Thursday, July 21, 2016

Hồng Kông : Thủ lĩnh phong trào « Dù Vàng » bị kết tội gây rối

Hồng Kông : Thủ lĩnh phong trào « Dù Vàng » bị kết tội gây rối

mediaCác lãnh đạo phong trào sinh viên (từ trái qua) Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quán Thông (Nathan Law) và Châu Vĩnh Khang (Alex Chow) hô khẩu hiệu tại tòa án Hồng Kông, ngày 21/07/2016REUTERS/Bobby Yip
Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), gương mặt tiêu biểu của « phong trào Dù Vàng », đã bị tư pháp Hồng Kông, ngày 21/07/2016, kết tội đóng vai trò chủ đạo trong một cuộc biểu tình trên quy mô lớn vào tháng 9 năm 2014.
Hoàng Chi Phong, hiện 19 tuổi, có thể bị kết án đến 2 năm tù. Tòa án Hồng Kông cáo buộc thủ lĩnh phong trào sinh viên đã tham gia một cuộc tụ tập bất hợp pháp ngày 26/09/2014, dựng chướng ngại vật « làm xáo trộn trật tự công cộng » cùng với một số sinh viên khác và đã xâm nhập vào quảng trường Civic Square nằm trong quần thể chính phủ.
Sau đó, hành động này đã khơi mào cho hàng loạt các cuộc biểu tình có quy mô lớn và dẫn đến phong trào đòi dân chủ hai ngày sau đó. Cảnh sát đã bắn hơi cay về phía người biểu tình buộc họ phải căng dù ra chống đỡ.
Hai gương mặt tiêu biểu khác của phong trào cũng bị kết án : Châu Vĩnh Khang (Alex Chow) bị buộc tội đã tham gia cuộc biểu tình trên, còn La Quán Thông (Nathan Law) bị cáo buộc đã xúi giục bạn bè biểu tình. Cả ba nhà đấu tranh được tại ngoại có điều kiện, và sẽ trình tòa lần nữa vào ngày 15/08 để nghe tuyên án.
Phát biểu với hãng tin AFP, Hoàng Chi Phong tỏ ra kiên quyết : « Dù bản án có như thế nào, chúng tôi tiếp tục đấu tranh phản đối sự đàn áp của chính phủ. Chúng tôi hiểu được rằng đối mặt với chế độ cộng sản lớn nhất thế giới là một cuộc chiến dài hơn vì nền dân chủ ».
Trong những tháng gần đây, Hoàng Chi Phong thường xuyên phải đến tòa vì nhiều cáo buộc khác nhau liên quan đến phong trào ủng hộ dân chủ. Tháng 06/2016, thủ lĩnh phong trào sinh viên đã được tha bổng trong một vụ khác liên quan đến một vụ biểu tình chống Bắc Kinh.
Với « phong trào Dù Vàng », Hồng Kông trải qua giai đoạn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả lại Trung Quốc vào năm 1997. Hàng chục nghìn người biểu tình đã làm tê liệt các khu phố trong suốt hai tháng để đòi bầu ra người đứng đầu đặc khu vào năm 2017 thông qua phổ thông đầu phiếu. Bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế trước sự kiện này, Trung Quốc đã không nhân nhượng người biểu tình.
Cùng chủ đề

No comments:

Post a Comment