Tuesday, July 12, 2016

Tòa Trọng tài ra phán quyết Biển Đông

Tòa Trọng tài ra phán quyết Biển Đông

  • 4 giờ trước
Image copyrightREUTERS
Image captionTrung Quốc tăng tốc xây dựng trên một số rạn san hô đang tranh chấp
Tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, ủng hộ vụ kiện của Philippines.
Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague nói không có bằng chứng Trung Quốc trong lịch sử đã kiểm soát đối với vùng biển hay tài nguyên ở đó.
Trung Quốc gọi phán quyết là “vô căn cứ”.
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”
Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.
Tòa án ở Hague nói Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines.
Tòa nói Trung Quốc cũng gây “thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường san hô” khi xây các đảo nhân tạo.
CẬP NHẬT TRỰC TIẾP CỦA BBC
Ngoại trưởng Philippines kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo" tại Biển Đông ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila.
"Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài."
Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này".
"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Cộng hoà Trung Hoa thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.
PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".
PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.

'Sự ủng hộ quốc tế'

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa.
Phiên điều trần của Tòa Trọng tài trước đây kết luận rằng tòa sẽ ra phán quyết ít nhất bảy trong 15 điểm Philippines đưa ra và vẫn đang xem xét tám điểm khác.
Bắc Kinh cố gắng tìm sự ủng hộ quốc tế cho lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa.
Image copyrightCNS
Image captionHải quân Trung Quốc tập trận tại Biển Đông
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã viết một loạt bài trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.
Trung Quốc cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố ủng hộ họ công khai.
Philippines đưa vụ kiện 'đường chín đoạn' ra Tòa Trọng tài năm 2013.
Họ cáo buộc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.
Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về 'đường chín đoạn', chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ chính thức của Trung Quốc.
Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment