Thủ tướng Úc 'thân Hà Nội' qua đời
- 1 giờ trước
Cựu Thủ tướng Úc Gough Whitlam đã qua đời ở tuổi 98.
Ông được ca ngợi là biến đổi xã hội Úc hồi thập niên 1970 với nhiều cải cách.
Ông đã đem lại giáo dục đại học miễn phí, xóa án tử hình và cho phép di dân không da trắng được vào Úc.
Nhưng chính phủ của ông cũng chứng kiến nhiều vụ từ chức.
Ông là Thủ tướng gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Úc, muốn giảm bớt quan hệ với Anh.
Sinh vào tháng Bảy 1916, là con trai của một luật sư, ông trở thành phó lãnh đạo Đảng Lao động năm 1960.
Bảy năm sau, ông trở thành người dẫn dắt đảng này.
Sau bầu cử tháng 12 năm 1972, ông trở thành thủ tướng đảng Lao động đầu tiên tại Úc sau 23 năm.
Nhưng chỉ ba năm sau, đảng của ông Whitlam bị thất bại nặng nề.
Chiến tranh Việt Nam
Chỉ vài tháng sau khi lên làm thủ tướng, ông gây sốc cho nước Úc vì một loạt cải cách.
Ông bãi bỏ chế độ quân dịch, rút quân Úc khỏi Nam Việt Nam và thả những người vào tù vì không chịu đi lính sang Việt Nam.
Ông công nhận Trung Quốc cộng sản và phản đối Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam.
Khủng hoảng
Tuy vậy, viễn kiến chính trị của Whitlam không đi kèm với khả năng quản trị kinh tế.
Ngoài ra, nhiều bê bối trong chính phủ khiến xảy ra một loạt vụ từ chức và cách chức.
Ông Whitlam kêu gọi một cuộc bầu cử mới vào năm 1974 và chiến thắng.
Nhưng lúc này, đảng Lao động chỉ còn kiểm soát Hạ viện.
Phe Bảo thủ châm ngòi cho khủng hoảng hiến pháp năm 1975 khi họ từ chối thông qua ngân sách và đòi bầu cử mới.
Ông Whitlam từ chối.
Sau nhiều căng thẳng, Sir John Kerr, đại diện cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II và trên danh nghĩa là nguyên thủ của Úc, đã giải tán chính phủ.
Đảng Lao động thua trong cuộc bầu cử sau đó và phải ở thế đối lập mãi cho đến năm 1983.
Ông Whitlam rời khỏi quốc hội năm 1978 sau khi đảng Lao động đã thua thêm tại một cuộc bầu cử năm trước đó.
Mặc dù không thể quay lại chính phủ, ông Whitlam vẫn được các đảng viên Lao động kính trọng.
Ông tự nói về mình như sau: “Tôi không bảo mình là thủ tướng giỏi nhưng tôi chấp nhận quan điểm chung cho rằng tôi đã là thủ tướng giỏi nhất.”
No comments:
Post a Comment