ICAPP là một tổ chức tập hợp hơn 300 đảng chính tri - cầm quyền cũng như đối lập - tại hơn 50 nước Á châu hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả vùng Trung Á. Đại hội ở Baku lần này có 230 đại biểu, đại diện cho khoảng 60 đảng chính trị đến từ nhiều nước, bao gồm cả những người từ Trung Quốc và Việt Nam, Philippines…
Trong quá trình thảo luận, một đại biểu Việt Nam và hai dân biểu Philippines đã phản đối bản dự thảo Tuyên bố chung vốn không đề cập đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) như là một cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các thành viên Đông Nam Á ASEAN.
Nhờ khéo phối hợp, Việt Nam và Philippines đã thành công trong việc yêu cầu xóa bỏ khỏi bản dự thảo đề nghị cùng với Trung Quốc đồng thăm dò và khai thác Biển Đông. Đề nghị này đã được đại hội nhất trí thông qua.
Trong bản dự thảo phần gây tranh cãi được viết như sau : « Chúng tôi ủng hộ hòa bình và ngoại giao, và cách tiếp cận thực tế như cùng nhau thăm dò và phát triển để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở một số vùng của châu Á, dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, mà không cần phải dùng đến cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Sự khác biệt chính trị về các tranh chấp lãnh thổ không được trở thành cản lực cho quan hệ kinh tế và văn hóa bình thường, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. »
Vào tối thứ Sáu, bản Tuyên bố Baku cùng đã được thông qua, và phần Việt Nam và Philippines không đồng ý đã được xóa bỏ : « Chúng tôi cũng ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở một số vùng của châu Á, dựa trên các nguyên tắc được chấp nhận của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiêp Quốc, chứ không phải là bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Sự khác biệt chính trị về các tranh chấp lãnh thổ không được trở thành cản lực cho quan hệ kinh tế và văn hóa bình thường, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. »
Theo báo Philippine Daily Inquirer, ngay từ hôm thứ Năm 22/11/2012, tức ngày đầu tiên của đại hội ICAPP tại Baku, một viên chức thuộc một đảng chính trị Việt Nam đã tiếp xúc với dân biểu Philippines Rufus Rodriguez, đơn vị Cagayan de Oro, và Mel Senen Sarmiento, đơn vị Tây Samar, để thảo luận về bản dự thảo Tuyên bố đã được lưu hành trước lúc được chính thức thông qua tối thứ Sáu.
Dân biểu Rodriguez không nêu tên viên chức Việt Nam, mà chỉ nói chung : « Việt Nam đến gặp tôi – và đó cũng là ý tưởng của chính tôi - bởi vì chúng tôi không thể chấp nhận hợp tác khai thác với Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vì vùng này thuộc chủ quyền của chúng tôi (Philippines và Việt Nam) ». Dân biểu Philippines nói tiếp : « Do đó tôi đã đòi xoá bỏ điều đó ».
Dân biểu Sarmiento cũng chia sẻ mối quan ngại của ông Rodriguez : « Tôi rất muốn làm việc với Trung Quốc và với bất kỳ quốc gia nào khác trên vấn đề đó để mang lại tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải là để bị nói rằng chúng tôi đã bán đứng vùng biển đảo đó ».
Trước đó, nhật báo Philippines Inquirer Daily đã trích lời cựu chủ tịch Quốc hội Philippines Jose de Venecia Jr, sáng lập viên tố chức ICAPP, và chính nhân vật này là người ủng hộ phương án cùng thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông.
Trong quá trình thảo luận, một đại biểu Việt Nam và hai dân biểu Philippines đã phản đối bản dự thảo Tuyên bố chung vốn không đề cập đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) như là một cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các thành viên Đông Nam Á ASEAN.
Nhờ khéo phối hợp, Việt Nam và Philippines đã thành công trong việc yêu cầu xóa bỏ khỏi bản dự thảo đề nghị cùng với Trung Quốc đồng thăm dò và khai thác Biển Đông. Đề nghị này đã được đại hội nhất trí thông qua.
Trong bản dự thảo phần gây tranh cãi được viết như sau : « Chúng tôi ủng hộ hòa bình và ngoại giao, và cách tiếp cận thực tế như cùng nhau thăm dò và phát triển để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở một số vùng của châu Á, dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, mà không cần phải dùng đến cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Sự khác biệt chính trị về các tranh chấp lãnh thổ không được trở thành cản lực cho quan hệ kinh tế và văn hóa bình thường, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. »
Vào tối thứ Sáu, bản Tuyên bố Baku cùng đã được thông qua, và phần Việt Nam và Philippines không đồng ý đã được xóa bỏ : « Chúng tôi cũng ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở một số vùng của châu Á, dựa trên các nguyên tắc được chấp nhận của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiêp Quốc, chứ không phải là bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Sự khác biệt chính trị về các tranh chấp lãnh thổ không được trở thành cản lực cho quan hệ kinh tế và văn hóa bình thường, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. »
Theo báo Philippine Daily Inquirer, ngay từ hôm thứ Năm 22/11/2012, tức ngày đầu tiên của đại hội ICAPP tại Baku, một viên chức thuộc một đảng chính trị Việt Nam đã tiếp xúc với dân biểu Philippines Rufus Rodriguez, đơn vị Cagayan de Oro, và Mel Senen Sarmiento, đơn vị Tây Samar, để thảo luận về bản dự thảo Tuyên bố đã được lưu hành trước lúc được chính thức thông qua tối thứ Sáu.
Dân biểu Rodriguez không nêu tên viên chức Việt Nam, mà chỉ nói chung : « Việt Nam đến gặp tôi – và đó cũng là ý tưởng của chính tôi - bởi vì chúng tôi không thể chấp nhận hợp tác khai thác với Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vì vùng này thuộc chủ quyền của chúng tôi (Philippines và Việt Nam) ». Dân biểu Philippines nói tiếp : « Do đó tôi đã đòi xoá bỏ điều đó ».
Dân biểu Sarmiento cũng chia sẻ mối quan ngại của ông Rodriguez : « Tôi rất muốn làm việc với Trung Quốc và với bất kỳ quốc gia nào khác trên vấn đề đó để mang lại tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải là để bị nói rằng chúng tôi đã bán đứng vùng biển đảo đó ».
Trước đó, nhật báo Philippines Inquirer Daily đã trích lời cựu chủ tịch Quốc hội Philippines Jose de Venecia Jr, sáng lập viên tố chức ICAPP, và chính nhân vật này là người ủng hộ phương án cùng thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông.
No comments:
Post a Comment