Tình hình thế giới đang có nhiều biến động lớn với cuộc khủng hoảng Ukraina cùng bàn tay can thiệp của Nga, còn ở châu Á, Trung Quốc đang tiến thêm bước đi đầy nguy hiểm trong toan tính tham vọng muốn làm bá chủ Biển Đông. Trong bối cảnh như vậy việc hai cường quốc láng giềng Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau hẳn sự kiện này phải phát đi một thông điệp đáng quan tâm.
Le Monde nhận định về mối quan hệ này qua hàng tựa bài xã luận: “Matxcơva và Bắc Kinh, cùng trận chiến tư tưởng”.
Theo Le Monde, “lúc này Trung Quốc đang có quan hệ tồi với Hoa Kỳ: Washington phản đối những ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, đặc biệt là tại biển Đông. Còn Nga thì cũng đang có một mối quan hệ đang căng thẳng với Mỹ từ hồ sơ Syria đến Ukraina. Trong cả hai trường hợp thì lập trường chung của châu Âu là đứng về phía đồng minh Hoa Kỳ”.
Trong một bài viết khác về mối quan hệ này mang tiêu đề “Bắc Kinh và Matxcơva đoàn kết đối phó với những can thiệp”, Le Monde phân tích cụ thể hơn, để cho thấy các động thái biểu dương tình đoàn kết giữa hai nước láng giềng lớn không phải là chuyện vô thưởng vô phạt.
Chính sách hiếu chiến của Trung Quốc trên hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đang làm châu Á lo ngại giữa lúc chiến lược xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ đang khiến Bắc Kinh khó chịu.
Tờ báo nhận định, cường quốc mới nổi Trung Quốc thì đang tìm kiếm vùng ảnh hưởng còn Nga, xuất thân từ siêu cường cũ thì đang tìm cách cưỡng lại việc vùng ảnh hưởng đang bị thu hẹp.
Le Monde dẫn lời nhà phân tích, Mã Bình thuộc Đại học Phục Đán, Thượng Hải: “Có ba yếu tố góp phần vào việc Nga -Trung xích lại gần nhau : Chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ, Nga bị phương Tây cô lập và lãnh đạo Nga, Mỹ cùng có chung cách nhìn bảo thủ về chính trị quốc tế hiện nay”.
Le Monde thêm một yếu tố đó là để hiện đại hoá quân đội, Bắc Kinh lệ thuộc vào việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ quân sự của Nga.
Dù gì đi chăng nữa thì giờ đây hai chế độ toàn trị này đang đoàn kết với nhau để đối phó với thế giới phương Tây. Như nhận định của Le Monde, "trên trường quốc tế, Bắc Kinh và Matxcơva đều rất hợp nhau để vô hiệu hoá một cách có hệ thống phương Tây. Đằng sau toàn cầu hoá kinh tế, trên thực tế một cuộc đấu về hệ tư tưởng đã bắt đầu”, le Monde kết luận.
Ukraina: Thế hệ của phong trào Maidan vẫn tin vào sự thay đổi đất nước
Trong khi các báo khác tập trung vào sự kiện 28 nước thành viên Liên hiệp châu Âu đang bước vào cuộc bầu cử nghị viện châu Âu thì La Croix đặt mối quan tâm chính vào cuộc bầu cử tổng thống Ukraina vào ngày 25/5 tới đây.
La Croix trở lại với phong trào nổi dậy Maidan ở Kiev hồi tháng Hai năm nay, sự kiện đã đưa đẩy đất nước Ukraina đến cuộc khủng hoảng như giờ đây, khi mà đất nước mất đi một phần lãnh thổ, bị chia cắt bởi cuộc nội chiến chưa biết đến ngày thoát ra được.
Phóng viên của La Croix đã đến Kiev gặp lại những người đã tham gia phong trào Maidan hồi mùa đông vừa qua để tìm hiểu những suy nghĩ của họ về tình hình Ukraina.
La Croix ghi nhận, trong suốt cả mùa đông vừa qua, những người nổi dậy đã biểu tình với lá cờ châu Âu trong tay. Họ muốn lật đổ những bức tượng cuối cùng của Lê Nin trên đất nước này. Họ đòi hỏi có một thể chế minh bạch và dân chủ. Nhưng rồi nguy cơ chiến tranh với Nga cũng như sự trỗi dậy của những người ly khai ở miền Đông đất nước đã kéo sự chú ý của những người trong phong trào nổi dậy sang hướng khác. Tuy nhiên, một thế hệ mới đang lớn lên tại Ukraina vẫn luôn tin tưởng những biến chuyển của đất nước Ukraina là đúng hướng.
Vẫn theo tờ báo Công giáo, cuộc bầu cử tổng thống vào Chủ nhật tới đây sẽ chưa đủ để cho hy vọng trở thành hiện thực ngay. Nhưng những người tham gia cuộc biểu tình hồi mùa đông vừa qua vẫn tin vào sự thay đổi không cưỡng lại đang diễn ra trên đất nước Ukraina.
Trong khi đó xã luận của La Croix nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Ukraina với nhận định đây là một cuộc “bầu cử căng thẳng”.
La Croix nhắc lại, từ sáu tháng qua, số phận của Ukraina đã bị đảo lộn. Đất nước nằm giáp với Liên hiệp châu Âu và Nga này bỗng nhiên buộc phải lựa chọn mô hình phát triển cho mình. Thoả thuận liên kết với Liên hiệp châu Âu bị Matxcơva ngăn cản đã gây nên một làn sóng phản kháng tại Kiev và phần miền Tây đất nước, rồi dẫn đến việc tổng thống Ianoukovitch bị lật đổ. Sự kiện không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục kéo thêm hệ luỵ, đó là Crimée bị sáp nhập về với Nga và hàng loạt các cuộc nổi dậy dây chuyền đòi tự trị ở miền Đông xé nát đất nước Ukraina.
La Croix nhận định, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày Chủ nhật tới có thể sẽ góp phần ổn định đất nước đang trên bờ của nội chiến để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Nhiệm vụ của vị tổng thống được bầu lên sau cuộc tuyển cử này mới là nặng nề.
Bầu cử tổng thống Ukraina sẽ thiếu hai triệu cử tri
Cũng đề cập đến cuộc bầu cử mang tính chất quyết định cho tương lai của Ukraina này nhật báo Liberation cho biết “tại Ukraina, 2 triệu cử tri không có phiếu bầu”.
Đó chính là những người dân trong vùng bị chia cắt vì ly khai đòi tự trị nằm ngoài sự kiểm soát của Kiev không thể tham gia cuộc bầu cử ngày Chủ nhật tới đây.
Ngoài ra tờ báo cũng cho biết, bộ Nội vụ Ukraina đã huy động gần 60 nghìn cảnh sát và 20 nghìn người tình nguyện tham gia bảo đảm an ninh cho các cử tri.
Điều đặc biệt nữa trong cuộc bầu cử là mặc dù không thể diễn ra được ở Crimée vì vùng đất này đã sáp nhập về Nga. Nhưng nhờ luật bầu cử sửa đổi, người dân của bán đảo này vẫn có thể đến đăng ký đi bầu cử ở các địa điểm bầu cử bên ngoài Crimée. Chỉ có khoảng trên dưới 5 nghìn cử tri Crimée đã đăng ký, nhưng họ sẽ phải rất khó khăn vượt qua được hàng rào an ninh của Nga để vào Ukraina bầu cử. Các vùng miền Đông có 4 triệu cử tri vẫn sẽ tổ chức bầu cử, nhưng được phân loại thành : Khu vực đỏ do lực lượng ly khai có vũ trang kiểm soát; Khu vực xanh là nơi tình hình khá yên tĩnh và cuối cùng là khu vực vàng, nơi còn đang tranh chấp giữa quân ly khai và quân trung thành với chính phủ trung ương.
Cuộc bầu cử sẽ vẫn phải diễn ra nhưng ngay từ bây giờ người ta đã có thể đoán trước sẽ có những tranh cãi về tính chính đáng của cuộc bầu cử, giữa một bên là Nga và bên kia là các nước phương Tây.
Trung Quốc : Chính quyền bắt đầu lo ngại sức phát triển của Thiên chúa giáo
Quay lại với nhật báo Công giáo la Croix. Liên quan đến châu Á, La Croix có bài viết về tình hình tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Bài phóng sự của La Croix mang tựa đề : “Tại Ôn Châu, sức phát triển của Thiên chúa giáo vấp phải vật cản chính quyền”.
Tác giả bài viết đã đến thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nơi cách đây 3 tuần, chính quyền vừa cho phá bỏ một nhà thờ đạo Tin lành Tam Giang vừa được xây dựng với lý do xây cất không đúng như giấy phép. Nhưng đằng sau hành động phá bỏ công trình tôn giáo đồ sộ trị giá xây dựng 4 triệu đô la này còn ẩn giấu chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc.
Tác giả bài báo ghi nhận, ở Trung Quốc, Thiên chúa giáo, đi đầu là đạo Tin lành phát triển mạnh mẽ về số lượng trong những năm gần đây. Riêng ở Ôn Châu, nơi có 9 triệu dân thì có tới 1 triệu người theo đạo Thiên chúa. Thành phố này có tới 1200 nhà thờ và được mệnh danh là Jérusalem của phương Đông. Sức phát triển này làm chính quyền không hài lòng.
Brazil : Cúp bóng đá thế giới đối mặt với phong trào đấu tranh xã hội
Nhìn sang khu vực châu Mỹ. Chỉ còn ít ngày nữa tại Brazil sẽ khai mạc ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Nhật báo kinh tế Les Echos đến với sự kiện này qua bài viết : « Tại Sao Paulo, một kỳ Cúp thế giới mang vị đắng ».
Les Echos cho biết, chỉ còn ba tuần nữa khai mạc Cúp bóng đá thế giới, phong trào phản kháng xã hội ở Brazil không những không bị suy giảm đi mà còn hoạt động có tổ chức hơn và có xu hướng chính trị hoá. Thực tế trên đang đặt tổng thống Dilma Roussef trước sức ép rất lớn làm sao để ngày hội bóng đá không bị phong trào đấu tranh xã hội phá hỏng, làm xấu đi hình ảnh của đất nước Brazil.
Bài phóng sự của thông tín viên thường trú của Les Echos cho thấy, hiện tại Phong trào người lao động không nhà, quy tụ khoảng 4 nghìn người đấu tranh đang gấp rút chuẩn bị cho các cuộc biểu tình phản đối Cúp bóng đá thế giới, một sự kiện thể thao được họ cho là chỉ mang lại lợi cho Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, còn cuộc sống hàng ngày của người dân nghèo Brazil thì lại bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo những người đấu tranh, mục tiêu của phong trào biểu tình không phải ngăn cản Cúp thế giới, nhưng là để chính phủ phải quan tâm đến yêu sách của họ về đời sống an sinh xã hội. Chính phủ của bà Dilma Roussef đang phải chạy nước rút sao cho hoàn thành đúng thời hạn các công trình phục vụ Cúp thế thế giới, nay lại phải thêm việc chuẩn bị đối phó với làn sóng phản kháng xã hội.
Le Monde nhận định về mối quan hệ này qua hàng tựa bài xã luận: “Matxcơva và Bắc Kinh, cùng trận chiến tư tưởng”.
Theo Le Monde, “lúc này Trung Quốc đang có quan hệ tồi với Hoa Kỳ: Washington phản đối những ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, đặc biệt là tại biển Đông. Còn Nga thì cũng đang có một mối quan hệ đang căng thẳng với Mỹ từ hồ sơ Syria đến Ukraina. Trong cả hai trường hợp thì lập trường chung của châu Âu là đứng về phía đồng minh Hoa Kỳ”.
Trong một bài viết khác về mối quan hệ này mang tiêu đề “Bắc Kinh và Matxcơva đoàn kết đối phó với những can thiệp”, Le Monde phân tích cụ thể hơn, để cho thấy các động thái biểu dương tình đoàn kết giữa hai nước láng giềng lớn không phải là chuyện vô thưởng vô phạt.
Chính sách hiếu chiến của Trung Quốc trên hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đang làm châu Á lo ngại giữa lúc chiến lược xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ đang khiến Bắc Kinh khó chịu.
Tờ báo nhận định, cường quốc mới nổi Trung Quốc thì đang tìm kiếm vùng ảnh hưởng còn Nga, xuất thân từ siêu cường cũ thì đang tìm cách cưỡng lại việc vùng ảnh hưởng đang bị thu hẹp.
Le Monde dẫn lời nhà phân tích, Mã Bình thuộc Đại học Phục Đán, Thượng Hải: “Có ba yếu tố góp phần vào việc Nga -Trung xích lại gần nhau : Chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ, Nga bị phương Tây cô lập và lãnh đạo Nga, Mỹ cùng có chung cách nhìn bảo thủ về chính trị quốc tế hiện nay”.
Le Monde thêm một yếu tố đó là để hiện đại hoá quân đội, Bắc Kinh lệ thuộc vào việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ quân sự của Nga.
Dù gì đi chăng nữa thì giờ đây hai chế độ toàn trị này đang đoàn kết với nhau để đối phó với thế giới phương Tây. Như nhận định của Le Monde, "trên trường quốc tế, Bắc Kinh và Matxcơva đều rất hợp nhau để vô hiệu hoá một cách có hệ thống phương Tây. Đằng sau toàn cầu hoá kinh tế, trên thực tế một cuộc đấu về hệ tư tưởng đã bắt đầu”, le Monde kết luận.
Ukraina: Thế hệ của phong trào Maidan vẫn tin vào sự thay đổi đất nước
Trong khi các báo khác tập trung vào sự kiện 28 nước thành viên Liên hiệp châu Âu đang bước vào cuộc bầu cử nghị viện châu Âu thì La Croix đặt mối quan tâm chính vào cuộc bầu cử tổng thống Ukraina vào ngày 25/5 tới đây.
La Croix trở lại với phong trào nổi dậy Maidan ở Kiev hồi tháng Hai năm nay, sự kiện đã đưa đẩy đất nước Ukraina đến cuộc khủng hoảng như giờ đây, khi mà đất nước mất đi một phần lãnh thổ, bị chia cắt bởi cuộc nội chiến chưa biết đến ngày thoát ra được.
Phóng viên của La Croix đã đến Kiev gặp lại những người đã tham gia phong trào Maidan hồi mùa đông vừa qua để tìm hiểu những suy nghĩ của họ về tình hình Ukraina.
La Croix ghi nhận, trong suốt cả mùa đông vừa qua, những người nổi dậy đã biểu tình với lá cờ châu Âu trong tay. Họ muốn lật đổ những bức tượng cuối cùng của Lê Nin trên đất nước này. Họ đòi hỏi có một thể chế minh bạch và dân chủ. Nhưng rồi nguy cơ chiến tranh với Nga cũng như sự trỗi dậy của những người ly khai ở miền Đông đất nước đã kéo sự chú ý của những người trong phong trào nổi dậy sang hướng khác. Tuy nhiên, một thế hệ mới đang lớn lên tại Ukraina vẫn luôn tin tưởng những biến chuyển của đất nước Ukraina là đúng hướng.
Vẫn theo tờ báo Công giáo, cuộc bầu cử tổng thống vào Chủ nhật tới đây sẽ chưa đủ để cho hy vọng trở thành hiện thực ngay. Nhưng những người tham gia cuộc biểu tình hồi mùa đông vừa qua vẫn tin vào sự thay đổi không cưỡng lại đang diễn ra trên đất nước Ukraina.
Trong khi đó xã luận của La Croix nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Ukraina với nhận định đây là một cuộc “bầu cử căng thẳng”.
La Croix nhắc lại, từ sáu tháng qua, số phận của Ukraina đã bị đảo lộn. Đất nước nằm giáp với Liên hiệp châu Âu và Nga này bỗng nhiên buộc phải lựa chọn mô hình phát triển cho mình. Thoả thuận liên kết với Liên hiệp châu Âu bị Matxcơva ngăn cản đã gây nên một làn sóng phản kháng tại Kiev và phần miền Tây đất nước, rồi dẫn đến việc tổng thống Ianoukovitch bị lật đổ. Sự kiện không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục kéo thêm hệ luỵ, đó là Crimée bị sáp nhập về với Nga và hàng loạt các cuộc nổi dậy dây chuyền đòi tự trị ở miền Đông xé nát đất nước Ukraina.
La Croix nhận định, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày Chủ nhật tới có thể sẽ góp phần ổn định đất nước đang trên bờ của nội chiến để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Nhiệm vụ của vị tổng thống được bầu lên sau cuộc tuyển cử này mới là nặng nề.
Bầu cử tổng thống Ukraina sẽ thiếu hai triệu cử tri
Cũng đề cập đến cuộc bầu cử mang tính chất quyết định cho tương lai của Ukraina này nhật báo Liberation cho biết “tại Ukraina, 2 triệu cử tri không có phiếu bầu”.
Đó chính là những người dân trong vùng bị chia cắt vì ly khai đòi tự trị nằm ngoài sự kiểm soát của Kiev không thể tham gia cuộc bầu cử ngày Chủ nhật tới đây.
Ngoài ra tờ báo cũng cho biết, bộ Nội vụ Ukraina đã huy động gần 60 nghìn cảnh sát và 20 nghìn người tình nguyện tham gia bảo đảm an ninh cho các cử tri.
Điều đặc biệt nữa trong cuộc bầu cử là mặc dù không thể diễn ra được ở Crimée vì vùng đất này đã sáp nhập về Nga. Nhưng nhờ luật bầu cử sửa đổi, người dân của bán đảo này vẫn có thể đến đăng ký đi bầu cử ở các địa điểm bầu cử bên ngoài Crimée. Chỉ có khoảng trên dưới 5 nghìn cử tri Crimée đã đăng ký, nhưng họ sẽ phải rất khó khăn vượt qua được hàng rào an ninh của Nga để vào Ukraina bầu cử. Các vùng miền Đông có 4 triệu cử tri vẫn sẽ tổ chức bầu cử, nhưng được phân loại thành : Khu vực đỏ do lực lượng ly khai có vũ trang kiểm soát; Khu vực xanh là nơi tình hình khá yên tĩnh và cuối cùng là khu vực vàng, nơi còn đang tranh chấp giữa quân ly khai và quân trung thành với chính phủ trung ương.
Cuộc bầu cử sẽ vẫn phải diễn ra nhưng ngay từ bây giờ người ta đã có thể đoán trước sẽ có những tranh cãi về tính chính đáng của cuộc bầu cử, giữa một bên là Nga và bên kia là các nước phương Tây.
Trung Quốc : Chính quyền bắt đầu lo ngại sức phát triển của Thiên chúa giáo
Quay lại với nhật báo Công giáo la Croix. Liên quan đến châu Á, La Croix có bài viết về tình hình tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Bài phóng sự của La Croix mang tựa đề : “Tại Ôn Châu, sức phát triển của Thiên chúa giáo vấp phải vật cản chính quyền”.
Tác giả bài viết đã đến thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nơi cách đây 3 tuần, chính quyền vừa cho phá bỏ một nhà thờ đạo Tin lành Tam Giang vừa được xây dựng với lý do xây cất không đúng như giấy phép. Nhưng đằng sau hành động phá bỏ công trình tôn giáo đồ sộ trị giá xây dựng 4 triệu đô la này còn ẩn giấu chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc.
Tác giả bài báo ghi nhận, ở Trung Quốc, Thiên chúa giáo, đi đầu là đạo Tin lành phát triển mạnh mẽ về số lượng trong những năm gần đây. Riêng ở Ôn Châu, nơi có 9 triệu dân thì có tới 1 triệu người theo đạo Thiên chúa. Thành phố này có tới 1200 nhà thờ và được mệnh danh là Jérusalem của phương Đông. Sức phát triển này làm chính quyền không hài lòng.
Brazil : Cúp bóng đá thế giới đối mặt với phong trào đấu tranh xã hội
Nhìn sang khu vực châu Mỹ. Chỉ còn ít ngày nữa tại Brazil sẽ khai mạc ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Nhật báo kinh tế Les Echos đến với sự kiện này qua bài viết : « Tại Sao Paulo, một kỳ Cúp thế giới mang vị đắng ».
Les Echos cho biết, chỉ còn ba tuần nữa khai mạc Cúp bóng đá thế giới, phong trào phản kháng xã hội ở Brazil không những không bị suy giảm đi mà còn hoạt động có tổ chức hơn và có xu hướng chính trị hoá. Thực tế trên đang đặt tổng thống Dilma Roussef trước sức ép rất lớn làm sao để ngày hội bóng đá không bị phong trào đấu tranh xã hội phá hỏng, làm xấu đi hình ảnh của đất nước Brazil.
Bài phóng sự của thông tín viên thường trú của Les Echos cho thấy, hiện tại Phong trào người lao động không nhà, quy tụ khoảng 4 nghìn người đấu tranh đang gấp rút chuẩn bị cho các cuộc biểu tình phản đối Cúp bóng đá thế giới, một sự kiện thể thao được họ cho là chỉ mang lại lợi cho Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, còn cuộc sống hàng ngày của người dân nghèo Brazil thì lại bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo những người đấu tranh, mục tiêu của phong trào biểu tình không phải ngăn cản Cúp thế giới, nhưng là để chính phủ phải quan tâm đến yêu sách của họ về đời sống an sinh xã hội. Chính phủ của bà Dilma Roussef đang phải chạy nước rút sao cho hoàn thành đúng thời hạn các công trình phục vụ Cúp thế thế giới, nay lại phải thêm việc chuẩn bị đối phó với làn sóng phản kháng xã hội.
No comments:
Post a Comment