Friday, July 1, 2016

Vụ Formosa: 'thiếu kế hoạch hành động'

Vụ Formosa: 'thiếu kế hoạch hành động'

  • 1 tháng 7 2016
TS. bác sỹ Trần Tuấn
Image captionChính phủ chưa có một kế hoạch hành động để ngăn ngừa thảm họa tương tự tái diễn qua cuộc họp báo, theo nhà phản biện Trần Tuấn.
Chính phủ Việt Nam thiếu một kế hoạch hành động thể hiện qua quan điểm của chính phủ được trình bày trong cuộc họp báo hôm 30/6/2016 khi công bố kết quả điều tra nguyên nhân gây cá chết bất thường và hàng loạt ở bốn tỉnh ven biển miền Trung, theo nhà phản biện độc lập từ Hà Nội.
Trao đổi với Bàn tròn Thứ Năm của BBC tuần này, Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn từ Liên hiệp các hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (Vusta), nói:
"Thảm họa xảy ra rồi, hôm nay xác định căn nguyên rồi, nhưng điểm quan trọng nhất lúc này, tôi cho rằng đấy mới chỉ là phần đầu tìm ra được căn nguyên và đã có thủ phạm thú nhận, nhận lỗi.
"Nhưng bước thứ hai là chúng ta (Việt Nam) phải xem xét lại tiến trình, hành động của chúng ta trong khắc phục hậu quả, trong thời gian tới đây cũng như trong thời gian vừa qua, hay nói khác đi là rút ra bài học kinh nghiệm về nó.
"Cái thứ ba mà chúng tôi đang mong đợi bắt đầu từ bây giờ là phải làm sao thiết lập được một kế hoạch hành động trong tương lai để đảm bảo rằng không để tình trạng này tái diễn, thì là điểm chúng tôi mong đợi thì trong cuộc họp báo (hôm 30/6), chúng tôi chưa thấy nêu được vấn đề đó," nhà phản biện độc nói với Bàn tròn từ Hà Nội.

'Phá hoại tài nguyên'

Chuyên gia về độc học môi trường của Việt Nam, Giáo sư, TSKH Lê Huy Bá nói với BBC về mức độ ô nhiễm độc chất trong vụ doanh nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây cá chết hàng loạt:
"Nói về an toàn, trên nước biển bây giờ không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng tài nguyên môi trường biển không phải là an toàn.
Image copyrightTRUYENHINH.GOV.VN
Image captionĐộc chất kim loại nặng lắng xuống trầm tích đáng lo ngại và đã phá hủy tài nguyên môi trường biển, theo Giáo sư Lê Huy Bá.
"Nhân tiện, chúng tôi cũng muốn nói luôn là chúng tôi đánh giá cao năng lực, sự cố gắng của chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học mà trực tiếp làm việc, nhưng mà tôi thấy có những cái vẫn cần bàn luận thêm đó là hai chất mà các anh xác định là Cyanua và Fenol, thì có thể nó đóng góp vai trò chính, nhưng bên cạnh đó còn có các độc chất khác mà chúng ta không thể loại trừ được.
"Và nó tồn dư lâu dài và ảnh hưởng lâu dài và vì vậy nguyên nhân đó chúng ta phải tìm ra cách khắc phục sau này, bởi vì Cyanua và Fenol, có thể độc tính cấp rất là mạnh, nhưng nó cũng dễ bị loại trừ qua quá trình phân hủy và qua quá trình tự làm sạch của biển.
"Nhưng độc chất kim loại nặng lắng xuống trầm tích là cái đáng lo ngại và nó đã phá hủy cả vùng san hô khoảng 400-500 ha ở dưới biển mới là nguy hiểm, san hô chúng tôi gọi là vùng nhiệt đới của biển."

Trách nhiệm và xử lý

Từ Đà Nẵng, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người có một tháng xuống hiện trường ở Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện các phóng sự độc lập bằng hình ảnh và âm thanh, điều nghiên thực trạng vụ thảm họa môi trường cá chết bất thường ở duyên hải miền Trung Việt Nam, bình luận với BBC về vấn đề trách nhiệm và xử lý trong vụ cá chết bất thường.
Ông nói: "Trong suốt tiến trình vừa qua, nếu nói về trách nhiệm bên phía Chính phủ và nhà chức trách, tôi nghĩ là có một vài đối tượng sau cần phải được xử lý. Thứ nhất là người chỉ đạo cũng như là thừa hành việc đánh đập những người biểu tình.
"Những người biểu tình rõ ràng là người ta có một sự phẫn nộ rất chính đáng vì chuyện môi trường và người ta thực thi một quyền Hiến định, quyền biểu tình trong điều 25 của Hiến pháp, thế mà đánh đập người ta, thì đó là đối tượng đầu tiên cần xử lý."
Trong cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ Việt Nam công bố kết quả điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt hôm thứ Năm, giới chức lãnh đạo đề cập việc có những yếu tố 'lợi dụng, kích động' vụ thảm họa môi trường nhằm chống lại nhà nước, bình luận về điều này, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, nói tiếp:
"Ngay cả bây giờ khi đã xác định được thủ phạm như vậy mà người ta vẫn còn giữ tư duy coi biểu tình là một cái gì đó xấu, chứ không phải là quyền của người dân, cái này là vấn đề thuộc tư duy. Người ta không có tư duy tiếp cận bằng quyền, lẽ ra người ta phải xác định đấy là một quyền trước đã, còn những ai mà dùng quyền ấy mà sử dụng bạo lực, vũ khí, thì khi ấy phải tìm đúng những người đó để xử lý, vừa bảo vệ quyền, mà cũng vừa bảo vệ sự an toàn của những người tham gia biểu tình. Do đó nói như thế, tôi nghĩ nó hoàn toàn không hợp lý.

Căn cứ đền bù?

Image captionNhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng cho rằng cần xử lý trách nhiệm những người 'đánh đập người biểu tình' ôn hòa và những người chỉ đạo bưng bít thông tin trong vụ cá chết bất thường.
Nhà hoạt động nói tiếp: "Tôi nghĩ đối tượng thứ hai cần xử lý đó là những người chỉ đạo bưng bít thông tin, tức là cấm đoán báo chí về vùng thực địa để đưa tin. Tôi ở Vũng Áng khoảng một tháng và trước và sau ngày 29/4, tôi nhận ra một điều rất rõ tức là trước ngày 29/4, báo chí nhà nước về đấy rất nhiều, các nhà báo người ta bủa vây khắp nơi ở Vũng Áng và người ta khai thác mọi góc độ vấn đề, các khía cạnh của sự việc.
"Thế mà sau 29/4, chính những người dân cũng phải hỏi mà thấy vắng bóng báo chí, không còn thấy một ai cả, thế thì chính những người mà ràng buộc dư luận mà ngăn chặn báo chí như thế, đã khiến cho xã hội không được tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ, không có được một bức tranh toàn cảnh để sự việc xảy ra, và như thế sự phản ứng, sự ứng xử của xã hội đối với thảm họa không được đầy đủ," ông Nguyễn Anh Tuấn nói với BBC.
Cũng tại Bàn tròn thứ Năm của BBC, nhà báo Navin Singh Khadka, phóng viên môi trường của Thế giới vụ Đài BBC bình luận về khoản tiền là 500 triệu USD mà công ty Thép Formosa Hà Tĩnh đã đề nghị và cam kết đền bù thiệt hại, sau khi công nhận đã gây ra sự cố do 'sai sót của nhà thầu phụ và 'bị mất điện'.
Trả lời câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm là căn cứ nào mà khoản bồi thường được đề nghị ở mức nửa tỷ đô-la, nhà báo Khadka nói:
"Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải trở lại câu hỏi 'điều gì thực sự sai trái', điều mà quý vị nói là có thể có một thương lượng giữa Chính phủ và công ty trong vụ này, các câu hỏi đặt ra là tất cả những người cần được đền bù nghĩ gì, cơ chế đền bù thế nào v.v... Những câu hỏi này rất phức tạp và chúng ta chưa có các chi tiết, thế nhưng một lần nữa nguyên nhân cốt lõi của vụ việc phải được chấn đoán, để chúng ta thực sự biết được điều sai trái xảy ra là gì để những sự việc tương tự không lặp lại ở các nơi khác.
"Không nên quên rằng đây còn có những hậu quả cho một khu vực biển rộng hơn và chúng ta biết rằng khu vực này tiếp tục đi ra biển, cho nên chúng ta vẫn cần phải biết điều gì xảy ra cho khu vực biển lớn hơn và hệ sinh thái. Liệu có những hệ lụy cho vùng biển lớn hơn hay không?," nhà bào Navin Singh Khadka của BBC nói với Tọa đàm.
Mời quý vị theo dõi Tọa đàm của BBC về công bố kết quả điều tra nguyên nhân vụ cá chết ở đây và ở đây.
Image captionNhà báo Navin Singh Khadka (trái) tại Bàn tròn Thứ Năm của BBC về công bố kết quả điều tra nguyên nhân cá chết bất thường và hàng loạt hôm 30/6/2016.

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment