Tờ Nhân dân Nhật báo, trích tin từ Tân Hoa Xã, cho biết đây là tấm bản đồ đầu tiên cung cấp các thông tin địa chất của thành phố Tam Sa và các đảo ở Biển Đông một cách toàn diện, chính xác và cụ thể.
Do một đơn vị chuyên trách của quân đội Trung Quốc thực hiện, và được Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc phê duyệt, bản đồ bao gồm các hình ảnh vệ tinh, các không ảnh, bản đồ hình thể và bản đồ hành chính của thành phố và các đảo, xuất bản với tỷ lệ xích từ 1:30.000.000 đến 1:360.000.
Theo truyền thông Trung Quốc thì bản đồ này nhấn mạnh đến đảo Vĩnh Hưng, nơi đặt trụ sở chinh quyền thành phố Tam Sa, cũng như là 38 đảo chính và bãi đá trong vùng. Đảo này, tên quốc tế là Woody Island - Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm – là đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974, và từ đó đến nay không ngừng tìm cách áp đặt tình trạng đã rồi do chính họ tạo nên.
Việc công bố bản đồ Tam Sa là hành vi mới nhất theo chiếu hướng cưỡng đoạt đó, nối tiếp theo các hành động như là cho thành lập cơ quan hành chính, bầu người vào cơ quan này, thậm chí đặt đơn vị quân đội đồn trú ngay tại đấy. Không những thế, Bắc Kinh còn xúc tiến việc xây dựng hạ tầng cơ sở để đưa du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa.
Đây cũng là một hành động khiêu khích mới sau khi Bắc Kinh cho lưu hành hộ chiếu điện tử mới có in hình đường lưỡi bò thể hiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Do một đơn vị chuyên trách của quân đội Trung Quốc thực hiện, và được Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc phê duyệt, bản đồ bao gồm các hình ảnh vệ tinh, các không ảnh, bản đồ hình thể và bản đồ hành chính của thành phố và các đảo, xuất bản với tỷ lệ xích từ 1:30.000.000 đến 1:360.000.
Theo truyền thông Trung Quốc thì bản đồ này nhấn mạnh đến đảo Vĩnh Hưng, nơi đặt trụ sở chinh quyền thành phố Tam Sa, cũng như là 38 đảo chính và bãi đá trong vùng. Đảo này, tên quốc tế là Woody Island - Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm – là đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974, và từ đó đến nay không ngừng tìm cách áp đặt tình trạng đã rồi do chính họ tạo nên.
Việc công bố bản đồ Tam Sa là hành vi mới nhất theo chiếu hướng cưỡng đoạt đó, nối tiếp theo các hành động như là cho thành lập cơ quan hành chính, bầu người vào cơ quan này, thậm chí đặt đơn vị quân đội đồn trú ngay tại đấy. Không những thế, Bắc Kinh còn xúc tiến việc xây dựng hạ tầng cơ sở để đưa du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa.
Đây cũng là một hành động khiêu khích mới sau khi Bắc Kinh cho lưu hành hộ chiếu điện tử mới có in hình đường lưỡi bò thể hiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
No comments:
Post a Comment