Người chịu trách nhiệm về thông tin của chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Ấn Độ, bà Dicki Chhoyang nói rõ là chỉ xác nhận bốn trường hợp, và cho biết một trường hợp kia là theo nguồn tin của Đài Á châu Tự do có trụ sở tại Hoa Kỳ và hiện đang được xác minh.
Bà Chhoyang cho biết, trong bốn trường hợp toan tự thiêu có ba trường hợp xảy ra tại thị trấn A Bá thuộc tỉnh Tứ Xuyên miền Tây Nam Trung Quốc, một trong những nơi phát sinh phong trào phản đối Bắc Kinh. Trường hợp còn lại xảy ra tại châu tự trị Hoàng Nam tỉnh Thanh Hải, miền Tây Bắc Trung Quốc. Còn phát ngôn viên của chính phủ lưu vong Tây Tạng nói rằng sáng nay, cũng có thêm một người Tây Tạng toan tự thiêu.
Từ tháng 3/2011 đến nay, đã có gần 60 vụ người Tây Tạng tự thiêu hoặc toan tự thiêu, trong đó đa số là các nhà sư. Chính phủ Trung Quốc khẳng định « đã giải phóng một cách hòa bình » Tây Tạng và đã cải thiện đời sống của người dân ở đây. Thế nhưng theo nhận định của AFP, nhiều người Tây Tạng không còn chịu nổi tình trạng bị đàn áp về tôn giáo, văn hóa và sự lấn lướt ngày càng gia tăng của người Hán tộc.
Lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa lên tiếng kêu gọi các lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới của Trung Quốc chấm dứt « sự kiểm duyệt và các hành động tàn bạo ». Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền cũng đã đề cập đến tình trạng chính phủ Bắc Kinh sử dụng bạo lực thái quá và đàn áp văn hóa đối với người Tây Tạng.
Bà Chhoyang cho biết, trong bốn trường hợp toan tự thiêu có ba trường hợp xảy ra tại thị trấn A Bá thuộc tỉnh Tứ Xuyên miền Tây Nam Trung Quốc, một trong những nơi phát sinh phong trào phản đối Bắc Kinh. Trường hợp còn lại xảy ra tại châu tự trị Hoàng Nam tỉnh Thanh Hải, miền Tây Bắc Trung Quốc. Còn phát ngôn viên của chính phủ lưu vong Tây Tạng nói rằng sáng nay, cũng có thêm một người Tây Tạng toan tự thiêu.
Từ tháng 3/2011 đến nay, đã có gần 60 vụ người Tây Tạng tự thiêu hoặc toan tự thiêu, trong đó đa số là các nhà sư. Chính phủ Trung Quốc khẳng định « đã giải phóng một cách hòa bình » Tây Tạng và đã cải thiện đời sống của người dân ở đây. Thế nhưng theo nhận định của AFP, nhiều người Tây Tạng không còn chịu nổi tình trạng bị đàn áp về tôn giáo, văn hóa và sự lấn lướt ngày càng gia tăng của người Hán tộc.
Lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa lên tiếng kêu gọi các lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới của Trung Quốc chấm dứt « sự kiểm duyệt và các hành động tàn bạo ». Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền cũng đã đề cập đến tình trạng chính phủ Bắc Kinh sử dụng bạo lực thái quá và đàn áp văn hóa đối với người Tây Tạng.
No comments:
Post a Comment