Đối đầu TQ-VN ở Biển Ðông thử thách chính sách xoay trục Á Châu của Mỹ
Tàu Tuần duyên Trung Quốc số hiệu 3411 (trái) và tàu Tuần duyên Việt Nam số hiệu 4032 trong khu vực Biển Đông mà cả hai đều tuyên bố thuộc lãnh hải của mình.
BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ — Vụ giằng co về một giàn khoan dầu ở vùng biển có tranh chấp ngoài khơi Việt Nam đang trắc nghiệm cái gọi là chính sách “Xoay trục” của chính quyền Obama về các nguồn lực quân sự và ngoại giao qua châu Á.
Việt Nam nói một giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp đe dọa đến quyền tự do hàng hải. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:
“Việc hạ đặt giàn khoan bất hợp pháp đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định an ninh hàng hải và tự do hàng hải ở Biển Ðông.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói chính Việt Nam đang làm tăng thêm căng thẳng qua việc nêu thắc mắc về chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Hồng nói: “Họ đang bóp méo các sự kiện, làm cho sai đúng lẫn lộn trên sân khấu thế giới, bôi nhọ Trung Quốc và đưa ra những lời cáo buộc vô lý.”
Vụ giằng co nằm trong khuôn khổ nỗ lực của Trung Quốc nhằm đẩy lui sự hiện diện nhiều hơn của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, theo nhận xét của giáo sư Hillary Mann Leverett của trường American University:
“Cuộc giằng co thực sự đưa Việt Nam ra tiền trường của một cuộc chiến, cơ bản là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, về việc ai sẽ có khả năng tạo ảnh hưởng ngày nay và dài hạn trong khu vực hết sức quan trọng của thế giới.”
Ðó là một thông điệp nhắm vào tất cả những đối thủ tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, theo giáo sư Carl Thayer của trường Ðại học New South Wales:
“Các quốc gia chủ chốt trong ASEAN, không riêng gì Philippines và Việt Nam, sẽ hết sức quan ngại, bởi vì không phải chỉ là vấn đề một giàn khoan, mà là sức mạnh quân sự kèm theo, và mỗi quốc gia sẽ cảm thấy yếu thế trước Trung Quốc.”
Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc luôn luôn cố gắng giải quyết một cách êm thắm các vấn đề chủ quyền hàng hải và nêu thắc mắc về các quốc gia Á châu mưu tìm liên minh chống lại các nước láng giềng. Ông Tập nói:
“Các nước củng cố liên minh quân sự chống lại một nước thứ ba không có lợi ích cho an ninh khu vực.”
Bắc Kinh đang tìm cách phá hoại cái gọi là chính sách xoay trục của Hoa Kỳ dựa vào điều mà giáo sư Leverett nói là một giả thuyết cho rằng Washington sẽ không tranh chấp. Giáo sư Leverett cho biết:
“Khái niệm đối với Trung Quốc thực sự là dành cho Hoa Kỳ sự lựa chọn mà Hoa Kỳ không thể thắng được. Hoặc họ phải chiến đấu với Trung Quốc về những hòn đảo mà họ không quan tâm hoặc họ sẽ không hậu thuẫn cho các đồng minh của mình. Điều này gửi đi một tín hiệu mạnh cho các đồng minh đó là không thể dựa vào Hoa Kỳ, chính sách xoay trục không có thực chất, và láng giềng duy nhất mà họ phải đối phó ngày nay và mãi mãi là Trung Quốc.”
Washington nói sẽ ủng hộ hành động pháp lý của Hà Nội chống lại giàn khoan trong khuôn khổ gọi là “lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình và ổn định” ở Biển Ðông.
Việt Nam nói một giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp đe dọa đến quyền tự do hàng hải. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:
“Việc hạ đặt giàn khoan bất hợp pháp đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định an ninh hàng hải và tự do hàng hải ở Biển Ðông.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói chính Việt Nam đang làm tăng thêm căng thẳng qua việc nêu thắc mắc về chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Hồng nói: “Họ đang bóp méo các sự kiện, làm cho sai đúng lẫn lộn trên sân khấu thế giới, bôi nhọ Trung Quốc và đưa ra những lời cáo buộc vô lý.”
Vụ giằng co nằm trong khuôn khổ nỗ lực của Trung Quốc nhằm đẩy lui sự hiện diện nhiều hơn của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, theo nhận xét của giáo sư Hillary Mann Leverett của trường American University:
“Cuộc giằng co thực sự đưa Việt Nam ra tiền trường của một cuộc chiến, cơ bản là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, về việc ai sẽ có khả năng tạo ảnh hưởng ngày nay và dài hạn trong khu vực hết sức quan trọng của thế giới.”
Ðó là một thông điệp nhắm vào tất cả những đối thủ tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, theo giáo sư Carl Thayer của trường Ðại học New South Wales:
“Các quốc gia chủ chốt trong ASEAN, không riêng gì Philippines và Việt Nam, sẽ hết sức quan ngại, bởi vì không phải chỉ là vấn đề một giàn khoan, mà là sức mạnh quân sự kèm theo, và mỗi quốc gia sẽ cảm thấy yếu thế trước Trung Quốc.”
Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc luôn luôn cố gắng giải quyết một cách êm thắm các vấn đề chủ quyền hàng hải và nêu thắc mắc về các quốc gia Á châu mưu tìm liên minh chống lại các nước láng giềng. Ông Tập nói:
“Các nước củng cố liên minh quân sự chống lại một nước thứ ba không có lợi ích cho an ninh khu vực.”
Bắc Kinh đang tìm cách phá hoại cái gọi là chính sách xoay trục của Hoa Kỳ dựa vào điều mà giáo sư Leverett nói là một giả thuyết cho rằng Washington sẽ không tranh chấp. Giáo sư Leverett cho biết:
“Khái niệm đối với Trung Quốc thực sự là dành cho Hoa Kỳ sự lựa chọn mà Hoa Kỳ không thể thắng được. Hoặc họ phải chiến đấu với Trung Quốc về những hòn đảo mà họ không quan tâm hoặc họ sẽ không hậu thuẫn cho các đồng minh của mình. Điều này gửi đi một tín hiệu mạnh cho các đồng minh đó là không thể dựa vào Hoa Kỳ, chính sách xoay trục không có thực chất, và láng giềng duy nhất mà họ phải đối phó ngày nay và mãi mãi là Trung Quốc.”
Washington nói sẽ ủng hộ hành động pháp lý của Hà Nội chống lại giàn khoan trong khuôn khổ gọi là “lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình và ổn định” ở Biển Ðông.
No comments:
Post a Comment