Nhiều khách TQ ra Hoàng Sa là công chức
Cập nhật: 13:36 GMT - thứ tư, 1 tháng 5, 2013
Có nhiều công chức hơn là du khách thực có mặt trong chuyến tàu đầu tiên của Trung Quốc tới tham quan khu đảo ở Biển Đông có tranh chấp hôm Chủ Nhật, báo South China Moning Post nói.
Tường thuật của báo Shanghai Morning Post hôm thứ Hai thì nói trong số 240 hành khách chỉ có 100 là dân thường. Số còn lại là công chức thuộc nhiều cơ quan khác nhau của tỉnh Hải Nam.
Chủ đề liên quan
Đây là chuyến tàu du lịch đầu tiên ra đảo Tam Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà phía Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa, nơi Bắc Kinh vừa thiết lập thànhBấmmột đơn vị hành chính cấp thành phố hồi năm ngoái.
Được biết có chừng 100 du khách, mỗi người trả từ 7.000 đến 9.000 nhân dân tệ để tham dự hành trình kéo dài bốn ngày ngày, nhưng họ được xếp cho ở các buồng hạng hai hoặc hạng thấp hơn.
Các quan chức và các nhân viên chính quyền chỉ phải trả ít hơn, nhưng được chọn các buồng hạng sang, bài trên Shanghai Morning Post viết.
Tuy nhiên, có vẻ như các du khách không mấy bận tâm về việc bị đối xử không công bằng.
Một hành khách họ Mã, người Hải Nam, nói rằng thật đáng đồng tiền bát gạo để trải nghiệm "vẻ đẹp nguyên sơ" của Tam Sa.
Tất cả mọi người đều bị kiểm tra an ninh gắt gao khi lên tàu, với việc phải qua hai lần kiểm tra an ninh và mất hai tiếng để hoàn tất quá trình này, tờ báo viết.
Tranh chấp chủ quyền
Hồi tháng trước, Hà Nội cáo buộc một tàu Trung Quốc đã nã đạn vào các tàu cá Việt Nam trong vùng biển này.
Các kế hoạch đưa du khách ra Hoàng Sa là những hoạt động mới nhất của Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ, điều trước đó đã khiến Việt Nam tức giận và gây quan ngại cho Washington.
Hoàng Sa là nơi mà Việt Nam và Trung Quốc từ lâu nay đã tranh chấp chủ quyền.
Các quan chức Trung Quốc hồi đầu tháng này xác nhận sẽ mở cửa đón cho hoạt động du lịch tại Tam Sa.
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa sau cuộc chiến ngắn với Việt Nam Cộng Hòa hồi 1974. Đây là khu vực có khoảng 40 đảo nhỏ, bãi cạn và các rặng san hô.
Đài Loan , Philippines, Brunei và Malaysia cũng đều tuyên bố chủ quyền ở một số phần tại Biển Đông, trong lúc Hoa Kỳ luôn theo dõi sát việc Trung Quốc ngày càng tăng các hoạt động xác lập chủ quyền.
Trong bài diễn văn khai mạc họp quốc hội hồi tháng trước, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói Bắc Kinh phải "phát triển kinh tế biển... và bảo vệ các quyền lợi và lợi ích biển của Trung Quốc".
No comments:
Post a Comment