TS Nguyễn Nhã : "Chung tay quảng bá chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa"
TS Nguyễn Nhã nói chuyện về chủ quyền HS-TS với người Việt tại Paris ngày 03/09/2013.
Thanh Phương/RFI
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã vừa kết thúc một chuyến đi châu Âu đưa ông đến các nước Đức, Áo, Cộng hòa Séc và Pháp để tiếp tục công việc mà ông vẫn làm từ mấy năm gần đây, đó là trình bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho người Việt khắp nơi, cũng như cho người nước ngoài.
Trong khuôn khổ chuyến đi châu Âu đó, ngày 03/09 vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã đến Paris để gặp gỡ, trao đổi về vấn đề chủ quyền biển đảo với người Việt tại Pháp. Buổi nói chuyện này diễn ra tại trường kinh doanh IPAG Business School, do nhóm Biển Đông tại Pháp phối hợp với Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam (AVSE) tổ chức.
Chuyến đi châu Âu của tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng trùng với thời điểm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tháng bảy vừa qua vừa phát hành một cuốn sách của ông tựa đề « Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ».
Cuốn sách này đúc kết những gì mà tiến sĩ Nguyễn Nhã đã dày công nghiên cứu từ 40 năm qua, kể từ khi ông cho xuất bản Tập san sử địa Đặc khảo Hoàng Sa và tổ chức triển lãm về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1975, cho đến năm 2003, khi ông thực hiện và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài ''Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa'' và cho đến nay.
Khi cho xuất bản cuốn sách nói trên, tiến sĩ Nguyễn Nhã không chỉ mong muốn giúp cho các thầy cô, học sinh, sinh viên hiểu thấu đáo hơn về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này, mà còn thông qua đó, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia quảng bá sự thật lịch sử và đấu tranh cho chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Trả lời phỏng vấn RFI trước buổi nói chuyện tại Paris tối thứ ba 03/09, tiến sĩ Nguyễn Nhã nhắc lại mong muốn của ông là mọi người chung tay góp sức quảng bá cho quốc tế biết những sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, bác bỏ những lập luận của Trung Quốc.
Cũng giống như tại những nơi khác, trong buổi nói chuyện tại Paris ngày 03/09 vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã trình bày ngắn ngọn những bằng chứng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, chủ yếu qua những châu bản, văn bản Nhà nước và sách điển chế của Việt Nam trước năm 1909, cũng như qua những tài liệu của phương Tây. Ông đã dành nhiều thời gian để trao đổi với cử tọa. Rất tiếc là có thể do không được phổ biến rộng rãi, cho nên, buổi nói chuyện hôm đó chỉ quy tụ khoảng hơn 30 người, tính luôn cả ban tổ chức.
Nếu kỳ vọng quá nhiều tiến sĩ Nguyễn Nhã, một số người bức xúc về vấn đề chủ quyền HS-TS có thể sẽ không hài lòng với những trình bày, những câu trả lời của ông. Nhưng như tiến sĩ Nguyễn Nhã vẫn nhắc đi nhắc lại, ông chỉ là một nhà nghiên cứu khoa học, chứ không phải là một chính khách, ông không thể trả lời thay Nhà nước được. Sự thật lịch sử như thế nào thì ông trình bày như thế, trình bày một cách khách quan, khoa học, còn về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc là chuyện của Nhà nước. Chỉ có điều, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, trước hiểm họa Bắc thuộc ngày càng rõ nét, ông thấy mình phải có nghĩa vụ lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền HS-TS và ông kêu gọi mọi người hãy “đừng sợ” Trung Quốc. Ông kêu gọi các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài tài trợ cho việc dịch các nghiên cứu của ông các tiếng Anh, tiếng Pháp.
Cuối buổi nói chuyện, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã đọc một bài hịch do ông viết, với nội dung gián tiếp bác bỏ cái gọi là “tám chữ vàng” trong quan hệ Việt-Trung. Nói chung, qua buổi nói chuyện của tiến sĩ Nguyễn Nhã tại Paris, cho dù một vài người vẫn không thỏa mãn với những trình bày của ông, ai cũng phải nhìn nhận rằng ông là một nhà trí thức nặng lòng với tiền đồ dân tộc. Mong ước của ông hiện nay là giới trẻ Việt Nam tiếp bước đấu tranh cho chủ quyền đất nước.
Nhưng chỉ có điều khiến ông rất buồn là người sinh viên mà ông hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ về đề tài tranh chấp chủ quyền Biển Đông cuối cùng đã không tiếp tục làm, vì có vị giáo sư khác nói rằng đây là một đề tài “nhạy cảm”.
Nếu như có một động lực nào đó có thể đoàn kết mọi thành phần dân tộc, thì đó là lòng yêu nước, nhất là trước hiểm họa từ phương Bắc như hiện nay. Nhưng vì sao tranh chấp Biển Đông vẫn còn bị coi là đề tài “nhạy cảm”? Vì sao khi người dân xuống đường biểu tình phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông thì lại bị ngăn chận, bắt bớ? Vì sao Nhà nước Việt Nam không dám làm như Philippines kiện Trung Quốc ra trước tòa án LHQ?
Cho tới nay, chính sách của chính phủ Việt Nam về Biển Đông, cũng trong quan hệ với Trung Quốc vẫn còn rất mù mờ, không rõ ràng, minh bạch. Không ai biết cụ thể là giới lãnh đạo Hà Nội đã ký kết, đã cam kết những gì với Bắc Kinh cho tới nay. Chính vì vậy là nhiều người vẫn còn nghi ngờ, thậm chí có một người lên án chính quyền “bán nước” cho giặc Tàu. Một khi chưa có sự đồng tâm nhất trí giữa người dân với chính quyền, thì khó mà huy động toàn bộ nội lực của đất nước để ngăn chận hiểm họa Bắc thuộc.
Chuyến đi châu Âu của tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng trùng với thời điểm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tháng bảy vừa qua vừa phát hành một cuốn sách của ông tựa đề « Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ».
Cuốn sách này đúc kết những gì mà tiến sĩ Nguyễn Nhã đã dày công nghiên cứu từ 40 năm qua, kể từ khi ông cho xuất bản Tập san sử địa Đặc khảo Hoàng Sa và tổ chức triển lãm về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1975, cho đến năm 2003, khi ông thực hiện và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài ''Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa'' và cho đến nay.
Khi cho xuất bản cuốn sách nói trên, tiến sĩ Nguyễn Nhã không chỉ mong muốn giúp cho các thầy cô, học sinh, sinh viên hiểu thấu đáo hơn về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này, mà còn thông qua đó, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia quảng bá sự thật lịch sử và đấu tranh cho chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Trả lời phỏng vấn RFI trước buổi nói chuyện tại Paris tối thứ ba 03/09, tiến sĩ Nguyễn Nhã nhắc lại mong muốn của ông là mọi người chung tay góp sức quảng bá cho quốc tế biết những sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, bác bỏ những lập luận của Trung Quốc.
Nếu kỳ vọng quá nhiều tiến sĩ Nguyễn Nhã, một số người bức xúc về vấn đề chủ quyền HS-TS có thể sẽ không hài lòng với những trình bày, những câu trả lời của ông. Nhưng như tiến sĩ Nguyễn Nhã vẫn nhắc đi nhắc lại, ông chỉ là một nhà nghiên cứu khoa học, chứ không phải là một chính khách, ông không thể trả lời thay Nhà nước được. Sự thật lịch sử như thế nào thì ông trình bày như thế, trình bày một cách khách quan, khoa học, còn về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc là chuyện của Nhà nước. Chỉ có điều, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, trước hiểm họa Bắc thuộc ngày càng rõ nét, ông thấy mình phải có nghĩa vụ lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền HS-TS và ông kêu gọi mọi người hãy “đừng sợ” Trung Quốc. Ông kêu gọi các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài tài trợ cho việc dịch các nghiên cứu của ông các tiếng Anh, tiếng Pháp.
|
Nhưng chỉ có điều khiến ông rất buồn là người sinh viên mà ông hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ về đề tài tranh chấp chủ quyền Biển Đông cuối cùng đã không tiếp tục làm, vì có vị giáo sư khác nói rằng đây là một đề tài “nhạy cảm”.
Nếu như có một động lực nào đó có thể đoàn kết mọi thành phần dân tộc, thì đó là lòng yêu nước, nhất là trước hiểm họa từ phương Bắc như hiện nay. Nhưng vì sao tranh chấp Biển Đông vẫn còn bị coi là đề tài “nhạy cảm”? Vì sao khi người dân xuống đường biểu tình phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông thì lại bị ngăn chận, bắt bớ? Vì sao Nhà nước Việt Nam không dám làm như Philippines kiện Trung Quốc ra trước tòa án LHQ?
Cho tới nay, chính sách của chính phủ Việt Nam về Biển Đông, cũng trong quan hệ với Trung Quốc vẫn còn rất mù mờ, không rõ ràng, minh bạch. Không ai biết cụ thể là giới lãnh đạo Hà Nội đã ký kết, đã cam kết những gì với Bắc Kinh cho tới nay. Chính vì vậy là nhiều người vẫn còn nghi ngờ, thậm chí có một người lên án chính quyền “bán nước” cho giặc Tàu. Một khi chưa có sự đồng tâm nhất trí giữa người dân với chính quyền, thì khó mà huy động toàn bộ nội lực của đất nước để ngăn chận hiểm họa Bắc thuộc.
No comments:
Post a Comment