'ASEAN, Mỹ, Nhật nên bắt tay nhau trước sự bành trướng của Trung Quốc'
Đối với Mỹ và Nhật trước sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương, tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước ASEAN không chỉ giới hạn ở Biển Đông. Sự hợp tác đó sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực kiểm tra những hoạt động bành trướng hàng hải của Bắc Kinh ở những nơi khác nữa.
Đó là nhận định được đăng trong bài bình luận trên nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật hôm 22/9.
Bài báo nói rõ ràng Trung Quốc dự định tăng cường quyền bá chủ của mình ở Biển Đông trong lúc ngăn trở việc hình thành một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý.
Theo bài bình luận, trong khi các nước ASEAN muốn xúc tiến bộ quy tắc này thì Trung Quốc lại tỏ ra không hăng hái.
Vẫn theo bài bình luận, trong hơn 10 năm nay, các nước Đông Nam Á cố gắng đạt được sự đồng ý của Trung Quốc trong việc thành lập bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, với sức mạnh quân sự và kinh tế lớn mạnh của mình, Trung Quốc vẫn không chịu ngồi vào bàn thảo luận và khi vào bàn thương nghị thì lại đòi thảo luận các vấn đề khác chứ không đi vào thảo luận chi tiết về bộ quy tắc này.
Tác giả cho rằng không có bộ quy tắc ứng xử thì cuộc khủng hoảng Biển Đông chỉ ngày càng lún sâu hơn mà thôi.
Bài bình luận nói ASEAN, Mỹ, và Nhật cần phải hợp lực để ứng phó trước các chính sách bá chủ và bành trướng hàng hải của Trung Quốc.
Theo bài phân tích, tâm điểm gây chú ý hiện nay là cuộc tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc trong lúc Manila không ngừng tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật.
Hoa Kỳ đang thực thi chính sách chuyển trục xoay về Châu Á để đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang gia tăng các chuyến thăm viếng các nước ASEAN và loan báo kế hoạch cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines.
Đó là nhận định được đăng trong bài bình luận trên nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật hôm 22/9.
Bài báo nói rõ ràng Trung Quốc dự định tăng cường quyền bá chủ của mình ở Biển Đông trong lúc ngăn trở việc hình thành một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý.
Theo bài bình luận, trong khi các nước ASEAN muốn xúc tiến bộ quy tắc này thì Trung Quốc lại tỏ ra không hăng hái.
Vẫn theo bài bình luận, trong hơn 10 năm nay, các nước Đông Nam Á cố gắng đạt được sự đồng ý của Trung Quốc trong việc thành lập bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, với sức mạnh quân sự và kinh tế lớn mạnh của mình, Trung Quốc vẫn không chịu ngồi vào bàn thảo luận và khi vào bàn thương nghị thì lại đòi thảo luận các vấn đề khác chứ không đi vào thảo luận chi tiết về bộ quy tắc này.
Tác giả cho rằng không có bộ quy tắc ứng xử thì cuộc khủng hoảng Biển Đông chỉ ngày càng lún sâu hơn mà thôi.
Bài bình luận nói ASEAN, Mỹ, và Nhật cần phải hợp lực để ứng phó trước các chính sách bá chủ và bành trướng hàng hải của Trung Quốc.
Theo bài phân tích, tâm điểm gây chú ý hiện nay là cuộc tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc trong lúc Manila không ngừng tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật.
Hoa Kỳ đang thực thi chính sách chuyển trục xoay về Châu Á để đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang gia tăng các chuyến thăm viếng các nước ASEAN và loan báo kế hoạch cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines.
No comments:
Post a Comment