Phản ứng các bên sau phán quyết PCA
- Xem:Biểu tình trước lãnh sự quán TQ ở Manila
Các điểm chính
- Ngày 22/1/2013: Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”
- Ngày 3/6/2014: hạn cuối cùng Tòa án đưa ra cho Trung Quốc đệ trình Bản phản biện của bị đơn. Trung Quốc từ trước vẫn duy trì quan điểm không tham gia vào vụ việc và vì thế, cũng không đệ trình Bản phản biện của bị đơn
- Ngày 11/12/2014: Chính phủ Việt Nam đưa ra Tuyên bố về chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu Tòa trọng tài “cân nhắc đến lợi ích và quyền lợi pháp lý của Việt Nam”
- Ngày 29/10/2015: Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về quyền tài phán và thừa nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Tòa không bác bỏ quyền tài phán với bất cứ luận điểm nào trong Bản Tranh tụng của Philippines
- Ngày 21-22/3/2016: Trong một động thái bất ngờ, Đài Loan đưa ra Tuyên bố Amicus curiae về Quan điểm về chủ quyền của Đài Loan tại Đảo Itu Aba (Ba Bình). Theo đó hòn đảo này có vùng biển 200 hải lý (bao trùm lên hầu hết các hòn đảo còn lại đang tranh chấp ở Biển Đông)
Nhắn tin trực tiếp
18:39
Nhiều ngôi sao Trung Quốc đã lên mạng xã hội bày tỏ ủng hộ lập trường Trung Quốc sau khi tòa quốc tế ở Hague ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Ngôi sao Việt, Trung và chuyện Biển Đông
15:10
Indonesia sẽ tăng cường an ninh xung quanh các đảo của họ tại Biển Đông, nơi đã từng có va chạm với tàu Trung Quốc tàu, bộ trưởng quốc phòng nước này nói.
Trong một cuộc phỏng vấn với AFP, ông Ryamizard Ryacudu cho biết củng cố phòng thủ xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia sẽ bao gồm việc triển khai tàu chiến, một chiến đấu cơ F-16, tên lửa đất-đối-không, radar và máy bay do thám, cũng như xây dựng cảng mới và cải tạo một đường băng.
Việc tăng cường quân sự vốn bắt đầu trong những tháng gần đây, sẽ được hoàn thành trong "dưới một năm," ông Ryacudu nói.
14:58
Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh bồi thường thỏa đáng cho ngư dân tàu cá Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm hôm 9/7 tại quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc điều tra và xử lý nhân viên trên hai tàu hải cảnh đã cố ý đâm chìm tàu cá Việt Nam, bỏ mặc ngư dân trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam", ông Lê Hải Bình được truyền thông trong nước dẫn lời trong một thông cáo gửi ra hôm 13/07.
FACEBOOK13:04
Nghệ sĩ Thành Lộc
Nghệ sĩ Thành Lộc viết trên trang cá nhân:
"Rồi bây giờ là 1 danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà "thần dân" xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là đường lưỡi bò láo xược trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc , họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế , bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới .
Những Phạm Băng Băng , Triệu Vy , Huỳnh Hiểu Minh , Lục Tiểu Linh Đồng...v.v... vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ , tài nguyên nước ta là tài sản của quốc gia họ từ bao đời nay rồi ! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không ?
Các văn nghệ sĩ , các fans hâm mộ những soái ca , tỉ tỉ , những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó.....hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình . Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là 1 trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt , tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh !
Nghệ sĩ Việt trước hết phải là công dân Việt !
12:55
Bắc Kinh "có quyền" tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không tại Nam Hải (Biển Đông), một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc nói hôm thứ Tư.
Ông Lưu Chấn Dân nói rằng liệu Trung Quốc có lập một vùng như vậy hay không tùy thuộc vào mức độ đe dọa mà Bắc Kinh nhận thấy.
"Đừng biến Nam Hải thành cái nôi của chiến tranh,
"Mục tiêu của Trung Quốc là biến Nam Hải thành biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác," ông nói với các phóng viên.
11:40
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân:
“Vấn đề cốt lõi của các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines tại Nam Hải nằm ở chỗ Philippines dùng vũ lực xâm chiếm một số đảo và bãi ngầm của Trung Quốc tại Nam Sa.
“Tuyên bố về chủ quyền của Philippines là vô căn cứ chiểu theo cả lịch sử lẫn luật quốc tế.
“Trung Quốc luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để giải quyết các tranh chấp với Philippines một cách hòa bình.”
11:39
Báo Washington Post hôm 12/7 dẫn lời giáo sư Paul Gewirtz, giám đốc Paul Tsai China Center tại Trường Luật Yale cho hay,hiệu quả của pháp luật của cuộc xung đột Biển Đông không chắc chắn.
Trong khi phán quyết đem lại sự đóng góp tích cực đáng kể, luật pháp không thể giải quyết tất cả các tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là kết luận pháp lý quan trọng, nhưng sẽ không có giải pháp trước mắt cho cuộc xung đột ở Biển Đông.
Dù là một bên ký kết Công ước, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố phán quyết là "vô hiệu".
Việc Trung Quốc bác phán quyết cho thấy giới hạn thực tế của pháp luật trong bối cảnh này vì tòa Trọng tài không có quyền hạn thực thi - không có lực lượng chấp pháp để xử phạt.
Một hạn chế cơ bản là tòa thiếu quyền lực pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn về tranh chấp biên giới trên biển.
Trước mắt, Hoa Kỳ và các nước khác cần ủng hộ mạnh mẽ phán quyết của tòa là một quyết định bắt buộc. Hoa Kỳ cần chỉ trích tuyên bố của Trung Quốc rằng họ sẽ không thực thi phán quyết của tòa cũng như giám sát hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.
11:12
Foreign Policy hôm 12/7 cho hay, chỉ vài giờ sau khi công bố phán quyết, từ khóa "Biển Hoa Nam, trọng tài" tràn ngập mạng Weibo của Trung Quốc. Nhiều status bày tỏ sự tức giận về phán quyết, Hoa Kỳ và Philippines.
Một người dùng mô tả phán quyết là "giấy thải", nhắc lại bình luận của Cựu Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại một sự kiện ở Washington DC mới đây.
Một người dùng khác kêu gọi tẩy chay iPhone 7, có lẽ vì đó là sản phẩm của Apple, một hãng công nghệ Mỹ.
Các ý kiến khác bày tỏ sự tức giận với Philippines.
"Liệu nước Philippines muốn trở thành tỉnh Philippines?", một người dùng Weibo thách thức.
Một bài viết kêu gọi "chiến tranh ở Biển Đông bắt đầu đêm nay" có hơn 100.000 lượt view trên mạng WeChat.
10:50
Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-46), Đồng Chủ tịch Nhóm Congressional Caucus on Vietnam và thành viên cao cấp của Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện, ra tuyên bố:
“Tôi hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, đã tuyên bố Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào để tuyên bố chủ quyền trong khu vực Biển Đông. Đây là một thắng lợi quan trọng cho người dân Phi Luật Tân cũng như người dân Việt Nam mà chủ quyền lãnh thổ của họ đã bị liên tục đe dọa khi Trung Quốc hung hăng xâm lấn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Thiệt hại về môi trường và mối quan tâm về an ninh toàn cầu được dính liền với nhau tại Biển Đông. Khi xây các đảo nhân tạo bằng cách bồi đắp hàng tấn cát sỏi lên bãi san hô mỏng manh, Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề đến các bãi san hô quý giá này và làm giảm lượng cá trong một vùng sống nhờ vào hải sản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Trung Quốc đã tiếp tục phát triển và quân sự hóa vùng đất trong vùng biển Nam Trung Quốc đe dọa an ninh và ổn định khu vực. Có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy nặng nề cho đời sống kinh tế và ổn định chính trị đối với nhiều quốc gia trong vùng."
“Với phán quyết này, tôi kêu gọi Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh thổ của Phi Luật Tân, Việt Nam, và các quốc gia ASEAN nói chung. Trung Quốc có trách nhiệm làm giảm căng thẳng mà họ đã gây ra trong vùng. Pháp luật phải được tuân thủ - giải quyết các tranh chấp về biển một cách ôn hòa là mối quan tâm tột cùng cho các chính quyền và xã hội dân sự tại Phi Luật Tân, Việt Nam và các nơi khác tại Châu Á.”
10:35
Báo Wall Street Journal hôm 12/7 tường thuật, để xoa dịu công chúng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, Bắc Kinh có khả năng duy trì chiến dịch công kích chống lại phán quyết, Mỹ và Philippines và duy trì các hoạt động quân sự ở Biển Đông trong những tháng tới, theo các nhà ngoại giao.
Về lâu dài, phán quyết có khả năng kéo theo các vụ kiện mới, khiến Bắc Kinh vào thế vi phạm pháp luật quốc tế.
Phán quyết cũng gây nguy hiểm cho mục tiêu giành vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình cùng với Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
"Việc coi thường toàn bộ phán quyết sẽ dễ dẫn đến các cuộc đụng độ và tạo nên áp lực ngoại giao lớn hơn", trong khi tuân thủ hoàn toàn phán quyết "về cơ bản là không thể", Shen Dingli, giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết. "Thực tế có khả năng sẽ rơi vào trong hai thái cực này."
Trong bối cảnh đó, Việt Nam, một quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, sẽ tìm kiếm mối quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Hoa Kỳ để làm đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment