động: VN không  có  khả  năng  tuần tiễu viễn duyên một  mình. Trong tương lai, viễn tượng 1 hay 2 Hải Đoàn Đặc Nhiệm Hàng Không Mẫu Hạm với các chiến hạm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan tuần tiễu Biển Đông chung với VN và các quốc gia ASEAN là  điều có thể xảy ra.

PHÒNG THỦ CHIẾN LƯỢC

Có 4 vấn đề mà VN cần suy nghĩ:

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHiệp ước phòng thủ hỗ tương Hoa Kỳ-Việt Nam: Hiện nay trong vùng Đông Á và Đông Nam Á đã có 5 quốc gia (Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan) đã ký hiệp ước phòng thủ hỗ tương với HK dù rằng các quốc gia này không chịu một áp lực trực tiếp nào từ TQ. Dù rằng hoàn cảnh khác nhau sau 3 cuộc chiến, Nhật Bản và Đại Hàn vẫn để cho HK có các căn cứ quân sự tại nước mình. Hiệp ước phòng thủ hỗ tương Hoa Kỳ-Việt Nam là điều VN cần nghĩ tới trong một thời điểm thích hợp. Ngày 17 tháng 8, 2010, một cuộc họp ở cấp thứ trưởng bộ Quốc Phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được mở ra tại Hà Nội trong khuôn khổ mang tên Đối thoại Chính sách Quốc phòng.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHệ  thống lá chắn chống tên  lửa: Hiện  nay, các quốc gia đồng minh trong vùng, từ  Nhật  Bản , Đại  Hàn , Đài  Loan, không  nhiều  thì  ít , đều  phát  triển  quốc  gia của  mình với  sự  bảo  vệ của chiếc dù  nguyên  tử  của  Hoa Kỳ  cũng như  tham gia hệ  thống lá chắn chống tên  lửa. VN, nếu cần hoàn thiện hệ thống phòng thủ của mình phải nghĩ đến điều này.
http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHải cảng Cam Ranh: Cam Ranh là một hải cảng thiên nhiên tốt nhất vùng Đông Nam Á. VN rất kín miệng về tương lai của hải cảng này, nhất là về lãnh vực quân sự. Nga Sô thì không đủ khả năng tài chánh để trở lại Cam Ranh. Hải cảng Cam Ranh, hiện nay vẫn còn trực thuộc bộ Quốc Phòng VN, nên được phát triển đúng tiềm năng để  biến thành một quân cảng cho tàu chiến cũng như tàu ngầm và trung tâm sửa chữa tàu bè quân sự lớn nhất vùng Đông Nam Á. VN có thể phối hợp với Nga Sô cũng như nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản về phương diện tài chánh và kỹ thuật để nâng cấp quân cảng Cam Ranh. Các chiến hạm Đồng Minh có thể sử dụng quân cảng này lúc cần thiết. Những lời tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Nga Anatoly Serdyukov ngày 25 tháng 03, 2010 tại Hà Nội cho thấy Việt Nam đang tiến hành dự định này. Trong khi Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ quân cảng Tam Á trên đảo Hải Nam thì thật là điều ngu xuẩn khi họ lại ngăn cản không cho Việt Nam làm điều tương tự. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc họp báo ngày 30-10-2010, tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm tại cảng Cam Ranh khi có yêu cầu”. Báo Tuổi Trẻ trích dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh nói rằng cảng Cam Ranh cũng có thể là nơi lấy nhiên liệu cho hàng không mẫu hạm. Ngày 23-12-2010, chính phủ Việt Nam đã nâng cấp thị xã Cam Ranh lên thành phố Cam Ranh. Nếu thành phố Cam Ranh được phát triển có dân số độ 1 triệu người thì hải-quân cảng Cam Ranh sẽ có vị thế rất quan trọng trong vùng Ðông Á. Trong nhiều khía cạnh, sử dụng quân cảng Cam Ranh đòi hỏi quyết định can đảm của cấp lãnh đạo Việt Nam vì quyền lợi dân tộc. Nếu đợi một biến cố xẩy ra mới quyết định thì phần lớn thiệt thòi sẽ về phía Việt Nam.
Minh họa hạm đội Sô Viết tại hải cảng Cam Ranh trong thập niên 80

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifVũ khí nguyên tử: Rất ít người đề cập đến vấn đề này. Giáo sư Arthur Waldron thuộc viện Quan Hệ Quốc Tế  của đại học  Pennsylvania là người độc nhất đề cập đến vấn đề hạt nhân cho VN. Ba quốc gia mà VN cần để ý đến trong vấn đề này:

-http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifĐại Hàn và Nhật Bản: Hiện này Bắc Hàn có thể xem như đã có vũ khí nguyên tử dù rằng trong giai đoạn sơ khai và đang bị chế tài bởi cộng đồng quốc tế. Lấy ví dụ sau này Triều Tiên được thống nhất thì một nước Triều Tiên thống nhất có thể là một quốc gia có vũ khí nguyên tử. Nhật Bản có thừa khả năng để chế vũ khí nguyên tử nhưng hiện nay vẫn được che chở bằng chiếc dù nguyên tử của HK. Nếu Triều Tiên có vũ khí nguyên tử thì bắt buộc Nhật Bản phải có quyết định thích ứng. Cả hai nước đều ký hiệp ước phòng thủ hỗ tương và được che chở bằng chiếc dù nguyên tử của Hoa Kỳ nên trong tương lai gần, việc 2 nước này có vũ khí nguyên tử là điều chưa thể xảy ra.
-http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifDo Thái: Ai cũng biết Do Thái có thể có vũ khí nguyên tử mà không phải qua tiến trình phát triển phát triển nguyên tử lực dù cho mục đích dân sự hay quân sự như Bắc Hàn và Iran. VN có thể học hỏi những kinh nghiệm từ Do Thái.

Bản  tin quốc tế ngày 05/08/2010 cho biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam về chương trình trợ giúp hạt nhân, cung cấp nhiên liệu và công nghệ hạt nhân kể cả việc tinh lọc uranium. 

GIÚP ĐỠ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐỒNG MINH

Việt Nam nên cố gắng liên hệ để nhận sự giúp đỡ quân sự của các quốc gia Đồng Minh:

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifHoa Kỳ: Giúp đỡ quân sự của HK cho VN có tính cách chiến lược hơn là mua bán vũ khí. Các phi cơ và chiến hạm của HK rất là tối tân và mắc tiền, ngoài khả năng của VN. Chiến hạm căn bản của HK là các khu trục hạm Aegis nặng 10,000 tấn với giá 1 tỷ USD một chiếc. Ngoài ra, HK có khuynh hướng viện trợ hay bán lại cho Đồng Minh các chiến hạm cũ không còn thích hợp cho các chiến trường tương lai. VN nên nhờ HK giúp đỡ về vấn đề huấn luyện cũng như các loại vũ khí chiến lược mà các nước khác không có.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifNga Sô: Khác với HK, Nga Sô cho đến bây giờ vẫn còn sản xuất các chiến hạm loại nhỏ từ  700 tấn cho đến 3,000 tấn dùng để xuất cảng. Đặc điểm của các chiến hạm Nga là rẻ tiền và khả năng tấn công rất mạnh, phù hợp với các quốc gia nghèo. Quan hệ quân sự Nga-Việt trong nhũng năm gần đây đặt nặng về vấn đề mua bán. Thay vì mua bán trọn gói như giữa Nga-Trung, VN chọn giải pháp mua phần vỏ trước, vũ khí và trang bị tiên tiến sẽ được mua sau với giá rẻ hơn mà không bị ràng buộc bởi các hiệp ước quốc tế cũng như sự theo dỏi của các quốc gia thứ ba. Điểm lợi là VN có thể cải tiến hệ thống vũ khí và trang bị khác với TQ. Dù rằng Trung Quốc là khách hàng số một trong việc mua dầu khí cũng như vũ khí mới của Nga; nước này vẫn luôn nhìn Trung Quốc với thái độ dè chừng. Trong nhiều khía cạnh, Nga có thể phối hợp với Hoa Kỳ và Nhật Bản để giúp Việt Nam trong lãnh vực quân sự.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifNhật Bản:  Cũng như  HK, những sự giúp đỡ quân sự của Nhật Bản cho VN có tính cách chiến lược hơn là mua bán vũ khí. HK đã chuyển  giao kỹ thuật đóng các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis cho Nhật Bản từ lâu. Giá cả đóng các khu trục hạm Aegis tại Nhật Bản chắc cũng mắc như tại HK. VN nên nhờ Nhật Bản giúp đỡ về vấn đề huấn luyện nhất là về khả năng dò tìm và tấn công tàu ngầm.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifĐại Hàn:  Đại Hàn đang đóng các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis với sự chuyển  giao kỹ thuật từ hải quân HK. VN nên thương lượng với Đại Hàn để mua các khu trục hạm này. Chắc chắn giá cả sẽ rẻ hơn các chiến hạm tương đương đóng tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ngoài ra, Đại Hàn là quốc gia thứ hai ngoài HK đã thử nghiệm thành công hệ thống hỏa tiễn chống tàu ngầm. Có nguồn tin nói rằng HK và Đại Hàn đang phối hợp để đóng các chiến hạm. VN nên tham gia vào chương trình này. Đại Hàn cũng đang sử dụng hộ tống hạm 400 tấn loại Gumdoksuri-PKX Class trang bị trọng pháo 76 và 40 ly và hỏa tiễn hải-hải mà VN có thể mua. Loại này cũng tương tự như loại Molniya của Nga mà VN đang đóng. Cuộc viếng thăm Đại Hàn của vị Tư Lệnh Hải Quân VN trong thời  gian mới đây chắc cũng nhằm mục đích trên.

Ngày 13-10-2010, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae Young thăm chính hữu nghị chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đầu tiên. Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng song phương. 

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifẤn Độ: Ấn Độ là nước nhập cảng chiến cụ nhiều nhất từ Nga Sô nên họ có rất nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực này. Các chiến hạm và hỏa tiễn do Ấn Độ sản xuất chắc cũng rẻ hơn HK và Nhật Bản nhiều. VN có thể nhờ Ấn Độ cung cấp các phụ tùng linh kiện cũng như ứng dụng tin học Hải Quân. Ấn Độ cũng có thể giúp huấn luyện sử dụng tàu ngầm loại Kilo mà VN vừa mua của Nga. Hỏa tiễn siêu âm BrahMos của Ấn Ðộ thuộc loại tân tiến nhất thế giới. Đài BBC đầu tháng 6-2010 trong buổi phỏng vấn giáo sư Bharat Karnad, chuyên gia an ninh - quốc phòng từ Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Ấn Độ tại New Delhi, về quan hệ quân sự Việt - Ấn đang tiếp tục được thúc đẩy và cho rằng hai bên đang đi đúng hướng, thuộc loại quy mô nhất mà Ấn Độ có với một nước châu Á khác. Có thể chúng ta không nghe nhiều thông tin về quá trình này, vì tính nhạy cảm của nó nhất là đối với một nước thứ ba. 

Đề nghị của Việt Nam do chính chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa ra trong chuyến viếng thăm Ấn Độ vào cuối năm 2011 bao gồm bốn lĩnh vực: (1) Huấn luyện lực lượng sử dụng tàu ngầm (2) Ðào tạo phi công để lái loại chiến đấu cơ Sukhoi-30 (3) Hiện đại hóa một hải cảng chiến lược và (4) Chuyển giao tàu chiến cỡ trung. Ngoài ra, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ cung cấp tên lửa hành trình BrahMos, đồng thời đề nghị New Delhi giới thiệu các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ của Ấn Độ để Việt Nam lựa chọn.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifPháp: Nhân chuyến công du Hà Nội ngày 25 và 26-11-2010 vừa qua, ông Pierre Lellouche, quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương khẳng định: “Nước Pháp sẽ có mặt trên thị trường này”. Quan hệ quân sự song phương Pháp - Việt đã có một bước tiến quan trọng hồi tháng bẩy năm nay khi ông Hervé Morin, lúc đó là bộ trưởng Quốc phòng đã tới Việt Nam. Chuyến thăm này mang “tính biểu tượng cao” bởi vì đây là lần đầu tiên từ sau thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ 1954, một bộ trưởng Quốc phòng Pháp sang Việt Nam. Ông Morin đã tuyên bố là về mặt chính trị, Paris sẵn sàng tham gia vào việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và cho biết là gần đây, Việt Nam đã mua trực thăng, máy bay vận tải quân sự, radar của Pháp. Theo giới quan sát, trong những năm vừa qua, quân đội Việt Nam đã tiến hành nâng cao khả năng tác chiến. Với chiều dài bờ biển gần 3,200 km, Việt Nam đương nhiên chú trọng đến các loại vũ khí, khí tài cho hải quân, nhất là trong bối cảnh các căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng do có những tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifDo Thái: Do Thái là đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ với kỹ nghệ Quốc Phòng tiên tiến nhất là phương tiện phòng thủ. Do Thái cũng là một trong những đối tác chiến lược mà Hoa Kỳ đặt các kho vũ khí dự trữ. Việt Nam nên nhờ Do Thái tân trang các chiến cụ cũ như phi cơ và chiến xa cũng như các vũ khí phòng thủ v.v.. Trong nhiều khía cạnh, sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho Việt Nam qua ngả Do Thái là cách hay nhất mà phe thứ ba cũng chẳng phản ứng gì được.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifPhi Luật Tân: Philippines ở  gần  các đảo phía Đông  Trường  Sa. VN nên thương thuyết với Philippines để có những cuộc tuần tiễu hỗn hợp cũng như cho phép hải quân cũng như tàu đánh cá VN được dùng các căn cứ của Phi Luật Tân để sửa chữa và nghỉ ngơi khi cần thiết. Sự kiện tàu ngầm nguyên tử loại Ohio mang 154 hỏa tiễn Tomahawk xuất hiện tại Subic trong thời gian gần đây chứng tỏ hải cảng này vẫn còn sẵn sàng cho các chiến hạm Hoa Kỳ dù rằng hải quân Hoa Kỳ đã rút khỏi quân cảng này từ lâu. Hiệp ước hợp tác nghề cá giữa Philippines-Việt Nam vừa ký cách đây mấy tháng và dù rằng tổng thống Philippines hoãn lại chuyến thăm viếng Việt Nam dự định ngay trước cả Hoa Kỳ cũng nói lên được sự liên hệ chiến lược giữa 2 quốc gia trong thời gian sắp tới.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifÚc Ðại Lợi: Theo tin từ Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, ngày 11-10-2010 Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith và đồng nhiệm Việt Nam đã ký kết tại Hà Nội một thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác song phương. Theo phia Úc, văn kiện này sẽ làm khuôn khổ cho việc hợp tác cải thiện giữa hai nước trong các lãnh vực bao gồm đối thoại chính sách chiến lược, huấn luyện và diễn tập quân sự, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gifCác nước khác: Tin trên tạp chí mạng chuyên về quốc phòng DefenceWeb ngày 7-10-2010 chạy tin tập đoàn vũ khí Nam Phi đang chào bán hệ thống tên lửa tầm ngắn Umkhonto cho Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (XXX-MMDDYY-XXX-QS-XXXX)

2013

1. ITN-022213-VN-QS-Tau ngam Kilo.doc: Các bản tin về lực lượng tàu ngầm Việt Nam.
2. ITN-041113-VN-QS-Cac bai viet ve cang Cam Ranh.doc: Các bài viết về cảng Cam Ranh.
3. ITN-050213-VN-QS-Viet Nam tang cuong phong thu.doc: Các bản tin liên hệ đến việc Việt Nam tăng cường phòng thủ.
4. ITN-050513-VN-QS-Cong nghe Quoc Phong Viet Nam.doc: Các bản tin về công nghệ Quốc phòng Việt Nam.

2012

1. ITN-012912-VN-QS-Quan he quoc phong Viet-Trung.doc: Các bản tin về quan hệ quốc phòng Việt – Trung.http://www.tranhchapbiendong.com/tp.gif
2. ITN-021612-VN-QS-33 nam Cuoc Chien Bien Gioi.doc: Các bài viết về Cuộc Chiến Biên Giới Việt-Trung 1979.
3. ITN-022712-VN-QS-Doi thoai chien luoc Viet Nam-Dong Minh.doc: Các bản tin về quan hệ chiến lược Việt Nam - Đồng Minh.
4. ITN-051712-VN-QS-Chien luoc phong thu Bien Dong.doc: Các bản tin liên hệ đến chiến lược phòng thủ Biển Đông.
5. ITN-052912-VN-QS-Quoc Phong Viet Nam.doc: Các bản tin về Chính sách Quốc phòng Việt Nam.
6. ITN-061012-VN-QS-KTH Gepard 3.9.doc: Các bản tin liên hệ đến 2 tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 của Việt Nam.
7. ITN-062912-VN-QS-Viet Nam va tap tran Dong Minh.doc: Các bản tin về Việt Nam và các cuộc tập trận của các quốc gia Đồng Minh trong vùng.
8. ITN-102012-VN-QS-Tham vieng hai quan My-Viet.doc: Các bản tin liên quan đến việc thăm viếng Việt Nam của các chiến hạm Hoa Kỳ.
9. ITN-112012-VN-QS-Hop tac quoc phong My-Viet.doc: Các bản tin liên quan đến tiến trình hợp tác quân sự Mỹ-Việt.
10. ITN-112712-VN-QS-Doi thoai Quoc phong Viet Nam-Dong Minh.doc: Các bản tin về đối thoại Quoc phòng Việt Nam - Đồng Minh.

CHƯƠNG VII: KẾT  LUẬN 

Một nhà ngoại giao HK đã nói: “Việt Nam có thể chọn bạn nhưng không thể chọn láng giềng”. VN là cái gai ngăn chận con đường Nam Tiến của TQ. Dân tộc VN đã có hai ngàn năm đối phó với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc. Dù TQ có mạnh đi mấy chăng nữa nhưng họ không thể ép VN làm điều họ muốn vì động cơ sống còn của VN chắc chắn mạnh hơn động cơ thống trị của TQ.

VN, phải rất khôn ngoan và kiên nhẫn, cố gắng nỗ lực phát triển về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quân sự để bảo vệ sự sống còn của mình. Phần còn lại là thái độ của TQ. TQ có thể chọn thái độ hòa hoãn với lân bang để cùng phát triển mang lại thịnh vượng cho dân chúng, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng giải pháp hòa bình thông qua thương lượng, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. TQ chắc chắc không nuôi mộng trở thành một nước như Đức Quốc Xã hay Nhật Bản trước Thế Chiến thứ 2.

Nếu có thể tạo dựng cơ chế phù hợp để duy trì và thắt chặt mối cân bằng quyền lợi, khát vọng, và tình cảm của hai bên, VN và TQ sẽ có nhiều cơ hội để cuối cùng có thể loại bỏ chiến tranh, đối địch ra khỏi mối quan hệ để cùng nhau phát triển.


LỊCH TRÌNH TU CHỈNH

1) 15-8-2009: Hoàn tất bài viết.
2) 31-12-2012: Tu chỉnh bài viết để cập nhật những biến chuyển trong năm 2011 & 2012. 



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 5 tháng 5 năm 201

No comments:

Post a Comment