ĐCSTQ trước nguy cơ tan vỡ
Thanh trừng, được gọi là chiến dịch chống tham nhũng, ban đầu được cho là bằng chứng về sức mạnh của nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, Tập Cận Bình. Nó chứng minh cho khả năng thực hiện những cải cách kinh tế khó khăn và cuộc chiến đánh vào giới tướng lãnh bất khả xâm phạm cho đến bây giờ, bị huỷ hoại bởi tham nhũng và suy thoái đạo đức.
Kéo dài, diễn ra hơn hai năm, cuộc đấu đá nội bộ giữa các phe phái trong đảng, tuy nhiên, bắt đầu tăng lên mối lo ngại rằng với chiến dịch đầy tham vọng này Tập đã vuợt quá sức mình. Hơn nữa, những ảnh huởng của những vấn đề thường nhật và các vụ bê bối đã làm cho chính quyền cuối cùng mất niềm tin của công chúng, mà nó là nền tảng của sự ổn định của chế độ phi dân chủ ở Trung Quốc.
Thanh trừng và giới doanh nghiệp di tản
Tập Cận Bình chắc chắn đã tạo ra rất nhiều kẻ thù trong giới quyền lực của Trung Quốc, khi ông cáo buộc và bắt giữ ngay cả những người được coi là bất khả xâm phạm, kể cả cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, một cựu thành viên Bộ Chính trị nổi tiếng Bạc Hy Lai hay hàng chục tướng lĩnh và đô đốc khác. Tuy nhiên, theo David Shambaugh, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Trung Quốc, đây không phải là biểu hiện duy nhất của quyền lực bị mất chỗ đứng.
Một vấn đề không kém nghiêm trọng là phần lớn các tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc đang cố gắng chạy ra khỏi đất nước của họ. Họ gửi con cái đi học nước ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài, cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để có được hộ chiếu của các nước khác, và cuối cùng, nếu có thể, họ di cư để tìm kiếm một nơi tốt hơn để sống. Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng giữa chính phủ và các doanh nghiệp, cũng như sự thiếu niềm tin vào tương lai của người dân Trung Quốc tại chính quê hương của mình.
Sự di tản của giới kinh doanh tạo ra một tổng thể trong tình hình kinh tế đang xấu đi ở Trung Quốc. Như cảnh báo trên "The Washington Post", nền kinh tế Trung Quốc có thể sớm chờ đợi một cuộc khủng hoảng có thể so sánh với Mỹ năm 1929, dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo tính toán, tổng số nợ của Trung Quốc, trong đó bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước và các hộ gia đình đã đạt 282 phần trăm GDP hiện nay, trong khi tăng trưởng kinh tế chậm đi làm vấn đề tăng lên.
Con đường xã hội chủ nghĩa mờ mịt
Một vấn đề khác là sự đàn áp đối lập của nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng tăng. Một sự gia tăng chưa từng có với quy mô lớn kiểm duyệt tất cả các phương tiện truyền thông, hạn chế tiếp cận văn hoá nước ngoài, bao gồm cả xem phim ảnh của Hollywood, tăng cường kiểm soát của các dân tộc thiểu số hoặc thậm chí hạn chế tự do học thuật - tất cả, nhà phân tích của Mỹ cho thấy sự suy yếu của chính phủ Trung Quốc và mối quan tâm ngày càng tăng của nhà cầm quyền về bất kỳ lời chỉ trích nào hay khả năng tạo ra lực lượng đối lập.
- Lãnh đạo đảng đang nghiêm túc sợ mất quyền lực - chuyên gia cho biết.
Một sự việc nữa là sự suy giảm lòng tin của thế hệ kế tiếp của các thành viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc về ý thức hệ của mình. Công thức đoàn kết xung quanh một nhà nước xã hội chủ nghĩa đang bị xói mòn và các khái niệm được đề xuất như chủ nghĩa xã hội mang tính đặc sắc Trung Quốc để cứu vãn tình thế chỉ là tạm thời. Các giải pháp có thể được mở ra trở lại với một nền văn hóa Trung Quốc phong phú và triết học, nhưng - bất chấp những thử thách e dè - cũng không thể hòa giải đuợc với các ý thức hệ cộng sản. Trong khi đó xã hội Trung Quốc giàu có lên ngày càng đòi hỏi nhiều hơn đối với một chính quyền không được bầu cử dân chủ.
"Sự kết thúc sẽ không yên tĩnh"
Như đã lập luận trên "The Wall Street Journal" của David Shambaugh, khó tin rằng sự sụp đổ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ yên tĩnh và thanh bình. Sẽ phải qua một cuộc đảo chính được thực hiện bởi quân đội hoặc một nhóm đối thủ trong Đảng Cộng Sản. Sự thay đổi nhanh chóng quyền lực, tình trạng bè phái trong giới tinh hoa và không khí xã hội xấu đi tạo nên một sự pha trộn không chỉ cuối cùng tác động lên Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà còn lay động sự ổn định và phát triển của Trung Quốc. Các hiệu ứng của sự kiện này sẽ chạm tới châu Âu, bởi vì không có một nghi ngờ nào, nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng.
Làm thế nào để dự đoán sự sụp đổ?
Phải chăng sự dự đoán không quá sớm? Rất khó để dự đoán sự sụp đổ của một chế độ độc đoán đã được chứng minh tốt nhất bằng sự bất ngờ hoàn toàn của tình báo Mỹ qua sự kết thúc của Liên Xô. Tương tự như vậy với các cuộc cách mạng màu ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và mùa xuân Ả Rập, mà hệ quả, trong số những hệ quả khác, cuộc nội chiến đang diễn ra tại Syria. Thất bại của tình báo và của các nhà phân tích trong việc dự đoán các sự kiện thế giới xảy ra khá nhiều, tất cả các dự đoán, do đó, phải được xem xét một cách thận trọng.
Ngoài ra, tham nhũng và sự thoái hoá của tầng lớp ưu tú là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng tăng ở các nước phi dân chủ. Thật khó cho Tập Cận Bình thực hiện cuộc chống tham nhũng như là hiện tượng của chiến tranh - Thậm chí nhân dịp này giúp ông ta loại bỏ đối thủ chính trị. Đồng thời, Chủ tịch Trung Quốc trước đó, Hồ Cẩm Đào, đã liên tục cáo buộc sự yếu đuối quá mức và thiếu can đảm đưa ra những quyết định khó khăn. Chủ tịch hiện nay đã chứng minh sức mạnh trong đảng và cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc thanh trừng thoát khỏi kiểm soát của ông.
Tin tưởng vào chính quyền
Đảng Cộng Sản, mặc dù không còn ý thức hệ, và đi theo một hướng không rõ, nhưng cũng không đi quá xa để mất đi sự ủng hộ. Một vài nghiên cứu xác nhận mức độ tin cậy cao đối với chính phủ hiện tại và chính người Trung Quốc vẫn còn nhớ tới sự hỗn loạn của thời chiến tranh, hay Cách mạng Văn hóa, và đánh giá cao sự ổn định. Đảng Cộng Sản hiện nay có tới hơn 85 triệu thành viên và số những người trẻ gia nhập đảng cũng đông đảo như trước đây. Đảng được đánh đồng với quyền lực và triển vọng nghề nghiệp cao hơn và như vậy, chúng ta có thể nói rằng, đang tiến triển rất tốt.
Thật là một thảm họa đẹp
Làm thế nào để hiểu thêm những dự đoán thảm khốc về sự chấm dứt chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc và khả năng mất ổn định tại nước này? Không nghi ngờ gì nữa, những vấn đề nghiêm trọng trong nội bộ mà Tập Cận Bình đang phải đối phó, còn nhận định của một chuyên gia có hạng như David Shambaugh không thể coi nhẹ. Cơn bão bình luận về tình trạng của chính quyền Cộng Sản cũng đã nổ ra trong vài ngày qua ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nghi ngờ có thể thấy từ sự việc là, các dự báo về sự sụp đổ sắp xảy ra của chế độ Cộng Sản Trung Quốc nổi trội đặc biệt trên các phương tiện truyền thông Mỹ. Mặc dù Hoa Kỳ có thể sẽ chịu ảnh hưởng nhất từ sự bất ổn nội bộ của Trung Quốc, vẫn có thể có ấn tượng rằng họ không chấp nhận được chuyện ít nhất trên danh nghĩa một chế độ Cộng Sản nắm quyền ở cường quốc thứ hai của thế giới. Người ta có thể đặt câu hỏi liệu người Mỹ không nghĩ như mong muốn và thông thường họ nghĩ lầm trong tính toán của mình.
Đã có trong đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ trong khối Đông Âu, người Mỹ cũng dự đoán kết thúc của nó sẽ ở Trung Quốc. Sau đó, họ dự đoán rằng sự sụp đổ quyền lực của Bắc Kinh, sẽ dẫn đến sự tan rã thành 6-7 nước cộng hòa độc lập, giống như trường hợp khi Liên Xô tan vỡ. Hôm nay người ta không biết các dự báo có giá trị bao nhiêu, nhưng Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản đã trở thành đối thủ mạnh mẽ nhất đối với quyền bá chủ thế giới của Mỹ.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức - RFA
---------------------------------------------------------------------------------
* Bài dịch từ tiếng Ba Lan, bài đăng trên trang web của đài truyền hình tin tức Ba Lan TVN24 ngày 14 tháng 3 năm 2015, tại link:http://www.tvn24.pl/wiadomosci-ze-swiata,2/czesc-ekspertow-wiesci-upadek-chinskiej-partii-komunistycznej,524100.html
No comments:
Post a Comment