Trong bài báo mang tựa đề « Trung Quốc cập bến Bắc Triều Tiên » đặc phái viên báo Le Figaro, Sébastien Faletti từ Dandong, thành phố sát biên giới hai nước cho biết Bắc Kinh đã có hẳn một chiến lược để « nhảy vào » Bắc Triều Tiên một khi đất nước còn khép kín này bắt đầu mở cửa. Cách Dandong 10 cây số, những tòa cao ốc vô cùng hiện đại đã mọc lên như nấm. Cả một thành phố với khả năng đón đến 400.000 dân đã được dựng lên. Đó là một thành phố có cây xanh, có trường học, có dịch vụ ngân hàng, phòng tập thể dục … rất đầy đủ tiện nghi. Chính quyền địa phương và trung ương Trung Quốc đã âm thầm chi ra 3,7 tỉ euro để tài trợ công trình xây dựng khổng lồ này. Nhiều người đầu tư vào khu vực này, nhưng thực tế đây hãy còn là thành phố ma, chưa có mấy ai đến ở. Giới đầu tư chôn tiền vào đây để giữ chỗ trước đợi khi Dandong « cất cánh ».
Theo lời một trong những người phương Tây hiếm hoi đến định cư trong vùng, thì « Trung Quốc đang kín đáo chuẩn bị kiểm soát kinh tế Bắc Triều Tiên với mục tiêu trở thành một vùng trái độn giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ và Hàn Quốc ». Lại cũng Trung Quốc đang xây cây cầu nối liền Dandong với thành phố Sinuiju để thay thế cho những hạ tầng cơ sở đã quá cũ kỹ nhưng đấy lại nơi 70 % hàng Trung Quốc nhập vào Bắc Triều Tiên phải đi qua. Cách Dandong 800 km về phía đông bắc, cũng Trung Quốc trong một dự án đầu tư khác đã được cấp giấy phép khai thác cảng Chongjin, mở ra Thái Bình Dương.
Giáo sư Jo Dongho thuộc đại học Ewha, Seoul nhận xét : lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un coi việc cải thiện đời sống cho người dân là một ưu tiên và để đạt được mục tiêu đó, Bình Nhưỡng bắt buộc phải hướng về Bắc Kinh hay Matxcơva. Theo chuyên gia này thì Kim Jong Un « cần có tiền mặt và nếu muốn nắm được quyền lực một cách lâu dài lãnh đạo họ Kim bắt buộc phải đổi mới kinh tế ». Trong quý 1/2012 kim ngạch mậu dịch giữa Bắc Triều Tiên với Trung Quốc tăng 24 %. Bắc Kinh đang nhòm ngó các nguồn tài nguyên, như than đá, khoáng sản của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Le Figaro lưu ý độc giả rằng, người dân Bắc Triều Tiên không quên 2000 năm từng bị Trung Quốc đô hộ không muốn trở thành một chư hầu của Bắc Kinh trong nay mai. Một người am hiểu về tình hình khu vực được tờ báo trích dẫn lo ngại một khi chính quyền của dòng họ Kim sụp đổ, Bắc Kinh sẽ « Tây Tạng hóa Bắc Triều Tiên : sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên một ngày nào đó sẽ cho phép Bắc Kinh can thiệp quân sự » vào quê hương Kim Nhật Thành. Đây là kịch bản đang khiến các chiến lược gia của cả Washington lẫn Seoul cùng rất lo ngại.
Luân Đôn bắt bí Liên Hiệp Châu Âu
Thượng đỉnh Bruxelles trong hai ngày 22 và 23/11/2012 để thảo luận về ngân sách chung cho toàn khối 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu trong thời gian từ năm 2014 đến 2020 là chủ đề bao phủ lên nhiều trang báo. « Ngân sách châu Âu, một cuộc thương lượng đầy rủi ro », tựa của tờ báo kinh tế Les Echos. « Luân Đôn đọ sức với châu Âu », tít của tờ Le Figaro. « Anh Quốc bắt bí châu Âu », tựa trên trang nhất báo Le Monde. Tờ báo thậm chí còn cho rằng « khả năng Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu không còn là điều cấm kỵ ». Libération cho biết vào năm 2015 Anh Quốc sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc nên hay không trụ lại trong Liên Hiệp Châu Âu. Hiện tại có tới 56 % người được tham khảo ý kiến muốn Anh Quốc rút khỏi đại gia đình châu Âu này.
Vấn đề xoay quanh việc Thủ tướng Anh, David Cameron đòi Liên Hiệp Châu Âu cắt giảm chi tiệu giảm ngân sách chung của Liên Hiệp xuống dưới ngưỡng 1 % GDP của toàn khối. La Croix nhấn mạnh : Đài Loan đặc biệt muốn giảm mức đóng góp vào ngân sách chung của châu Âu.
Cứ 7 năm một lần các thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp lại để bàn thảo về ngân sách chung. Le Figaro cho biết : ngân sách đó ước tính vào khoảng 1000 tỉ euro. Bruxelles phân phát lại khoản tiền này cho các thành viên, giúp các quốc gia trong khối cùng phát triển. Nhìn chung thì ngân sách của đại gia đình châu Âu được coi là ổn định và từ trước đến nay, Liên Hiệp Châu Âu thường vẫn « thu nhiều hơn chi ». Dựa trên tinh thần liên đới giữa các thành viên, các nước Tây Âu phát triển như Anh, Pháp, Đức hay Ý … đóng góp nhiều hơn so với những khoản trợ cấp họ nhận được từ Bruxelles. Ngược lại thì những thành viên yếu kém nhất, đặc biệt là các thành viên mới ở Đông Âu, như Ba Lan, Roumania … lại được hưởng nhiều lợi lộc. Cụ thể trong trường hợp của Pháp chẳng hạn Paris đóng góp 18,1 tỉ euro và nhận lại được từ Bruxelles 13,2 tỉ. Còn Anh Quốc đóng góp 11,3 tỉ và nhận lại trợ cấp của châu Âu là 6,6 tỉ euro.
Trong số những quốc gia đóng góp nhiều nhất cho Liên Hiệp Châu Âu thì đứng đầu bảng là Đức, kế tới là Pháp và Ý. Anh Quốc chỉ đứng hàng thứ tư.
Khúc mắc trong thượng đỉnh lần này là nước Anh của Thủ tướng Cameron như tất cả 26 thành viên còn lại của châu Âu -đang gặp khó khăn kinh tế cho nên Luân Đôn đòi Liên Hiệp Châu Âu giảm ngân sách chung xuống dưới ngưỡng 1.000 tỉ chủ yếu là cắt giảm các khoản tài trợ cho ngành nông nghiệp của châu Âu. Pháp là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất trong chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Liên Hiệp Châu Âu. Đâu đó cuộc đọ sức sắp diễn ra ở Bruxelles hôm nay và ngày mai là một cuộc đối đầu giữa Luân Đôn với Paris và theo như nhận xét của Les Echos có nhiều khả năng, nước Đức của bà Thủ tướng Merkel lại phải đứng ra làm trọng tài.
Các tờ báo Pháp không quên lên án thái độ « ích kỷ » vốn có của Anh Quốc từ xưa tới nay. Điều được thể hiện qua câu nói đã đi vào huyền thoại của cựu Thủ tướng M. Thatcher « I want my money back » : dù đóng góp ít hơn Đức, Pháp và Ý nhưng Luân Đôn lại đòi hưởng nhiều trợ cấp của Bruxelles nhiều hơn những nước bạn !
Pháp : Trò hề trong hàng ngũ đảng đối lập UMP
Trở lại với chủ đề được các tờ báo Pháp bình luận nhiều nhất trong ngày : cuộc chiến không hồi kết giữa hai ông Fillon và Copé để tranh chiếc ghế chủ tịch đảng đối lập cánh hữu UMP.
« Hỗn loạn, bi kịch, thảm hại, nhục nhã » đó là những từ ngữ mà báo chí Pháp thuộc cả hai khuynh hướng tả và hữu dành để nói về cuộc đọ sức « huynh đệ tương tàn » giữa hai ông Jean François Copé và François Fillon.
Copé là Tổng thư ký đảng UMP còn Fillon, cựu Thủ tướng Pháp. Cả hai cùng tranh một chiếc ghế chủ tịch đảng. Sau cuộc bỏ phiếu hôm 18/11/2012 và phải mất 48 giờ sau đó, kết quả kiểm phiếu mới được công bố. Phần thắng nghiêng về phía ông Copé nhưng ông này chỉ hơn đối thủ của mình chưa đầy 100 lá phiếu. Thắng lợi trong đường tơ kẽ tóc báo trước cơn bão tố trong nội bộ đảng UMP. Le Monde số ra từ chiều hôm qua đưa tựa « Fillon chưa buông vũ khí » như một lời tiên tri trước khi cánh Fillon phản công.
Nhật báo Le Figaro thiên hữu chẳng đặng đừng đã phải chạy tựa trên trang nhất : « Đảng UMP lại rơi vào tình trạng hỗn loạn ». Tờ L'Humanité coi đây là « bế tắc » hoàn toàn. Libération thiên tả có bài xã luận mang nhan đề « thảm hại » và gọi cuộc đấu đá giữa hai anh em một nhà này là « một trò hề dở khóc dở cười » trên sân khấu chính trị Pháp. Trong quá khứ, cánh hữu của Pháp đã từng chứng kiến nhiều cuộc đối đầu giữa các nhân vật lãnh đạo nhưng chưa bao giờ các đảng viên lại bị bắt làm con tin như trong cuộc tranh giành quyền lực của đảng UMP lần này.
« Dở khóc, dở cười » cũng là cụm từ Le Figaro dùng trong bài xã luận. Tác giả cho rằng « người ta có thể cười trước trò hề và những cuộc tranh cãi nội bộ, người ta có thể chế diễu cuộc kiểm phiếu vừa qua … nhưng thực tế đã làm cho nhiều người muốn khóc : thật là xấu hổ và oan uổng cho phe đối lập. Đảng cầm quyền và François Hollande đang mất điểm tín nhiệm, kinh tế Pháp đình đốn và nước Pháp ngập đầu vì nợ công và vừa bị Moody’s hạ điểm tín nhiệm ». Vậy mà « mấy ông trong đảng UMP lại bị chiếc ghế chủ tịch đảng làm lóa mắt ». Bị chi phối như vậy, đảng UMP không khác nào đang « mở ra cho đảng xã hội cả một con đường rộng thênh thang ».
Tác giả bài xã luận của Le Figaro không khoan nhượng khi cho rằng những người đang đánh nhau vì chiếc ghế chủ tịch đảng đã quên mất một điều cơ bản đó là họ chỉ có thể ngồi được vào chiếc ghế ấy khi được các đảng viên, được cử tri tín nhiệm mà thôi.
Cử tri muốn gì ? Họ không màng tới các cuộc tranh cãi giữa mấy ông lãnh đạo. Họ chỉ muốn đảng UMP đấu tranh vì những ý tưởng để đem lại những gì tốt đẹp cho đất nước. Nhân danh thành phần này Le Figaro kêu gọi cả hai phe Fillon và Copé nhanh chóng đóng lại bộ phim dài nhiều tập với quá nhiều ê chề đã làm các hoạt động chính trị xuống cấp nghiêm trọng.
Theo lời một trong những người phương Tây hiếm hoi đến định cư trong vùng, thì « Trung Quốc đang kín đáo chuẩn bị kiểm soát kinh tế Bắc Triều Tiên với mục tiêu trở thành một vùng trái độn giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ và Hàn Quốc ». Lại cũng Trung Quốc đang xây cây cầu nối liền Dandong với thành phố Sinuiju để thay thế cho những hạ tầng cơ sở đã quá cũ kỹ nhưng đấy lại nơi 70 % hàng Trung Quốc nhập vào Bắc Triều Tiên phải đi qua. Cách Dandong 800 km về phía đông bắc, cũng Trung Quốc trong một dự án đầu tư khác đã được cấp giấy phép khai thác cảng Chongjin, mở ra Thái Bình Dương.
Giáo sư Jo Dongho thuộc đại học Ewha, Seoul nhận xét : lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un coi việc cải thiện đời sống cho người dân là một ưu tiên và để đạt được mục tiêu đó, Bình Nhưỡng bắt buộc phải hướng về Bắc Kinh hay Matxcơva. Theo chuyên gia này thì Kim Jong Un « cần có tiền mặt và nếu muốn nắm được quyền lực một cách lâu dài lãnh đạo họ Kim bắt buộc phải đổi mới kinh tế ». Trong quý 1/2012 kim ngạch mậu dịch giữa Bắc Triều Tiên với Trung Quốc tăng 24 %. Bắc Kinh đang nhòm ngó các nguồn tài nguyên, như than đá, khoáng sản của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Le Figaro lưu ý độc giả rằng, người dân Bắc Triều Tiên không quên 2000 năm từng bị Trung Quốc đô hộ không muốn trở thành một chư hầu của Bắc Kinh trong nay mai. Một người am hiểu về tình hình khu vực được tờ báo trích dẫn lo ngại một khi chính quyền của dòng họ Kim sụp đổ, Bắc Kinh sẽ « Tây Tạng hóa Bắc Triều Tiên : sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên một ngày nào đó sẽ cho phép Bắc Kinh can thiệp quân sự » vào quê hương Kim Nhật Thành. Đây là kịch bản đang khiến các chiến lược gia của cả Washington lẫn Seoul cùng rất lo ngại.
Luân Đôn bắt bí Liên Hiệp Châu Âu
Thượng đỉnh Bruxelles trong hai ngày 22 và 23/11/2012 để thảo luận về ngân sách chung cho toàn khối 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu trong thời gian từ năm 2014 đến 2020 là chủ đề bao phủ lên nhiều trang báo. « Ngân sách châu Âu, một cuộc thương lượng đầy rủi ro », tựa của tờ báo kinh tế Les Echos. « Luân Đôn đọ sức với châu Âu », tít của tờ Le Figaro. « Anh Quốc bắt bí châu Âu », tựa trên trang nhất báo Le Monde. Tờ báo thậm chí còn cho rằng « khả năng Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu không còn là điều cấm kỵ ». Libération cho biết vào năm 2015 Anh Quốc sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc nên hay không trụ lại trong Liên Hiệp Châu Âu. Hiện tại có tới 56 % người được tham khảo ý kiến muốn Anh Quốc rút khỏi đại gia đình châu Âu này.
Vấn đề xoay quanh việc Thủ tướng Anh, David Cameron đòi Liên Hiệp Châu Âu cắt giảm chi tiệu giảm ngân sách chung của Liên Hiệp xuống dưới ngưỡng 1 % GDP của toàn khối. La Croix nhấn mạnh : Đài Loan đặc biệt muốn giảm mức đóng góp vào ngân sách chung của châu Âu.
Cứ 7 năm một lần các thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp lại để bàn thảo về ngân sách chung. Le Figaro cho biết : ngân sách đó ước tính vào khoảng 1000 tỉ euro. Bruxelles phân phát lại khoản tiền này cho các thành viên, giúp các quốc gia trong khối cùng phát triển. Nhìn chung thì ngân sách của đại gia đình châu Âu được coi là ổn định và từ trước đến nay, Liên Hiệp Châu Âu thường vẫn « thu nhiều hơn chi ». Dựa trên tinh thần liên đới giữa các thành viên, các nước Tây Âu phát triển như Anh, Pháp, Đức hay Ý … đóng góp nhiều hơn so với những khoản trợ cấp họ nhận được từ Bruxelles. Ngược lại thì những thành viên yếu kém nhất, đặc biệt là các thành viên mới ở Đông Âu, như Ba Lan, Roumania … lại được hưởng nhiều lợi lộc. Cụ thể trong trường hợp của Pháp chẳng hạn Paris đóng góp 18,1 tỉ euro và nhận lại được từ Bruxelles 13,2 tỉ. Còn Anh Quốc đóng góp 11,3 tỉ và nhận lại trợ cấp của châu Âu là 6,6 tỉ euro.
Trong số những quốc gia đóng góp nhiều nhất cho Liên Hiệp Châu Âu thì đứng đầu bảng là Đức, kế tới là Pháp và Ý. Anh Quốc chỉ đứng hàng thứ tư.
Khúc mắc trong thượng đỉnh lần này là nước Anh của Thủ tướng Cameron như tất cả 26 thành viên còn lại của châu Âu -đang gặp khó khăn kinh tế cho nên Luân Đôn đòi Liên Hiệp Châu Âu giảm ngân sách chung xuống dưới ngưỡng 1.000 tỉ chủ yếu là cắt giảm các khoản tài trợ cho ngành nông nghiệp của châu Âu. Pháp là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất trong chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Liên Hiệp Châu Âu. Đâu đó cuộc đọ sức sắp diễn ra ở Bruxelles hôm nay và ngày mai là một cuộc đối đầu giữa Luân Đôn với Paris và theo như nhận xét của Les Echos có nhiều khả năng, nước Đức của bà Thủ tướng Merkel lại phải đứng ra làm trọng tài.
Các tờ báo Pháp không quên lên án thái độ « ích kỷ » vốn có của Anh Quốc từ xưa tới nay. Điều được thể hiện qua câu nói đã đi vào huyền thoại của cựu Thủ tướng M. Thatcher « I want my money back » : dù đóng góp ít hơn Đức, Pháp và Ý nhưng Luân Đôn lại đòi hưởng nhiều trợ cấp của Bruxelles nhiều hơn những nước bạn !
Pháp : Trò hề trong hàng ngũ đảng đối lập UMP
Trở lại với chủ đề được các tờ báo Pháp bình luận nhiều nhất trong ngày : cuộc chiến không hồi kết giữa hai ông Fillon và Copé để tranh chiếc ghế chủ tịch đảng đối lập cánh hữu UMP.
« Hỗn loạn, bi kịch, thảm hại, nhục nhã » đó là những từ ngữ mà báo chí Pháp thuộc cả hai khuynh hướng tả và hữu dành để nói về cuộc đọ sức « huynh đệ tương tàn » giữa hai ông Jean François Copé và François Fillon.
Copé là Tổng thư ký đảng UMP còn Fillon, cựu Thủ tướng Pháp. Cả hai cùng tranh một chiếc ghế chủ tịch đảng. Sau cuộc bỏ phiếu hôm 18/11/2012 và phải mất 48 giờ sau đó, kết quả kiểm phiếu mới được công bố. Phần thắng nghiêng về phía ông Copé nhưng ông này chỉ hơn đối thủ của mình chưa đầy 100 lá phiếu. Thắng lợi trong đường tơ kẽ tóc báo trước cơn bão tố trong nội bộ đảng UMP. Le Monde số ra từ chiều hôm qua đưa tựa « Fillon chưa buông vũ khí » như một lời tiên tri trước khi cánh Fillon phản công.
Nhật báo Le Figaro thiên hữu chẳng đặng đừng đã phải chạy tựa trên trang nhất : « Đảng UMP lại rơi vào tình trạng hỗn loạn ». Tờ L'Humanité coi đây là « bế tắc » hoàn toàn. Libération thiên tả có bài xã luận mang nhan đề « thảm hại » và gọi cuộc đấu đá giữa hai anh em một nhà này là « một trò hề dở khóc dở cười » trên sân khấu chính trị Pháp. Trong quá khứ, cánh hữu của Pháp đã từng chứng kiến nhiều cuộc đối đầu giữa các nhân vật lãnh đạo nhưng chưa bao giờ các đảng viên lại bị bắt làm con tin như trong cuộc tranh giành quyền lực của đảng UMP lần này.
« Dở khóc, dở cười » cũng là cụm từ Le Figaro dùng trong bài xã luận. Tác giả cho rằng « người ta có thể cười trước trò hề và những cuộc tranh cãi nội bộ, người ta có thể chế diễu cuộc kiểm phiếu vừa qua … nhưng thực tế đã làm cho nhiều người muốn khóc : thật là xấu hổ và oan uổng cho phe đối lập. Đảng cầm quyền và François Hollande đang mất điểm tín nhiệm, kinh tế Pháp đình đốn và nước Pháp ngập đầu vì nợ công và vừa bị Moody’s hạ điểm tín nhiệm ». Vậy mà « mấy ông trong đảng UMP lại bị chiếc ghế chủ tịch đảng làm lóa mắt ». Bị chi phối như vậy, đảng UMP không khác nào đang « mở ra cho đảng xã hội cả một con đường rộng thênh thang ».
Tác giả bài xã luận của Le Figaro không khoan nhượng khi cho rằng những người đang đánh nhau vì chiếc ghế chủ tịch đảng đã quên mất một điều cơ bản đó là họ chỉ có thể ngồi được vào chiếc ghế ấy khi được các đảng viên, được cử tri tín nhiệm mà thôi.
Cử tri muốn gì ? Họ không màng tới các cuộc tranh cãi giữa mấy ông lãnh đạo. Họ chỉ muốn đảng UMP đấu tranh vì những ý tưởng để đem lại những gì tốt đẹp cho đất nước. Nhân danh thành phần này Le Figaro kêu gọi cả hai phe Fillon và Copé nhanh chóng đóng lại bộ phim dài nhiều tập với quá nhiều ê chề đã làm các hoạt động chính trị xuống cấp nghiêm trọng.
No comments:
Post a Comment