Phán quyết PCA thách thức đòi hỏi chủ quyền Biển Đông của Việt Nam
Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền " lịch sử " của Trung Quốc ở Biển Đông được gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn. Phán quyết này được đánh giá là hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc, và rất có lợi cho Philippines, cũng như các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, mà quan trọng nhất là Việt Nam. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phán quyết PCA cũng đặt lại vấn đề các đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa.
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Đại Học Maine (Hoa Kỳ) đã cho rằng nếu tôn trọng và khéo khai thác phán quyết, Việt Nam sẽ có thể bảo vệ được các lợi ích thiết yếu của mình tại Biển Đông, ngăn chặn được tham vọng của Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, một nước cũng có yêu sách chủ quyền rất rộng tại Biển Đông, trên cả quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa, phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye được cho là có tác dụng phản bác một số tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với rất nhiều thực thể địa lý tại Trường Sa, nhưng lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines hoặc Malaysia, hay là trong các vùng biển quốc tế.
Phán quyết bác bỏ « quyền lịch sử » và quy chế « đảo »
Một số kết luận trong phán quyết của Tòa La Haye được cho là có thể bất lợi cho Việt Nam. Trước hết là việc định chế trọng tài này không công nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là tại những vùng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Điểm thứ hai là việc Tòa này xác định rằng Itu Aba, thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất Biển Đông, hiện do Đài Loan kiểm soát, không có quy chế đảo (island) mà chỉ là một bãi đá (rock). Với quy chế « đá », thực thể mà Đài Loan gọi là Thái Bình, và Việt Nam gọi là Ba Bình, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà chỉ được hải phận 12 dặm mà thôi. Nếu thực thể lớn nhất Biển Đông không được xem là đảo, thì rõ ràng là các thực thể còn lại, như đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam, cũng lâm vào tình trạng như vậy.
Có lẽ vì đã nhận thấy rõ các điểm bất lợi trên đây mà trong phản ứng đầu tiên về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Việt Nam đã có thái độ rất thận trọng. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 12/07 vừa qua, Việt Nam dĩ nhiên đã lên tiếng « hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016 », nhưng xác định thêm rằng « Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết ».
Giáo sư Ngô Vĩnh Long ghi nhận rằng sau tuyên bố hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài PCA, Việt Nam đã lập lại quan điểm cố hữu của mình từ nhiều năm nay là « ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình... ».
Vấn đề tuy nhiên là trong cùng một tuyên bố Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong lúc một chuyên gia lão làng về Biển Đông của Việt Nam đã nhấn mạnh đến tính chất « lịch sử » trong tuyên bố chủ quyền của Việt Nam khi cho rằng « Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình ».
Đối với giáo sư Long đã cho rằng việc tiếp tục tuyên bố chủ quyền nhất là trên toàn bộ Trường Sa « có thể là sai lầm trên phương diện pháp lý và chính trị » sau một phán quyết của Tòa Án Trọng Tài có khả năng mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích trong mọi lãnh vực, với điều kiện là biết cách khai thác.
Không thể bắt chước Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa
Không thể bắt chước Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Long nhắc lại quan điểm từng được ông nêu lên trước đây, theo đó Việt Nam không thể bắt chước Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa, đặc biệt là đối với các thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia :
Ngô Vĩnh Long : Đây là một vấn đề tôi đã thấy từ lâu, và trong những phỏng vấn tôi cũng đã nói về vấn đề này rồi… (như) ngày 27/08/2012, tôi đã trình bày một cách chi tiết là việc đòi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa là một bất lợi lớn cho Việt Nam.
Thì tôi nghĩ rằng những ai không không muốn Việt Nam đàm phán với hai nước trên về việc chuyển nhượng những thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của họ theo phán quyết, thì có thể nghĩ đây là điểm bất lợi cho Việt Nam.
Một điểm nữa có thể cho là bất lợi là có khoảng 20 bãi ngầm (reefs) hoặc bãi đá nổi trong vùng biển quốc tế, mà tôi nghĩ Việt Nam khó có thể đòi chủ quyền được.
Đối với tôi, bất lợi cho Việt Nam là cố đòi chủ quyền đối với các thực thể này vì việc này mất nhiều công sức và có thể gây căng thẳng không đáng có với Philippines và Malaysia.
Theo giáo sư Long, tiếp tục đòi chủ quyền trên các thực thể quá nhỏ cũng là điều không nên làm trong bối cảnh phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực có khả năng mang lại cho Việt Nam những lợi ích lớn hơn rất nhiều :
Ngô Vĩnh Long : Thực ra, phán quyết của Tòa Án có lợi nhất cho Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là đối với những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền, mà nên đàm phán thiết lập cơ chế bảo vệ sinh thái trong quần đảo Trường Sa nói riêng, và trên toàn bộ Biển Đông nói chung. Đây là việc có lợi cho tất cả và đặc biệt là có lợi cho Việt Nam.
Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền (trên các thực thể quá nhỏ) bởi vì làm như vậy, Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục đòi chủ quyền. Việt Nam tranh chấp mấy hòn đá nhỏ như vậy với các nước hàng xóm, mà lại đòi Trung Quốc không tranh chấp thì rất khó.
Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam nên xét lại chính sách hiện nay, nếu nó đúng như điều tôi mới vừa trích, vì nó bất lợi, không những cho Việt Nam mà cho tất cả.
Nên tuyên bố chấp nhận toàn bộ phán quyết
Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, nếu Việt Nam biết cách tranh thủ thì phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích :
Ngô Vĩnh Long : Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, vì đây là vấn đề lợi nhất cho Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, và địa chính trị.
Ngô Vĩnh Long : Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, vì đây là vấn đề lợi nhất cho Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, và địa chính trị.
Thành ra, nếu Việt Nam bảo vệ vùng kinh tế 200 hải lý – như là phán quyết nói – không những của Việt Nam mà cả của những nước khác, thì Việt Nam và những nước có lợi ích trực tiếp cần sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới làm áp lực buộc Trung Quốc dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết.
Ví dụ như phán quyết khẳng định rằng đảo Ba Bình (Itu Aba), tức là đảo lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh thôi. Các thực thể nhỏ hơn như bãi đá thì chỉ có 500 mét.
Do đó từ nay trở đi, Việt Nam và các nước trong và ngoài khu vực có thể sử dụng phán quyết như cơ sở pháp lý, đưa Trung Quốc ra công lý quốc tế, nếu Trung Quốc cố tình bất chấp luật pháp như là đe doạ tánh mạng của ngư dân khi đến gần các đảo và đá ngầm mà Trung Quốc đang chiếm ở trong khu vực Trường Sa và Hoàng Sa.
Tóm lại, Giáo sư Long cho rằng Việt Nam nên tuyên bố chấp nhận toàn bộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực và phải biết hy sinh chuyên nhỏ để được chuyện lớn: Đó là “giữ vững quyền lợi của Việt Nam, đặc biệt trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình”.
RFI : Phản ứng của Việt Nam về phán quyết Biển Đông có điểm nào đáng chú ý ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là điểm đáng chú ý nhất là câu nói sau đây của ông Lê Hải Bình (phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam) :
“Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Tôi thấy rằng đây có thể là sai lầm trên phương diện pháp lý và chính trị sau phán quyết của Toà án Trọng tài, khi nói rằng Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình không những với quần đảo Hoàng Sa mà cả với quần đảo Trường Sa.
Điều làm tôi ngạc nhiên hơn nữa là ý kiến của ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới, trong bài đăng trên báo Giáo Dục Việt Nam ngày 14 tháng Bảy năm 2016, khi ông viết như sau :
“Để không bị lạc vào “mê hồn trận chủ quyền lịch sử” theo bài binh bố trận của Trung Quốc, tôi xin nhắc lại rằng quan điểm pháp lý của Việt Nam về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là :
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng.
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực.”
Tôi nghĩ, nếu những phát biểu tôi vừa trích ở trên phản ánh chính sách của hiện nay, thì tôi nghĩ Việt Nam không rụt rè mà cố hữu, có thể vì vẫn muốn tiếp tục nắm giữ những hòn đá và bãi ngầm (rocks and reefs) trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hay của Malaysia.
RFI : Như vậy, phải chăng lập trường của Việt Nam chẳng khác gì Trung Quốc ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng, đây là một vấn đề tôi đã thấy từ lâu, và trong những phỏng vấn tôi cũng đã nói về vấn đề này rồi… (như) ngày 27/08/2012, tôi đã trình bày một cách chi tiết là việc đòi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa là một bất lợi lớn cho Việt Nam.
Thì tôi nghĩ rằng những ai không không muốn Việt Nam đàm phán với hai nước trên về việc chuyển nhượng những thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của họ theo phán quyết, thì có thể nghĩ đây là điểm bất lợi cho Việt Nam.
Một điểm nữa có thể cho là bất lợi là có khoảng 20 bãi ngầm (reefs) hoặc bãi đá nổi trong vùng biển quốc tế, mà tôi nghĩ Việt Nam khó có thể đòi chủ quyền được.
Đối với tôi, bất lợi cho Việt Nam là cố đòi chủ quyền đối với các thực thể này vì việc này mất nhiều công sức và có thể gây căng thẳng không đáng có với Philippines và Malaysia.
RFI : Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực như vậy có một số điểm bất lợi cho Việt Nam…
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là có người diễn dịch là bất lợi, nhưng mà thực ra, phán quyết của Tòa Án có lợi nhất cho Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là đối với những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền, mà nên đàm phán thiết lập cơ chế bảo vệ sinh thái trong quần đảo Trường Sa nói riêng, và trên toàn bộ Biển Đông nói chung. Đây là việc có lợi cho tất cả và đặc biệt là có lợi cho Việt Nam.
Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền (trên các thực thể quá nhỏ) bởi vì làm như vậy, Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục đòi chủ quyền. Việt Nam tranh chấp mấy hòn đá nhỏ như vậy với các nước hàng xóm, mà lại đòi Trung Quốc không tranh chấp thì rất khó.
Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam nên xét lại chính sách hiện nay, nếu nó đúng như điều tôi mới vừa trích, vì nó bất lợi, không những cho Việt Nam mà cho tất cả.
RFI : Việt Nam cần phải làm gì để tranh thủ phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là Việt Nam nên hợp tác với các nước có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông, và với các nước ngoài khu vực.
Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, vì đây là vấn đề lợi nhất cho Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, và địa chính trị.
Thành ra, nếu Việt Nam bảo vệ vùng kinh tế 200 hải lý – như là phán quyết nói – không những của Việt Nam mà cả của những nước khác, thì Việt Nam và những nước có lợi ích trực tiếp cần sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới làm áp lực buộc Trung Quốc dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết.
Ví dụ như phán quyết khẳng định rằng đảo Ba Bình (Itu Aba), tức là đảo lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh thôi. Các thực thể nhỏ hơn như bãi đá thì chỉ có 500 mét.
Do đó từ nay trở đi, Việt Nam và các nước trong và ngoài khu vực có thể sử dụng phán quyết như cơ sở pháp lý, đưa Trung Quốc ra công lý quốc tế, nếu Trung Quốc cố tình bất chấp luật pháp như là đe doạ tánh mạng của ngư dân khi đến gần các đảo và đá ngầm mà Trung Quốc đang chiếm ở trong khu vực Trường Sa và Hoàng Sa.
RFI: Tóm lại, Việt Nam phải tranh thủ các khía cạnh nêu bật trong phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng. Tất nhiên là Việt Nam nên nói rõ rằng mình đồng ý với hết tất cả những gì phán quyết nói, vì tất cả đều có lợi cho Việt Nam, trong mọi lãnh vực.
Cho nên Việt Nam nên hy sinh chuyện nhỏ để được chuyện lớn, không nên bắt cá hai tay; hoặc là bỏ con cá để bắt con tôm. Con cá là gì? Là giữ vững quyền lợi của Việt Nam, đặc biệt trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Cùng chủ đề
TẠP CHÍ VIỆT NAM
Biển Đông : Không nên rơi vào bẫy tạm gác tranh chấp chủ quyền
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
Phán quyết về Biển Đông tạo thuận lợi cho Việt Nam
Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đã xử cho Manila thắng trên toàn bộ các …Kinh tế Việt Nam còn dựa nhiều vào tiền mặt
Tại một phiên họp của chính phủ ngày 01/07 vừa qua, bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm cho biết là lượng tiền trong dân hiện …Việt Nam: Phải kiểm soát từ đầu nguồn nước thải công nghiệp
Ngày 30/06/2016, tức là hơn 2 tháng sau khi xảy ra thảm họa cá biển chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, chính phủ …Biển Đông : Các kịch bản phán quyết của Tòa Án Trọng Tài và hệ lụy đối với Việt Nam
Theo nhiều nguồn tin báo chí, có thể vào đầu tháng Bẩy 2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ ra các …Biển Đông : Việt Nam và ASEAN không để cho Trung Quốc bịt miệng
Tại hội nghị đặc biệt ASEAN-Trung Quốc hôm 14/06/2016, do áp lực của Trung Quốc, một lần nữa các ngoại trưởng Đông Nam Á đã không …Tác động của vụ kiện Biển Đông đối với Việt Nam
Trong tháng 6 này, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về bản đồ đường “lưỡi …
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
Các chương trình
No comments:
Post a Comment